7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.4. Tình hình thâm canh sản xuất cà phê
a. Các giống cà phê.
Theo số liệu thống kê phòng NN&PTNT huyện Cƣ Kuin thì có hơn 50% là giống thực sinh; trong đó chiếm tỷ lệ 80% là giống do nông dân tự sản xuất. Hiện nay các vƣờn cà phê trồng mới, tái canh và các nhóm hộ sản xuất có xu hƣớng sử dụng các giống cà phê ghép có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt nhƣ TR4, TR7, TR5, TR13...Việc các hộ sử dụng cây giống thực sinh tự ƣơm, không qua chọn lọc (56%), trong đó đa số tự lựa giống. Đây chính là nguyên nhân làm cho năng suất cà phê không cao, kích thƣớc hạt nhỏ, không đồng đều, chín không tập trung và thƣờng bị nhiễm bệnh gỉ sắt. Một thực trạng đáng quan tâm nữa là phần lớn diện tích cà phê đƣợc ngƣời nông dân trồng bằng hạt nhƣng không đƣợc chọn lựa kỹ càng hoặc trồng vào những năm 80, 90 của thế kỷ trƣớc nên vƣờn cây phát triển kém, tỷ lệ cây không có quả và nhiễm bệnh cao, kích cỡ hạt nhỏ, không đồng đều.
Bảng 2.21. Giống và nguồn gốc giống cà phê năm 2013
STT Chỉ tiêu Tỷ lệ (%) 1 Giống cà phê 100 1.1 Chọn lọc 44 1.2 Không chọn lọc 56 2 Nguồn giống 100 2.1 Tự ƣơm 31
2.2 Mua tại các trung tâm giống 34
2.3 Mua từ nông dân khác 35
Nguồn: Số liệu điều tra của PhòngNN&PTNT huyện Cư Kuin năm 2013
b. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật:
* Quy trình chăm bón: Tình hình sử dụng phân bón cho thấy chỉ có khoảng 50% số hộ trồng cà phê đã sử dụng phân có nguồn gốc hữu cơ để bón
cho cà phê. Loại phân hữu cơ đƣợc sử dụng phổ biến là phân chuồng, với lƣợng bón từ 15 - 30m3
/ha, chu kỳ 3 - 4 năm bón một lần. Đây là tập quán canh tác tốt đối với cây trồng nói chung và cây cà phê nói riêng. Tuy vậy do chăn nuôi ít phát triển và diện tích cà phê quá rộng nên áp lực thiếu phân chuồng để bón cho vƣờn cà phê là rất lớn. Phân hóa học là một phần đầu tƣ bắt buộc trong sản xuất cà phê. Hiện có hơn 90% diện tích cà phê đƣợc các nông hộ bón phân NPK hỗn hợp hoặc bón kết hợp phân hỗn hợp với phân đơn, chỉ có chƣa tới 10% hộ sử dụng phân đơn để bón cho cà phê. Lƣợng phân trung bình bón cho cà phê kinh doanh ở huyện Cƣ Kuin là 662 kg N, 220 kg P2O5 và 552 kg K20/ha/năm. Có khoảng 50% nông hộ bón phân cho cà phê với tỷ lệ cân đối NPK chấp nhận đƣợc nhƣng lại có đến 50% hộ chƣa có những hiểu biết về nhu cầu phân bón cụ thể của cây cà phê, về bón cân đối NPK.
Phân bón lá đƣợc sử dụng phổ biến hơn ở cho các vƣờn cà phê tại huyện Cƣ Kuin. Phân bón lá thƣờng đƣợc phun 1-2 lần trong năm và chủ yếu dùng các loại phân có hàm lƣợng các chất vi lƣợng cao về kẽm và bore. Điều này thể hiện trình độ thâm canh cao của các hộ trồng cà phê ở đây.
Bảng 2.22. Mức bón phân cho 1ha cà phê của hộ năm 2013
Stt Chỉ tiêu Mức bón (kg/ha)
1 Đạm (N) 662,42
2 Lân (P) 220,81
3 Kali (K) 552,01
4 NPK 772,82
5 Phân hữu cơ 2.277,47
Nguồn: Số liệu điều tra của PhòngNN&PTNT huyện Cư Kuin năm 2013 * Sử dụng nước tưới và các biện pháp tiết kiệm nước
Cà phê nông hộ đƣợc áp dụng phƣơng pháp tƣới gốc là chính, chỉ một diện tích rất nhỏ dƣới 5% đƣợc tƣới phun mƣa. Thời điểm tƣới lần đầu
đối với cà phê kinh doanh đƣợc xác định khi mầm hoa phát triển đầy đủ ở các đốt ngoài cùng của cành, thông thƣờng xảy ra sau khi kết thúc mùa mƣa 1,5- 2,0 tháng. Trong thời vụ tƣới các hộ luôn theo dõi lƣợng mƣa để điều chỉnh lƣợng nƣớc tƣới hay chu kỳ tƣới.
