Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 92 - 98)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

3.2.7. Các giải pháp khác

Phát triển công nghiệp hỗ trợ

Phát triển công nghiệp hỗ trợ để thúc đẩy tăng nhanh tỷ trọng giá trị gia tăng của sản phẩm cơng nghiệp và góp phần thúc đẩy các ngành cơng nghiệp chính yếu phát triển và ngược lại. Cần phải quy hoạch đầu tư các khu, cụm công nghiệp theo chuyên ngành để phát triển công nghiệp hỗ trợ dựa trên đặc điểm và nhu cầu; ưu tiên hàng đầu công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí, lắp ráp ô tô; tiếp đến là ngành dệt, may, da giày, sản xuất linh kiện, thiết bị điện, điện tử. Khuyến khích các ngành cơng nghiệp có giá trị gia tăng cao, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, áp dụng hình thức quản lý tiên tiến - sản xuất sạch hơn; xây dựng các thương hiệu nội địa mạnh, uy tín để tăng giá trị hàng hoá; gia tăng mức độ chế biến sâu đối với các sản phẩm.

85

giai đoạn tới để tăng giá trị sản phẩm công nghiệp cần phải chú trọng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ như công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp ô tô, công nghiệp cơ khí; sản xuất các chi tiết tiêu chuẩn, khn mẫu chính xác, vật liệu cắt gọt và gia công áp lực... Ban hành chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ theo tinh thần Quyết định số 12/2011/QĐ-TTG ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có những chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ thông qua việc Nhà nước hỗ trợ về tài chính, hạ tầng, khoa học công nghệ, cung cấp thông tin cho các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp

Cho dù các nhà đầu tư có những dấu ấn nhất định về tiềm năng phát triển công nghiệp của Đắk Lắk mà công tác xúc tiến nếu chỉ dựa vào cách làm hiện nay, chủ yếu thông qua các hội nghị, hội thảo… thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, để thu hút được những dự án đầu tư quy mơ lớn, có tiềm lực về cơng nghệ, thương hiệu mạnh... nhằm góp phần cải thiện cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của tỉnh và nâng cao chất lượng phát triển, công tác xúc tiến đầu tư cần được đầu tư và đổi mới cả về hình thức và nội dung.

(1). Xây dựng bộ hồ sơ đầy đủ đối với các dự án kêu gọi đầu tư

- Cần xây dựng bộ hồ sơ chi tiết về các dự án kêu gọi và xem đây là một trong những công cụ xúc tiến đầu tư hiệu quả trong thời gian tới.

- Khi xây dựng các danh mục kêu gọi đầu tư, nên tập trung vào các ngành công nghiệp trọng điểm, vốn là thế mạnh của tỉnh, không kêu gọi tràn lan, manh mún.

- Hồ sơ các dự án kêu gọi cơ bản gần đầy đủ các thông số như nghiên cứu tiền khả thi của một dự án, đảm bảo tối thiểu các thông tin để nhà đầu tư có thể ước lượng khả năng thành công của dự án.

86

dự án kêu gọi thực sự có khả năng triển khai mới đứa vào kêu gọi, đảm bảo dự án được tiến hành nhanh chóng sau cấp phép. Bên cạnh đó, nhà đầu tư sẽ có đầy đủ thơng tin về giá đất, tình hình hạ tầng, ngun liệu, đầu ra… của dự án để tính tốn chi phí, tính khả thi của dự án. Thực tế cho thấy, nhiều nhà đầu tư có tiềm năng nhưng thơng tin về dự án khơng rõ ràng gây rủi ro nên đã không dám mạnh dạn đầu tư. Hồ sơ các dự án kêu gọi khi được tích hợp đầy đủ về thơng tin sẽ tăng khả năng thu hút nhà đầu tư hơn.

(2). Xây dựng các kênh xúc tiến đầu tư hiệu quả

Thực tế công tác xúc tiến đầu tư vào ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua chưa mang lại hiệu quả cao, chủ yếu là thông qua các hội nghị, hội thảo mà chưa có những bước đi thật sự trọng điểm để tiếp xúc với nhà đầu tư. Do đó, dựa trên cơ sở hồ sơ các dự án kêu gọi đầu tư cùng với những hoạt động quảng bá hình ảnh cơng nghiệp đã xây dựng, ngoài các hội nghị xúc tiến đầu tư thường niên, tỉnh cần tập trung vào các kênh sau để quảng bá hình ảnh của tỉnh cũng như để tập trung xúc tiến đầu tư một cách có trọng điểm và mục tiêu rõ ràng.

- Tận dụng tốt các kênh ngoại giao để kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài. Để tạo lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh nên tận dụng các kênh ngoại giao, các chương trình viếng thăm cấp cao của lãnh đạo để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Sử dụng kênh internet để quảng bá các dự án kêu gọi đầu tư vào công nghiệp. Các thơng tin về KCN, cơ chế chính sách, thủ tục, ưu đãi đầu tư… cụ thể đối với từng dự án cần được công bố rộng rãi trên internet để giúp nhà đầu tư thuận tiện khi tìm kiếm thông tin đầu tư tại tỉnh.

