CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1.2.5. Đổi mới công nghệ sản xuất
Cơng nghệ và quy trình sản xuất là cách thức để doanh nghiệp kết hợp các yếu tố đầu vào trong sản xuất sản phẩm. Công nghệ sản xuất quyết định chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm nên quyết định sự phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như ngành sản xuất.
Đổi mới công nghệ là thay đổi cách thức kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất để với một khối lượng đầu vào cho trước sản lượng tạo ra nhiều hơn. Do thay đổi và tiến bộ cơng nghệ mà người ta có thể thay thế các yếu tố đầu vào. Có ba xu hướng đổi mới cơng nghệ: trung hồ, tiết kiệm lao động và tiết kiệm vốn. Đổi mới cơng nghệ trung hồ là việc đổi mới cách thức kết hợp yếu tố đầu vào sao cho với một khối lượng đầu vào cho trước sản lượng tạo ra nhiều hơn nhưng khối lượng đầu vào có tỷ lệ khơng đổi. Ví dụ như thực hiện chun mơn hố sản xuất làm tăng sản lượng được sản xuất ra với khối lượng lao động và tư bản cho trước do vậy mở rộng đường giới hạn khả năng sản xuất. Ngồi ra, đổi mới cơng nghệ có thể dẫn tới tiết kiệm lao động hay tư bản: tức là sử dụng ít lao động hay tư bản. Như thay đổi dây chuyền sản xuất tăng tư bản giảm lao động, hay tổ chức sản xuất tốt nhờ vậy giảm lượng lao động. Ngoài ra, đổi mới cơng nghệ có thể dẫn tới tăng năng lực của lao động hay tư bản: tức là sử dụng lao động hay tư bản. Tăng năng suất của vốn và lao động.
Các phương thức đổi mới công nghệ và quy trình sản xuất:
+ Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ (R&D):
22
triển. Quá trình này thực chất gồm hai giai đoạn (1) nghiên cứu và (2) phát triển. Nghiên cứu chỉ mới đưa ra được ý tưởng sản phẩm hay phát minh sáng chế về sản phẩm. Phát triển là quá trình biến ý tưởng hay phát minh sáng chế thành sản phẩm hàng hóa. Nhưng những hàng hóa này phải được thị trường chấp nhận. Q trình kết hợp này làm cho các kết quả nghiên cứu được ứng dụng tạo ra sản phẩm nhanh hơn và có thể thương mại hoá được. Nghĩa là cách thức sản xuất mới đã có hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, nghiên cứu và phát triển địi hỏi chi phí lớn và rủi ro cao vì xác suất thành cơng khơng cao lắm mà nếu thành cơng thì khả năng bị sao chép và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khá cao khiến khả năng thu hồi vốn khó khăn.
+ Đầu tư trong đổi mới công nghệ sản xuất:
Đây là nguồn tài chính để thúc đẩy sự đổi mới công nghệ sản xuất. Đổi mới cơng nghệ có thể bằng tự nghiên cứu công nghệ mới hay tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Hai cách này đòi hỏi đều phải có nguồn tài trợ để thực hiện. Công nghệ thường đi kèm với trang thiết bị và máy móc, do đó khoản vốn tài trợ này được coi là đầu tư.
+ Chuyển giao công nghệ:
Tận dụng lợi thế của nước đi sau để có thể đi tắt đón đầu tiếp cận với những cơng nghệ mới. Để thực hiện có thể thơng qua sự đầu tư vào sản xuất của các công ty đa quốc gia hay mua bán chuyển nhượng bằng phát minh sáng chế từ các nước phát triển. Tuy nhiên, có rất nhiều ràng buộc và rào cản để thực hiện.
Đổi mới công nghệ và thay đổi quy trình sản xuất như thế nào tùy thuộc vào điều kiện của doanh nghiệp và địa phương chứ không thay thế máy móc và một cách thức riêng biệt.
Kết quả của việc đổi mới cơng nghệ và quy trình sản xuất thể hiện rõ nhất thông qua nâng cao chất lượng sản phẩm.
23
như xuất khẩu. Trong hiện tại và tương lai xuất khẩu sản phẩm có nhu cầu rất lớn trên thị trường trong và ngoài nước, điều này mở ra hướng phát triển tích cực cho các ngành công nghiệp xuất khẩu. Trước hết, chất lượng sản phẩm tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao, “chất lượng là tiết kiệm”. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy bởi nếu mọi sản phẩm được sản xuất ra đều đảm bảo chất lượng, khơng có phế phẩm hoặc tỷ lệ phế phẩm nhỏ thì những lao động quá khứ nằm trong nguyên liệu, trong máy móc thiết bị, trong nhà xưởng và những lao động hiện tại để làm ra sản phẩm không bị bỏ đi (do lượng phế phẩm) mà còn được gia tăng giá trị (nhờ đảm bảo chất lượng). Sản xuất khơng khuyết tật thì doanh nghiệp khơng phải bỏ thêm lao động, thời gian, nguyên liệu, hao mòn máy móc để khắc phục những hư hỏng, từ đó mà tiết kiệm chi phí sản xuất. Mặt khác, chất lượng sản phẩm tốt làm cho chi phí sử dụng và chi phí mơi trường giảm. Như vậy, rõ ràng là chất lượng mang lại tiết kiệm cho cả quốc gia và doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm. Chất lượng cao đồng nghĩa với nhu cầu của người tiêu dùng được thỏa mãn cao, tạo được niềm tin và nhờ vậy mà doanh thu của doanh nghiệp mới tăng, có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất và ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường.
Do đó, vấn đề đặt ra là phải quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế cũng như của Việt Nam như: ISO 9001, TQM,... nhằm mang lại năng suất và hiệu suất cao, giảm được nhiều chi phí, tạo cơ sở cho sự phát triển ổn định.
+ Tiêu chí phản ánh đổi mới cơng nghệ và quy trình sản xuất:
- Tỷ lệ trang thiết bị hiện đại trong doanh nghiệp;
- Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; - Sự thay đổi tỷ lệ giá trị trang thiết bị máy móc mới/lao động.