Chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 55 - 60)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp

a. Cơ cấu theo ngành sản xuất

Cùng với xu hướng chung của cả nước và cũng như tỷ trọng sản xuất công nghiệp. Cơ cấu số lượng cơ sở sản xuất nội bộ ngành công nghiệp tỉnh Đăk Lắk cũng chuyển dịch theo hướng ngày càng tăng tỷ lệ các cơ sở công nghiệp chế biến, tăng dần các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, gắn sự phát triển công nghiệp với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và cơng nghiệp sản xuất điện, khí đốt và nước có xu hướng tăng lên qua các năm. Đắk Lắk là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp

48

chế biến từ nhiều cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế; do đó, cơng nghiệp chế biến ln đóng góp một tỷ lệ rất lớn trong tổng giá trị sản xuất. Trong khi hai ngành cịn lại là cơng nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất và phân phối điện chiếm tỷ trọng không cao.

Bảng 2.13 Cơ cấu sản xuất phân theo ngành cơng nghiệp (Tính theo giá cố định 2010) Đơn vị: % Thành phần Công nghiệp 2010 2011 2012 2013 2014 - CN Khai thác 3,3 2,8 3,1 3,1 3,1 - CN Chế biến 76,7 77,2 77,8 78,6% 78,8

- Sản xuất, phân phối

điện, khí đốt và nước 20,0 20,0 19,1 18,3 18,1

Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

(Nguồn: Niêm giám thống kê và sở công thương tỉnh Đắk Lắk)

Ngành công nghiệp khai thác: giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai thác không tạo được đột phá, nếu năm 2008 giá trị sản xuất là 301 tỷ đồng thì đến năm 2014 chỉ đạt 342 tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng không cao, cụ thể năm 2010 chiếm 3,3% đến năm 2014 chỉ còn 3,1%. Năm 2010-2011, do ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu ngành công nghiệp khai thác đã giảm tỷ lệ từ 3,3% xuống còn 2,8%. Tuy nhiên đến năm 2012 ngành đã có dấu hiệu phục hồi và có bước phát triển với giá trị sản xuất là 318 tỷ đồng, chiếm 3,% tồn ngành cơng nghiệp. Tuy vậy, ngành công nghiệp khai thác vẫn là ngành có giá trị sản xuất thấp, chiếm tỷ lệ thấp so với các ngành khác. Tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn chỉ 1,55%. Nguyên nhân là do chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế trong việc khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên, khống sản. Ngành cơng nghiệp khai thác chưa có bước phát triển đúng đắn, chưa định hướng được những ngành mũi nhọn cần tập trung đầu tư phát triển.

49

Ngành công nghiệp chế biến: Đây là ngành cơng nghiệp đóng góp chủ yếu trong giá trị sản xuất của nền kinh tế, chiếm trên 80% và có xu hướng ngày càng tăng với tốc độ tăng bình quân gần 14%. Cụ thể năm 2008 có giá trị sản xuất là 4.350 tỷ đồng đến năm 2014 đạt mức 8646 tỷ đồng, tăng lên gấp 2 lần, chiếm 78,81% trong tổng giá giá trị sản xuất. Điều này thể hiện vai trò chủ đạo của ngành trong việc tạo thu nhập cũng như vấn đề giải quyết việc làm và đóng góp thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh trong giai đoạn vừa qua. Sở dĩ là do ngành công nghiệp chế biến bước đầu khai thác được các lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất trong tỉnh để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm phục vụ thị trường trong tỉnh và xuất khẩu.

Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện : Ngành này có giá trị sản xuất tương đối ổn định qua các năm. Năm 2008 giá trị sản xuất là 622 tỷ đồng nhưng tới năm 2009 có sự tăng tốc rất nhanh gấp 2 lần so với năm 2008 và phát triển ổn định trong các năm tiếp theo, cụ thể cuối năm 2014 đã đạt 1.982 tỷ đồng. Tuy nhiên, xét về mặt tỷ trọng của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, gas, nước có xu hướng tăng dần nhưng giá trị không lớn.

Trong phát triển công nghiệp, đã chú trọng gắn xây dựng nhà máy với phát triển vùng nguyên liệu; các doanh nghiệp từng bước được củng cố, sắp xếp. Tập trung đầu tư chiều sâu năng lực chế biến một số mặt hàng chủ lực, có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định như cà phê, hạt điều, mủ cao su chế biến... Một số sản phẩm chế biến được xuất khẩu ra nước ngoài với khối lượng lớn. Công nghiệp năng lượng đang được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, phát triển trở thành ngành công nghiệp chủ lực trong thời gian tới. Đến năm 2014 có 40 cơ sở sản xuất về cơng nghiệp điện khí đốt. Ngành cơng nghiệp khai khống và cơng nghiệp phân phối điện nước, khí đốt phát triển nhưng khơng có nhiều đột phá và chiếm tỷ trọng không cao.

