Phát triển các hình thức tổ chức sản xuât:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện cư kuin tỉnh đăk lăk (Trang 110 - 114)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuât:

a. Củng cố và nâng cao năng lực kinh tế nông hộ

Tạo điều kiện để các hộ nông dân có thể tiếp cận các kênh vay vốn ƣu đãi, lãi suất thấp để đầu tƣ chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tăng cƣờng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật - khuyến nông; hƣớng dẫn, hỗ trợ cho nông hộ về giống, kỹ thuật canh tác, chế biến, bảo quản và giúp họ giải quyết vấn đề về tiêu thụ nông sản

Khuyến khích, hƣớng dẫn, hỗ trợ kinh tế hộ đổi mới tƣ duy, cách nhìn, tăng tích lũy vốn, kinh nghiệm, thực hiện tích tụ ruộng đất, từng bƣớc liên kết tăng quy mô sản xuất, tích cực trao đổi kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh để phát triển sản xuất hàng hóa, hình thành kinh tế trang trại.

b. Phát triển kinh tế trang trạị.

- Thực hiện sử dụng đất theo các phƣơng án quy hoạch sử dụng đất, định hƣớng quy hoạch trang trại của tỉnh, huyện phù hợp với từng xã.

- Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND, ngày 17/11/2008 của UBND tỉnh v/v phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020. Chuyển những diện tích cà phê ở những vùng đất không phù hợp, hiệu quả thấp sang cây trồng khác, đồng thời tái canh diện tích đã già cỗi ở những vùng sinh thái phù hợp. Riêng trang trại trồng cà phê không đủ điều kiện về đất đai, nguồn nƣớc, vƣờn đã già cỗi, kém hiệu quả và

thiếu ổn định; cần tiến hành chuyển đổi sang phát triển các loại hình trang trại khác nhƣ: trồng tiêu, sản xuất tổng hợp, ca cao, mac ca, bơ...

- Mở rộng quy mô diện tích các loại sản phẩm có giá trị trong các trang trại chuyên canh cà phê hiện nay để tăng sản phẩm và hiệu quả của trang trại nhƣ: trồng rau, hoa, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.

- Đƣa đất chƣa sử dụng có khả năng trồng cà phê khai thác vào phát triển sản xuất.

- Cần gia tăng quy mô vốn đầu tƣ là quan trọng nhất để đảm bảo cho sự ra đời, tồn tại và phát triển có hiệu quả các trang trại. Trong thời gian qua, hỗ trợ tài chính để phát triển trang trại trên địa bàn chủ yếu thông qua các chƣơng trình vay vốn.

+ Thành lập các loại quỹ hỗ trợ đầu tƣ phát triển kinh tế trang trại: Ngân hàng chính sách xã hội cần ƣu tiên hỗ trợ cho vay vốn đối với các trang trại. Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ cho các chủ trang trại vay vốn mở rộng và phát triển sản xuất thông qua Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh…

+ Tăng cƣờng năng lực các kênh cấp vốn: Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn cần tận tình hƣớng dẫn cho các đối tƣợng là chủ các trang trại đến làm thủ tục vay vốn, vì phần lớn các chủ trang trại có trình độ học vấn và chuyên môn thấp nên khi tiếp cận về vay vốn khó khăn thì các chủ trang trại sẽ không vay.

- Cần mở rộng qui mô diện tích đất đai trong các trang trại, cần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất ở nông thôn, đẩy mạnh chƣơng trình dồn điền, đổi thửa để các trang trại có điều kiện gia tăng diện tích đất canh tác trên một khu liền kề từ đó giúp các chủ trang trại thuận tiện trong công tác quản lý, sản xuất đồng bộ, có điều kiện áp dụng máy móc thiết bị vào sản xuất.

Nghiên cứu xây dựng mô hình HTX kiểu mới trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm để tạo động lực phát triển, tăng sức hấp dẫn của kinh tế tập thể. Phát triển các HTX mới, đa dạng nhƣng phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, xuất phát từ nhu cầu của các hộ nông dân, phù hợp với trình độ phát triển của các ngành nghề trên địa bàn các xã. Quan tâm phát triển các tổ hợp tác để có cơ sở vững chắc hình thành các HTX mới vững mạnh, hiệu quả

Các HTX mới thành lập có thể dƣới hình thức tập trung sản xuất cây, giống, dịch vụ tín dụng, dịch vụ nông nghiệp (tƣới tiêu, làm đất, cung ứng giống, thuốc trừ sâu, phân bón...), dịch vụ điện cho sản xuất và đời sống của nông dân, dịch vụ mua bán, tiêu thụ sản phẩm cà phê...

d. Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp

- Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất, đầu tƣ đổi mới dây chuyền trang thiết bị, giống mới để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Quy hoạch để tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp bằng việc dành quỹ đất xây các cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nông nghiệp thuê với những chính sách về miễn, giảm tiền thuế đất.

- Nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với thị trƣờng, tăng cƣờng hợp tác, mở rộng liên kết giữa các doanh nghiệp và các hiệp hội chuyên ngành, tăng cƣờng các hoạt động đối thoại giữa doanh nghiệp với chính quyền, thành lập trung tâm tƣ vấn hỗ trợ doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục phát triển bền vững.

3.2.6. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm.

Cần phải tạo ra đƣợc mối liên kết giữa công ty thu mua xuất khẩu, với đại lý thu mua tại huyện, tại xã và nông dân tham gia chuỗi sản xuất để có thể tăng cƣờng thông tin về giá, yêu cầu chất lƣợng và số lƣợng để có giảm thiểu

sự lệch lạc dữ liệu qua các tác nhân. Hơn nữa sự liên kết này còn có tác dụng tạo nên mối liên hệ lâu dài bền vững giữa các tác nhân để có thể có quyết định đúng trong sản xuất và kinh doanh.

Từ các hộ nông dân riêng lẻ, manh mún, các hộ có trang trại cà phê, liên kết hình thành các nhóm hộ, các câu lạc bộ và các hợp tác xã. Hình thành các hợp tác xã chuyên ngành cà phê, gồm những ngƣời cùng sản xuất ra sản phẩm cà phê. Đây là hợp tác xã kiểu mới giúp nông dân chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá sản xuất, tiếp cận và tham gia thị trƣờng

Cần khuyến khích các hộ kết hợp chăn nuôi và tự sản xuất phân chuồng hay phân hữu cơ. Là địa bàn có điều kiện phát triển chăn nuôi nhất là gia súc nhƣ bò, heo. Để khai thác tốt nguồn tài nguyên này, có thể liên kết giữa các hộ gia đình chăn nuôi và sản xuất cà phê hay có thể khuyến khích hình thành doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân hữu cơ trên địa bàn tập trung sản xuất cây cà phê sẽ bảo đảm hiệu quả và nguồn cung ứng

Khuyến khích tiêu thụ hàng hóa thông qua hợp đồng theo quyết định số: 80/2002/QD-TTg, ngày 24/6/2002 của thủ tƣớng chính phủ nhằm hạn chế: sự biến động giá cả quá lớn của mặt hàng nông sản trên thị trƣờng;

Tăng cƣờng mối liên kết 4 nhà: nhà Nƣớc, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông sản xuất và kinh doanh cà phê, trong đó Nhà nước giữ vai trò trung gian, là cầu nối xuyên suốt của mối liên kết.

Xây dựng đội ngũ công tác dự báo phát triển sản xuất và tiêu thụ, thông tin thị trƣờng giá cả kịp thời để phục vụ cho nông dân và hộ sản xuất qua hệ thống thông tin đại chúng và công tác khuyến nông, khuyến công, khuyến ngƣ nhằm gắn sản xuất với thị trƣờng, tăng khả năng tiếp thị, điều chỉnh sản xuất phù hợp với thị trƣờng

Hình thành tổ chức xúc tiến thƣơng mại trực thuộc Sở Công thƣơng với nhiệm vụ tƣ vấn kinh doanh đối với các doanh nghiệp về thị trƣờng trong và

ngoài nƣớc về mặt hàng, công nghệ, về pháp luật kinh doanh, cơ chế chính sách … thuộc lĩnh vực thƣơng mại. Đa dạng hoá các kênh tiêu thụ nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm cà phê.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra về chất lƣợng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất lƣợng cây giống không đảm bảo đủ tiêu chuẩn lƣu thông trên thị trƣờng gây thiệt hại cho ngƣời sản xuất.

Tăng cƣờng vai trò của các doanh nghiệp nhà nƣớc có chức năng thu mua chế biến cà phê, xuất nhập khẩu vật tƣ nông nghiệp, cung cấp tín dụng, tham gia ký hợp đồng với nông dân cung ứng đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ nông sản nhất là ở khu vực sản xuất tập trung.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong huyện hợp tác liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nhằm mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cà phê cho nông dân, tăng cƣờng các biện pháp chống gian lận thƣơng mại gây thua thiệt cho nông dân.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện cư kuin tỉnh đăk lăk (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)