7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Huyện Cƣ Kuin nằm về phía Nam trung tâm tỉnh Đắk Lắk, trung tâm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km theo Quốc lộ 27; có tổng diện tích tự nhiên 28.830 ha, với 8 đơn vị hành chính, trung tâm huyện đƣợc quy hoạch ở cạnh Quốc lộ 27 trên địa bàn xã Dray Bhăng.
- Phía Đông giáp huyện Krông Pắc, huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk. - Phía Tây giáp TP. Buôn Ma Thuột, huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk. - Phía Nam giáp huyện Krông Ana, huyện Krông Bông tỉnh Đắk Lắk. - Phía Bắc giáp TP. Buôn Ma Thuột, huyện Krông Pắc tỉnh Đắk Lắk.
Với vị trí gần thành phố Buôn Ma Thuột, nằm trên cữa ngõ phía Nam của thành phố Buôn Ma Thuột đi tỉnh Lâm Đồng, cách sân bay Buôn Ma Thuột khoảng 10 km, huyện Cƣ Kuin có điều kiện thuận lợi trong giao lƣu kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, đồng thời cung ứng nguồn lao động dồi dào và hàng hoá nông sản có giá trị kinh tế cao cho thị trƣờng.
b. Địa hình, thổ nhưỡng
* Địa hình: Huyện nằm trong địa hình chuyển tiếp giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và vùng trũng Lăk, nên có địa hình thấp dần từ Đông bắc xuống Tây nam; bị chi phối bởi hệ thống sông Krông Ana ở phía Nam; địa hình lƣợn sóng chia cắt nhẹ; độ cao trung bình 400 - 500m so với mặt nƣớc biển; độ dốc trung bình từ 0 - 80. Đây là vùng địa hình cho ƣu thế phát triển cây công nghiệp dài ngày nhƣ cà phê, cao su, tiêu có năng suất cao.
* Thổ nhưỡng: Huyện Cƣ Kuin có diện tích 28.830 ha. Theo kết quả điều tra đất của Viện QH & TKNN huyện Cƣ Kuin có 6 nhóm đất đai với diện tích từ lớn đến nhỏ nhƣ sau:
- Nhóm đất đỏ - Ferralsols(Fđ): Diện tích 18.600,6 ha, chiếm 64,52 % diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các xã Ea Ktur, Ea Tiêu, Ea Bhôk. (Tên gọi cũ là đất đỏ Bazan). Đất có phì nhiêu cao, giàu chất hữu cơ, thành phần cơ giới nặng, đất có phản ứng chua pHkcl<5,5, thuận lợi phát triển cây cà phê, cao su, tiêu, sầu riêng….,
- Nhóm đất xám – Acrisols (X): Diện tích 5.979,8 ha, chiếm 20,74% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Cƣ Êwi. Đất có thành phần cơ giới nhẹ và có trên 8% sét đất có độ chặt khi khô và bở rời khi ẩm, đất có phản ứng chua, pHkcl 4-5,5, thuận lợi trồng cây lúa nƣớc nơi đất bằng, nơi đất dốc thoát nƣớc tốt, độ phì cao, ít chua có thể trồng cây lâu năm.
- Nhóm Gley – Gleysols - Gl: Diện tích 1.056,7 ha, chiếm 3,67% diện tích tự nhiên, phân bố ở các thung lũng, hợp thuỷ, vùng ngập nƣớc theo mùa hoặc các khu vực đồng bằng thấp xa sông Krông Ana thuộc các xã Hoà Hiệp, Ea Hu (trƣớc đây gọi là đất dốc tụ và đất phù sa Gley). Đất bị ngập úng nhiều tháng trong năm, mực nƣớc ngầm nông, đất chua (pHkcl<5,5), có độ phì khá, thích hợp cho trồng lúa nƣớc và các cây ngắn ngày.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá- Leptosols (E): Diện tích 859,9 ha, chiếm 2,98% diện tích tự nhiên, phân bố núi dốc dọc theo dãy núi phía Đông nam của huyện, hình thành đá mẹ có độ phong hoá chậm, thảm thực vật che phủ kém, quá trình bào mòn rửa trôi bề mặt nhanh hơn quá trình hình thành đất, tầng đất mỏng nên đƣa vào trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ.
- Nhóm đất Phù sa – Fluvisols: Diện tích 1.599ha, chiếm 5,55% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các sông, suối, phạm vi hình thành hẹp, là nhóm đất phù sa, sản phẩm dốc tụ, gồm có phù sa đọng nƣớc và phù sa ít
chua. Đất có cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, có tầng dầy lớn nên thích hợp với các loại cây nông nghiệp ngắn ngày nhƣ lúa, ngô, đậu đỗ…
- Nhóm đất nẻ (Vertisols - 174,8 ha, chiếm 0,61% DTTN). Phân bố rải rác trên địa bàn huyện.
Bảng 2.1. Tổng hợp phân loại đất huyện Cư Kuin
STT Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 28.830 100,00 I Nhóm đất đỏ Fd 18.600,6 64,52
1 Đất giàu mùn, nâu đỏ Fđ.hu.r 14.960 80,43
2 Đất đỏ chua đọng nƣớc Fđ.c.st 1.982 10,66
3 Đất đỏ tầng mỏng Fđ.tm 1.189 6,39
4 Đất nâu vàng, chua Fđ.c.xa 48,21 0,26
5 Đất đỏ chua, nghèo kiềm Fđ.c.vt 421,4 2,27
II Nhóm đất xám X 5.979,8 20,74 1 Đất xám sỏi sạn sâu X.sk2.h 1.993 33,33 2 Đất xám tầng loang lổ đỏ vàng X.fr 537,3 8,99 3 Đất xám tầng mỏng X.tm 104,5 1,75 4 Đất xám tầng rất mỏng X.vtm 1062 17,76 5 Đất xám đọng nƣớc X.st.h 619 10,35 6 Đất xám X.h 446 7,46
7 Đất xám giây giàu mùn X.g.hu 1218 20,37
III Nhóm glây GL 1.056,7 3,67
IV Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá E 859,9 2,98
V Nhóm đất phù sa P 1.599 5,55
VI Nhóm đất nứt nẻ VR 174,8 0,61
VII Đất mặt nƣớc 559,5 1,94
* Về tầng dầy và độ dốc:
- Trong tổng số diện tích tự nhiên có 559,5ha mặt nƣớc và sông suối, chiếm 1,94% DTTN.
+ Diện tích đất có độ dốc dƣới < 150 là 23.910 ha, chiếm 82,93% DTTN.
+ Diện tích đất có độ dốc >150 là 4.360 ha, chiếm 15,12% DTTN. - Tầng dầy:
+ Diện tích đất có tầng dầy > 50cm là 25.439 ha, chiếm 88,24% DTTN. + Diện tích đất có tầng dầy <50cm là 3.390 ha, chiếm 11,76% DTTN.
Bảng 2.2. Diện tích đất theo các mốc giới hạn độ dốc và tầng dầy
Đvt: Ha Tầng dầy Độ dốc I II III IV V VI (<30) (3-80) (8-150) (15-200) (20-300) (>300) >100cm 13.683,67 5.050,40 2.105,80 223,84 70-100 cm 1.607,67 50-70 cm 2.209,10 30-50cm 466 48,21 <30cm 768,4 179,91 444 603,60 879,9 Tổng cộng 14.918,07 6.837,98 2.154,01 444 3.036,54 879,9
Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Cư Kuin đến năm 2020
c. Khí hậu
Khí hậu chịu ảnh hƣởng chung của chế độ khí hậu gió mùa Tây nam, mang tính chất khí hậu Cao nguyên nhiệt đới ẩm, ít biến động trong năm, phân bố nhiệt theo không gian khá đồng đều.
* Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ cao nhất (xảy ra vào tháng 3,4): 31,80C - Nhiệt độ thấp nhất (xảy ra vào tháng 12,1): 7,90C - Bình quân giờ nắng chiếu sáng/năm: 1.700 - 2.400 giờ
* Chế độ ẩm:
- Lƣợng mƣa bình quân hàng năm: 1.740 - 1.780 mm - Số ngày mƣa BQ trong năm 153 ngày - Độ ẩm tƣơng đối hàng năm: 81 - 83% - Độ bốc hơi mùa khô: 14,9 -16,2 mm/ngày
* Chế độ gió:
- Hƣớng gió thịnh hành mùa mƣa là Tây nam, hƣớng gió thịnh hành mùa khô là Đông bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 -5,4 m/s.
d. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên đối với phát triển cây cà phê
* Thuận lợi.
- Huyện có vị trí địa lý và kinh tế thuận lợi vì vậy, ƣu thế này sẽ đƣợc khai thác để phát triển kinh tế xã hội trong các giai đoạn.
- Địa hình khá bằng phẳng, đất chủ yếu là bazan, có độ màu mỡ cao cho ƣu thế phát triển cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, tiêu...). Trên địa bàn có nhiều tài nguyên khoáng sản nhƣ đá xây dựng, sét, cát, than bùn có thể khai thác cho nhu cầu phát triển kinh tế của địa bàn và của tỉnh. Mùa khô ít khắc nghiệt so với các vùng khác trong tỉnh.
- Mật độ sông suối cao là lợi thế cho việc xây dựng các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Huyện có một số hồ tự nhiên và hồ đập thủy lợi kết hợp với cảnh quan tự nhiên núi rừng đã tạo nên nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp, cho ƣu thế nuôi trồng thủy sản và có thể khai thác phát triển dịch vụ du lịch sinh thái.
* Khó khăn.
- Đối với các vùng đất dốc, địa hình bị phân cắt mạnh, phần lớn rừng bị phá để trồng cây công nghiệp, đất bỏ hoang tình trạng thoái hoá, xói mòn rửa trôi đang diễn ra nghiêm trọng, cần đặc biệt chú trọng các biện pháp canh tác thích hợp cho đất đồi, chú ý bảo vệ thảm thực vật rừng, đẩy mạnh mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp. Trên các dòng sông chảy qua địa bàn huyện, việc khai thác hàng trăm ngàn mét khối cát làm cho dòng chảy bị thay đổi gây lún, sụt, lở hai bên bờ sông và những tác hại khác.
- Tài nguyên đất đã khai thác trong nhiều năm nên khả năng mở rộng diện tích đất canh tác rất khó khăn, do đó đối với việc phát triển kinh tế đầu tƣ theo chiều sâu bằng các biện pháp thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là yếu tố quyết định cho sự phát triển của địa bàn. Tài nguyên rừng bị cạn kiệt, là huyện có độ che phủ của rừng rất thấp.