50

các ngành cơng nghiệp. Đây có thể được coi là một hạn chế lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vì khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu càng được mở rộng đối với ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước để phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

b. Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Bảng 2.14: GTSX công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

Thành phần kinh tế 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng BQ (%) Tổng cộng (theo giá so sánh 2010) 9.011 9.875 10.252 10.567 10970 14,92 - Nhà nước 2.634 2.611 2.566 2.537 2.502 24,68 - Ngoài Nhà nước 6.281 7.100 7.372 7.705 8.112 11,88

- Đầu tư nước ngoài 96 164 314 325 356 56,16

(Nguồn: Sở công thương tỉnh Đắk Lắk)

Khu vực kinh tế Nhà nước và kinh tế ngoài Nhà nước là hai khu vực kinh tế quan trọng nhất, có giá trị sản xuất cao nhất trong ngành công nghiệp tỉnh Đắk Lắk trong suốt nhiều năm qua. Nếu năm 2008 giá trị sản xuất công nghiệp khu vực Nhà nước đạt 842 tỷ đồng, khu vực ngoài Nhà nước đạt 4.396 tỷ đồng thì đến năm 2014 giá trị sản xuất cơng nghiệp khu vực Nhà nước tăng thêm 1.660 tỷ đồng, đạt 2.502 tỷ đồng, khu vực ngoài Nhà nước đạt 8.112 tỷ đồng. Đạt được điều này là do trong những năm vừa qua tỉnh Đắk Lắk có những cơ chế, chính sách hợp lý tạo mơi trường đầu tư thơng thống, thuận lợi thúc đẩy khu vực này phát triển.

Mặc dù, khu vực đầu tư nước ngồi có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm cao nhất, với 56,16%/năm nhưng lại phát triểm chậm so với hai khu vực trên. Vì vậy, để khu vực này ngày càng phát triển hơn nữa thì tỉnh Đắk Lắk cần phải có những cơ chế, chính sách riêng nhằm phát huy những tiềm

51

năng và thế mạnh của mình.

Với sự phát triển này, cơ cấu công nghiệp theo thành phàn kinh tế đang biến đổi theo chiều hướng giảm tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển trong môi trường vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với nhau và cùng góp phần tích cực giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội của đất nước

c. Cơ cấu theo lãnh thổ

Bảng 2.15. Cơ cấu công nghiệp theo vùng

Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013 2014

TP. Buôn Ma Thuột 4587 4880 5039 5043 5213 5224

Huyện : Ea H'leo 160 156 178 184 188 190

Huyện : Ea Súp 122 143 153 154 162 169

Huyện : Krông Năng 225 211 260 266 290 292

Huyện :Krông Búk 342 319 310 326 331 334

Huyện : Buôn Đôn 213 246 248 257 265 270

Huyện : Cư M'Gar 639 589 530 542 546 548

Huyện : Ea Kar 325 357 360 373 376 380

Huyện : M'Đrắk 186 190 220 222 235 236

Huyện : Krông Pắc 167 159 178 181 196 198

Huyện : Krông Bông 122 110 158 165 180 183

Huyện : Krông ANa 289 270 285 291 308 312

Huyện : Lăk 220 248 235 244 253 258

Huyện : Cư Kuin 318 396 405 416 430 436

Thị xã : Buôn Hồ 421 433 478 474 492 494

(Nguồn: Sở Kế Hoạch Đầu Tư, Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk)

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thì thành phố Bn Mê Thuột là nơi có nhiều cơ sở công nghiệp cá thể nhất, nơi này có cơ sở hạ tầng tốt nhất của

52

tỉnh, thuận lợi về giao thương, buôn bán. Số cơ sở công nghiệp năm 2009 là 4587 cơ sở, năm 2014 là 5224 cơ sở. Cùng với đó thì có các huyện như Cư Mgar, Bn Hồ, Krong Buk cũng có nhiều các doanh nghiệp nổi trội hơn so với các huyện khác, một phần là do các huyện này nằm trên trục đường quốc lộ, gần thành phố, bên cạnh đó do đặc điểm của vùng có nhiều dân cư, kinh tế phát triển, có thế mạnh về các cây công nghiệp lâu năm. Huyện Lăk nổi tiếng với ngành công nghiệp khai thác cát, làm gạc, số lượng các hộ dân cư chiếm tỉ lệ cao, nên từ năm 2009 đến năm 2014 tăng thêm được 38 cơ sở. Huyện Ehleo chủ yếu sản xuất các sản phẩm như tinh bột sắn, mủ cao su, gỗ…từ 160 cơ sở lên 190 cơ sở. Có một số huyện như Easup, Krongbong, Krong Pak, M Drak do điều kiện khó khăn, lưu thơng khơng thuận lợi nên sản xuất công nghiệp kém phát triển, chủ yếu người dân vẫn làm nông, lâm nghiệp.

Một số đơn vị sản xuất công nghiệp tiêu biểu ở một số địa bàn

Tp Buôn Mê Thuột: Công ty cà phê Trung Nguyên, CT CP Khoáng Sản Dak Lak, Công Ty CP Lâm Sản Dak Lak…

Huyện Eakar: Nhà máy tinh bột sắn Daklak, Cơng ty CP mía đường 333, Cơng ty TNHH Sơn Hà…

Huyện E’hleo: DNTN chế biến gỗ Trường Thành…

Huyện Buôn Đôn: Thủy Điện Serepok 3, CT CP Chính Nghĩa… Huyện Lak: Cơng Ty TNHH Phú Bình…

Huyện Krong Puk: Cơng Ty CP sản xuất phân bón Cao Nguyên…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)