7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Gia tăng các yếu tố nguồn lực sản xuất cà phê
Qua bảng 2.10 cho thấy tổng diện tích đất SXNN năm 2013 là 21.605,49 ha chiếm 74,94% diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất trồng cây lâu năm là 15.477,80 ha, diện tích canh tác cà phê là 9.912,36 ha, bình quân 1,06 ha/hộ. GTSX cà phê/1đơn vị diện tích canh tác cà phê là 135.553 triệu đồng.
Do xu hƣớng biến của quy luật thị trƣờng giá cả cà phê và các loại cây lâu năm khác nhƣ hồ tiêu, ca cao, điều...; do tính đặc thù về mùa vụ của cây cà phê (thƣờng thì năm năng suất cao, năm năng suất thấp); do ảnh hƣởng của khí hậu thời tiết làm cho diện tích cà phê biến động tăng lên nhiều hay ít theo từng giai đoạn là khác nhau. Tuy nhiên bình quân chung diện tích cà phê/hộ dao động trên 1 ha.
Đất đai của các hộ 1 phần có do nhận khoán từ các công ty thông qua hợp đồng, còn lại là đất rẫy do nhân dân (hộ không nhận khoán và trang trại) tự tích tụ đƣợc qua thời gian, họ tự tổ chức sản xuất. Khó khăn trong việc tích lỹ là đất đai phân tán, nhỏ lẻ, ít có hộ hoặc trang trại có diện tích lớn tập trung vì vậy cũng là vấn đề khó khăn trong canh tác cũng nhƣ quản lý.
Bảng 2.14. Tình hình sử dụng đất cho sản xuất cà phê giai đoạn 2009-2013
Stt Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Diện tích tự nhiên (ha) 28.830 28.830 28.830 28.830 28.830 2 DT đất SXNN (ha) 22.346,78 22.145,64 21.942,85 21.752,89 21.605,49 2.1 DT đất CLN (ha) 16.378,12 16.214,57 15.874,64 15.572,81 15.477,80 a DT trồng cà phê 11.372,00 10.452,27 10.272,30 10.092,32 9.912,36 b DT trồng cà phê/hộ 1,14 1,12 1,09 1,08 1,06 2.2 DT đất CHN (ha) 5.968,66 5.931,07 6.068,21 6.180,08 6.127,69 3 DT đất SXNN so với DT tự nhiên (%) 77,51 76,81 76,11 75,45 74,94 4 GTSX BQ/1 ha cà phê (tr.đ) 110.127 107.945 132.125 148.234 135.533
Nguồn: NGTK và số liệu Phòng NN&PTNT huyện Cư Kuin qua các năm
b. Lao động
Nguồn lao động cà phê tại huyện bao gồm toàn bộ những ngƣời tham gia vào sản xuất cà phê. Nguồn lao động này là yếu tố sản xuất đặc biệt tham gia
vào quá trình sản xuất không chỉ về số lƣợng ngƣời lao động mà còn cả chất lƣợng nguồn lao động. Đặc biệt là yếu tố phi vật chất của lao động nhƣ kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm lao động đƣợc xem nhƣ yếu tố ảnh hƣởng quan trọng đến gia tăng sản lƣợng. Do đó, đầu tƣ nâng cao chất lƣợng nguồn lao động chính là đầu tƣ làm gia tăng giá trị yếu tố đầu vào đặc biệt này.
Nguồn lao động tham gia sản xuất cà phê biến động theo sự biến động về quy mô diện tích toàn huyện tác động tới số lƣợng hộ canh tác cà phê. Theo số liệu của phòng NN$PTNT huyện Cƣ Kuin nhận thấy số lƣợng lao động hoạt động trong các lĩnh vực từ sản xuất, thu mua, chế biến, từ hộ đến các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn có chiều hƣớng gia tăng xuất phát từ thực trạng giảm diện tích cà phê từ 11.372,00 ha năm 2009 xuống 9.912,36 ha năm 2013. Hộ tham gia sản xuất cà phê giảm từ 9.975 hộ năm 2009 xuống 9.287 hộ năm 2013.