Nhìn chung sau vụ thu hoạch, thời tiết khô hạn là lúc các hộ bắt đầu cắt cành cà phê, chờ khi cây cà phê đã phân hóa mầm hoa cực độ, là thời điểm thích hợp nhất để tƣới bung hoa cho vụ sau, luợng nƣớc tƣới mà các hộ tƣới cho cà phê 1 -2 lần đầu thƣờng rất nhiều chừng 500 – 600 lít, chu kỳ tƣới phụ thuộc vào từng loại đất và điều kiện khô hạn, dao động từ 15 – 25 ngày, các hộ tiến hành tƣới nhiều đợt để cung cấp nƣớc nuôi cành và trái trên cây. Nguồn nƣớc tƣới ngƣời trồng cà phê sử dụng từ ao, hồ sông suối chiếm 34%, giếng khoan đào chiếm 33% và mƣơng thủy lợi 33%.
Bảng 2.23. Tình hình sử dụng nước tưới và các biện pháp tiết kiệm nước
STT Chỉ tiêu Cơ cấu (%)
1 Nguồn nước tưới 100
1.1 34
1.2 33
1.3 33
2 Cây che bóng 100
2.1 Cây Muồng lớn, Keo 36
2.2 Cây Muồng nhỏ 33
2.3 Trồng xen cây ăn quả 31
Nguồn: Số liệu điều tra của PhòngNN&PTNT huyện Cư Kuin năm 2013 * Thu hoạch và sau thu hoạch
Thời vụ thu hái cà phê ở huyện Cƣ Kuin thƣờng kéo dài trong 3 tháng, bắt đầu từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 1 năm sau. Số lần thu hoạch biến
động từ 1 - 3 đợt, đợt một hái bói với lƣợng quả không đáng kể, chủ yếu tập trung thu hoạch đợt 2 và 3 vào tháng 11-12. Nhìn chung tỷ lệ quả chín khi thu hoạch rất thấp, chỉ có 15% nông hộ đƣợc điều tra thu hoạch với tỷ lệ quả chín >70%, 63% nông hộ thu hoạch với tỷ lệ quả chín từ 50-70%, 22% nông hộ thu hoạch với tỷ lệ quả chín dƣới 50%. Phần lớn các nông hộ phơi cà phê trên sân xi măng nhƣng diện tích sân đất vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao, từ 30 - 34% tổng diện tích sân phơi. Do không đủ diện tích sân để phơi một lƣợng lớn sản phẩm thu tập trung, nên ngoài sân xi măng, sân gạch đã đƣợc xây dựng sẳn, ngƣời ta còn phải kết hợp phơi cà phê trên các sân đất (36%).
Bảng 2.24. Hoạt động sơ chế và bảo quản cà phê tại hộ năm 2013
STT Tiêu chí Cơ cấu
(%)
1 Cách sơ chế cà phê 100
1.1 17
1.2 33
1.3 tƣơi, phơi khô 14
1.4 36
2 Nền phơi cà phê 100
2.1 34
2.2 30
2.3 36
3 Nơi bảo quản cà phê 100
3.1 Trong kho riêng 29
3.2 Trong bếp 28
3.3 Trong nhà ở 20
3.4 Trong kho cùng với các vật tƣ khác 23
Nguồn: Số liệu điều tra của PhòngNN&PTNT huyện Cư Kuin năm 2013
c. Trang thiết bị sản xuất
Máy cày (công nông) là loại trang thiết bị rất phổ biến trong sản xuất cà phê, tiện dụng trong chuyên chở phân bón, sản phẩm thu hoạch, phục vụ cho
tƣới nƣớc mùa khô. Đối với nhóm hộ sản xuất với quy mô nhỏ tức là diện tích cà phê ít thì các trang thiết bị nhƣ máy cày, bơm tƣới, béc tƣới, nhà kho rất hạn chế. Ở những hộ này thƣờng thuê mƣớn trang thiết bị để phục vụ cho diện tích cà phê mình sở hữu. Nhóm hộ có diện tích từ 1-3 ha (quy mô TB) có tỷ lệ sở hữu các trang thiết bị cần thiết cho sản xuất cà phê khá cao, đặc biệt ở nhóm hộ mà diện tích cà phê >3 ha, mức độ sở hữu trang thiết bị càng cao hơn, 100% nông hộ có máy cày và máy bơm nƣớc, đặc biệt là bơm cao áp. Tỷ lệ nông hộ có bơm cao áp để thực hiện việc phun thuốc bảo vệ thực vật, phun phân bón lá. Ngoài việc trang bị bơm để sử dụng cho diện tích cà phê của mình, các nông hộ có bơm cao áp còn làm dịch vụ phun thuê cho các hộ có diện tích cà phê nhỏ hơn. Một số nhóm hộ có tỷ lệ sở hữu giếng tƣới cao vì xa nguồn nƣớc, còn lại phần lớn các hộ sử dụng nguồn nƣớc mặt sông, hồ để tƣới cho cà phê.