- Chủ động liên hệ hợp tác với các KCN tại các tỉnh lân cận như Bình Dương, Bình Phước để mở ra cơ hội hợp tác trực tiếp với các DN đang đầu tư trong KCN lớn của họ.

87

- Đặc biệt, tỉnh cần chú trọng vào các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư tại tỉnh để làm đầu mối dẫn dắt, kết nối với các DN khác từ quốc gia họ.

(3). Xây dựng cơ chế hỗ trợ nhà đầu tư hiệu quả.

- Trung tâm Xúc tiến đầu tư cần thường xuyên theo dõi, tìm hiểu những khó khăn mà nhà đầu tư khơng thể tiến hành đầu tư để kịp thời giải quyết. Tránh trường hợp có rất nhiều nhà đầu tư đăng ký đầu tư tại hội nghị xúc tiến đầu tư nhưng không tiến hành triển khai thực hiện.

- Cử cán bộ chuyên trách theo dõi, hỗ trợ xuyên suốt dự án để nhà đầu tư được hỗ trợ tốt và nhanh nhất trong quá trình giải quyết các thủ tục cấp phép, triển khai dự án.

- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục hồ sơ và hỗ trợ tốt hơn cho nhà đầu tư.

88

KẾT LUẬN

Phát triển công nghiệp là yêu cầu bức thiết trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Những năm qua cho thấy, công nghiệp ngày càng khẳng định vai trị to lớn của mình trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế xã hội của tỉnh, là ngành có tốc độ phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra giá trị thu nhập lớn.

Tuy nhiên, trong q trình phát triển cơng nghiệp tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế làm kìm hãm sự phát triển; quy mô sản xuất công nghiệp của tỉnh còn nhỏ bé so với các địa phương khác trong cả nước, năng lực cạnh tranh chưa cao, lực lượng lao động tham gia vào khu vực cơng nghiệp cịn ít, trình độ lao động thấp, cơng nghệ sản xuất cịn đơn giản, sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao, mẫu mã chưa hấp dẫn người tiêu dùng nên khả năng chiếm lĩnh thị trường thấp.

Do đó trong thời gian để cơng nghiệp tỉnh Đắk Lắk phát triển theo kịp với nhịp độ của cả nước và khu vực đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các nhà quản lý, sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển công nghiệp đã đề ra.

Để công nghiệp tỉnh Đắk Lắk phát triển với tốc độ nhanh và bền vững thì trong thời gian tới tỉnh cần chú trọng khai thác các tiềm năng, lợi thế của mình nhất là lợi thế về vị trí địa lý, giao thơng để phục vụ cho nhu cầu phát triển. Tập trung huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho xây dựng cơ sở hạ tầng, có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề chun mơn cao, cải tiến và đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, phát triển công nghiệp hỗ trợ. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, phát triển đô thị và dịch vụ, tạo môi trường đầu tư thơng thống, thực hiện tốt cơng tác bảo vệ môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS. Bùi Quang Bình (2012), “Mơ hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhìn từ góc đơ cơ cấu kinh tế”, Kỷ yếu hội thảo Mơ hình tăng

trưởng kinh tế Việt Nam: Thực trạng và lựa chọn cho giai đoạn 2012-2020 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội tổ chức ngày 26/10/2012, NXB Đại Học

Kinh tế Quốc dân, Thành phố Hồ Chí Minh.

[2] PGS.TS Trần Thị Minh Châu cùng tập thể tác giả (2007): “Về khuyến khích đầu tư ở Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[3] Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2013), Niên giám thống kê năm 2008, 2009,

2010, 2011, 2012, 2013.

[4] PGS.TS Hoa Hữu Lân (2011), Con đường hiện đại hoá của Hàn Quốc,NXB trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

[5] Sở Công Thương Đắk Lắk (2013), Báo cáo tình hình phát triển cơng nghiệp tỉnh Đắk Lắk năm 2013.

[6] Sở Công Thương Đắk Lắk (2013), Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.

[7] TS Nguyễn Ngọc Sơn và TS Trần Thị Thanh Tú cùng nhóm tác giả (2007): “Nguồn tài chính trong nước và nước ngoài cho tăng trưởng ở Việt Nam”, Diễn dàn phát triển Việt Nam.

[8] GS.TS Kenichi Ohno và GS.TS Nguyễn Văn Thường (2005), Hồn thiện

chiến lược phát triển cơng nghiệp Việt Nam, NXB lý luận chính trị.

[9] Nguyễn Chí Thành (2010), Chính sách phát triển công nghiệp địa phương ở nước ta trong thời gian tới, Nghiên cứu kinh tế (390), trang 50 - 54.

[10] Quốc Trung và Linh Chi (2002), “Phát triển công nghiệp Việt Nam: thực trạng và thách thức”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 294.

[11] Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2009), Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020.

[12] PGS. TS Mai Thị Thanh Xuân (2011), Một số mơ hình cơng nghiệp hóa

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)