Bảng 2.15. Tình hình lao động trong sản xuất cà phê huyện Cư Kuin
giai đoạn 2009-2013 Stt Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Tổng lao động (ngƣời) 55.538 55.964 56.438 56893 57.316 2 Lao động sản xuất cà phê (ngƣời) 31.236 31.046 31.548 30.267 29.718 2.2 Lao động trực tiếp (ngƣời) 27.800 27.320 27.762 26.635 26.152 2.3 Lao động gián tiếp (ngƣời) 3.436 3.725 3.786 3.632 3.566
3 Tỷ lệ (%) 56,24 55,47 55,90 53,20 51,85
Nguồn: NGTK và số liệu Phòng NN&PTNT huyện Cư Kuin qua các năm
Nhìn chung, nguồn lao động huyện Cƣ Kuin chất lƣợng không cao do kỹ năng, kiến thức, tay nghề còn hạn chế, vì vậy thời gian tới cần đầu tƣ nâng cao chất lƣợng nguồn lao động mới tạo sự gia tăng mạnh về năng suất lao động. Để nâng cao chất lƣợng nguồn lao động hay nói cách khác nâng cao
vốn con ngƣời thì lao động đó phải đƣợc giáo dục và đào tạo, đó là kiến thức để tạo ra sự sáng tạo, một yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế.
c.Vốn đầu tư
Vốn trong sản xuất cà phê là toàn bộ tiền đầu tƣ, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất. Vốn đầu tƣ đƣợc phân thành vốn cố định và vốn lƣu động. Vốn sản xuất này có đặc điểm là tính thời vụ do đặc điểm của tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp và đầu tƣ vốn trong nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro vì kết quả sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Do chu kỳ sản xuất của cây cà phê dài nên vốn dùng trong sản xuất có mức lƣu chuyển khá chậm.
Vốn trong sản xuất cà phê đƣợc hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: Vốn tích lũy từ bản thân khu vực nông thôn, vốn đầu tƣ của ngân sách, vốn từ tín dụng nông thôn. Trong đó vốn của ngƣời dân chủ yếu đƣợc tích lỹ dần dần trong sản xuất và từ một số hoạt động mang lại thu nhập, việc đầu tƣ vào sản xuất hàng năm của hộ phụ thuộc nhiều vào hiệu quả kinh tế mang lại sau mỗi năm và các hoạt động chi phục vu cho nhu cầu cuộc sống, do đó lƣợng vốn này cũng tăng giảm biến động.
Bảng 2.16. Tình hình vốn đầu tư sản xuất cà phê huyện Cư Kuin giai đoạn 2008-2013 Stt Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng vốn 581.092 530.043 553.970 612.914 575.262 650.912 1 Vốn tự có (tr.đ) 471.452 437.552 449.448 451.981 484.431 515.443 2 Vốn vay (tr.đ) 109.640 92.491 104.523 160.933 90.831 135.469
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Cư Kuin
Về vốn đầu tƣ sản xuất cho thấy, trong tổng chi phí, phân bón chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 41%, kế đến là nƣớc tƣới (39%) và thu hoạch (8%). Các hoạt động còn lại mỗi thứ chỉ chiếm từ 2% - 3%, chủ yếu là chi phí thuê lao
động. Lao động gia đình cũng là một nguồn quan trọng trong sản xuất cà phê. Lao động gia đình sử dụng để làm cỏ, bảo dƣỡng bồn tƣới, tỉa thƣa, thu hoạch và vận chuyển. Chi phí lao động gia đình cao nhất là trong tỉa thƣa, vận chuyển và thu hoạch, lần lƣợt chiếm 57%, 55% và 50% tổng chi phí nhân công. Kế đến là chi phí về làm cỏ và bảo dƣỡng bồn tƣới cây, lần lƣợt là 47% và 42%. Về sử dụng phân bón, kết quả cho thấy có 100% hộ đã từng sử dụng phân bón. Theo số liệu Phòng NN&PTNT huyện Cƣ Kuin vốn đầu tƣ cho sản xuất cà phê 650.912 triệu đồng.
d. Khoa học – công nghệ
Việc ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật mới, công nghệ sinh học trong phát triển cay cà phê cũng có những kết quả nhất định.