Bảng 2.25. Tỷ lệ (%) trang bị thiết bị trong sản xuất cà phê
STT Trang thiết bị QM nhỏ QMTB QM lớn BQ Chung
1 Máy bơm nƣớc 92,5 100 100 97
2 Xe công nông 50 100 100 80
3 Máy phun thuốc trừ sâu 0 61 100 38
4 Bình phun thuốc sâu 100 39 0 62
5 Máy phát điện 48 54 50 51
6 Ống nƣớc 100 100 100 100
7 Béc tƣới nƣớc 0 100 100 60
8 Máy xay xát 0 4 100 6
9 Kho bảo quản cà phê 0 7 100 8
10 Khác (sân xi măng) 43 23 50 32
Nguồn: Số liệu điều tra của PhòngNN&PTNT huyện Cư Kuin năm 2013
d.Năng suất cà phê
Do biến động của giá cả cà phê tăng giảm bất thƣờng cộng với diễn biến khó lƣờng của thời tiết khí hậu vì vậy tác động đến diện tích, năng suất
do đó vào từng thời điểm, từng mùa vụ sản xuất mà khối lƣợng cà phê nhân đầu ra cũng có sự khác nhau rõ nét. Sự giảm đầu tƣ vào cây cà phê từ khi cà phê rớt giá trong giai đoạn 2002-2003 làm cho năng suất cà phê của toàn huyện đạt bình quân chỉ có 2,2-2,3 tấn/ha.
Bảng 2.26. Năng suất và tốc độ tăng năng suất cà phê huyện Cư Kuin từ 2000-2013
Stt Chỉ tiêu Năng suất
(tấn/ha) Lƣợng tăng giảm tuyệt đối (tấn/ha) Tốc độ tăng năng suất(%) 1 Năm 2000 2,46 2 Năm 2001 2,53 0,07 2,85 3 Năm 2002 2,21 -0,32 -12,65 4 Năm 2003 2,22 0,01 0,45 5 Năm 2004 2,56 0,34 15,32 6 Năm 2005 2,38 -0,18 -7,03 7 Năm 2006 2,63 0,25 10,51 8 Năm 2007 2,54 -0,09 -3,42 9 Năm 2008 2,86 0,32 12,60 10 Năm 2009 2,45 -0,41 -14,40 11 Năm 2010 2,58 0,13 5,38 12 Năm 2011 2,49 -0,09 -3,49 13 Năm 2012 2,55 0,06 2,41 14 Năm 2013 2,55 0,00 0,19
Nguồn: PhòngNN&PTNT huyện Cư Kuin qua các năm
Vì sản xuất cà phê có tính chu kỳ đồng thời chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan do đó năng suất cà phê có sự thay đổi biến động. Sự cải thiện về năng suất từ năm 2006-nay đã có chuyển biến tích cực phần nhiều là do giá cà phê trên thị trƣờng khá ổn định, sản xuất cà phê có mang lại hiệu quả kinh tế cho kinh tế hộ vì thế ngƣời nông dân chú trọng hơn
khâu sản xuất. Tuy nhiên đến nay nhìn chung năng suất cà phê nhân/ha của huyện chỉ ở mức trung bình, sự phát triển chƣa đảm bảo tính hiệu quả.