- Sản xuất cà phê áp dụng giống mới, tăng cƣờng kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh tập trung nâng cao chất lƣợng vƣờn cây, trẻ hóa vƣờn cà phê bằng các giống TR4, TR5, TR6, TR9, TR13 để tăng năng suất và chất lƣợng cà phê; đảm bảo năng suất bình quân từ 3 tấn/ha trở lên.
- Xen ghép cây ăn quả và cây hồ tiêu phát triển trên cơ sở cải tạo đất vƣờn tạp thành vƣờn kinh tế, thay thế một phần diện tích cà phê kém hiệu quả. Sử dụng các loại cây: Bơ sáp địa phƣơng, mít Nghệ, sầu riêng.... Vừa có tác dụng che bóng vừa nâng cao hiệu quả kinh tế
- Áp dụng phƣơng pháp nhân giống vô tính bằng kỹ thuật giâm cành, nuôi cấy mô, tạo ra các vƣờn cà phê thuần chủng, năng suất cao.
- Sử dụng các loại chế phẩm bảo vệ thực vật mới, ít độc đối với ngƣời, giảm sự ô nhiễm đối với môi trƣờng.
- Sử dụng các tiến bộ kỹ thuật của ngành điện tử để chế biến và phân loại cà phê, tạo ra nhiều dạng thành phẩm có khả năng bảo quản giữ chất lƣợng đƣợc lâu hơn.
- Sử dụng các chế phẩm kích thích sinh trƣởng làm cho quá trình ra hoa, đậu quả và quả chín tập trung.
- Sử dụng những cây che bóng mới, phù hợp với nhu cầu chiếu sáng theo yêu cầu sinh lý của cây cà phê.
- Một số công ty cà phê đã đầu tƣ hệ thống chế biến cà phê ƣớt để nâng cao chất lƣợng cà phê.
e.
Nhìn chung hệ thống giao thông tƣơng đối phát triển. Các tuyến giao thông thị lộ, giao thông đô thị, nông thôn khá phát triển, kết nối với hệ thống giao thông quốc gia và vùng, tỉnh, tạo thuận lợi cho huyện Cƣ Kuin phát triển. Ngoài các tuyến giao thông chính là đƣờng nhựa, bê tông, còn lại chủ yếu là đƣờng đất (đƣờng nội vùng, nội đồng), ngắn, xuống cấp, việc lƣu thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Mạng lƣới điện trên địa bàn huyện đƣợc đầu tƣ xây dựng khá hoàn chỉnh đảm bảo cấp điện cho trên 98% tổng số hộ. Trên địa bàn huyện hiện đã có 40 công trình thuỷ lợi trong đó đáp ứng tƣới cho 4.535 ha cà phê (45,75%), ngoài ra ngƣời dân sử dụng nƣớc từ giếng khơi, giếng khoan của dân và doanh nghiệp để cung cấp nƣớc tƣới cho cà phê. Hệ thống bƣu chính viễn thông đã đƣợc chú trọng đầu tƣ đổi mới về các trang thiết bị cơ sở vật chất ngành bƣu chính viễn thông, vì vậy hoạt động bƣu chính viễn thông trên địa bàn huyện phát triển khá nhanh, thông tin đƣợc nhanh chóng, kịp thời, thông suốt đến tất cả các địa bàn trong nƣớc và quốc tế. Mạng lƣới ngân hàng, tài chính, tín dụng phát triển mạnh, các loại dịch vụ cho vay, đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh tƣơng đối tốt, các chính sách của nhà nƣớc cho vay với nhiều hình thức: cho vay ngƣời nghèo, cho vay tín chấp. Tổng mức cho vay hàng năm đều tăng, chủ yếu cho vay các hộ tƣ nhân, hộ cá thể. Số tiền cho vay đều thuộc về khu vực sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và số ít cho công nghiệp xây dựng, các ngành nghề khác vay ở ngân hàng huyện có tỷ lệ thấp,
do thủ tục còn phức tạp, ngƣời dân khó tiếp cận, nên tác dụng phục vụ phát triển sản xuất của ngành còn hạn chế. Việc huy động tiền gửi hạn chế nên tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp.