Phát triển quy mô sản xuất cây cà phê

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện cư kuin tỉnh đăk lăk (Trang 101 - 102)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Phát triển quy mô sản xuất cây cà phê

Phải tận dụng các lợi thế từ điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sinh thái, các tập quán tâm lý, xã hội của từng khu vực dân cƣ và lợi thế so sánh của từng vùng để gia tăng số lƣợng và quy mô sản xuất cây cà phê trên địa bàn.

Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND, ngày 17/11/2008 của UBND tỉnh v/v phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020. Chuyển những diện tích cà phê ở những vùng đất không phù hợp, hiệu quả thấp sang cây trồng khác, đồng thời tái canh diện tích đã già cỗi ở những vùng sinh thái phù hợp.

Đƣa đất chƣa sử dụng có khả năng khai thác vào phát triển sản xuất cây cà phê. Đảm bảo sử dụng tài nguyên đất đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập cho ngƣời dân và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Phát triển diện tích trồng cây cà phê phải gắn với quy hoạch của huyện Cƣ Kuin và định hƣớng của tỉnh Đăk Lăk. Định hƣớng phát triển vùng trồng cây cà phê tập trung và chủ lực tại địa bàn các xã: Ea Tiêu, Ea Ktur, Ea Sim, Ea Ning. Giữ vững diện tích cà phê trên các vùng đất bazan có điều kiện sinh thái phù hợp và đủ nguồn nƣớc tƣới. Phát triển ổn định 8.500 ha, tiến hành thanh lý, loại bỏ những diện tích cà phê xấu, năng suất thấp và không phù hợp về thổ nhƣỡng, nƣớc tƣới; đồng thời hàng năm thanh lý diện tích cuối chu kỳ kinh doanh từ 1.000 -1.500 ha để trồng mới lại. Sau 2015 trên cơ sở diện tích ổn định, đi sâu và thâm canh tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm, sản lƣợng đạt khoảng 20.000 –22.000 tấn, góp phần ổn định sản lƣợng và nâng cao chất lƣợng sản phẩm cà phê nhân.

Nâng cao năng lực kinh tế và quản lý kinh tế cho hộ nông dân, bao gồm: năng lực về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ; trình độ văn hóa, trình độ kinh doanh và quản lý kinh tế của các chủ thể kinh tế hộ nông dân.

Khuyến khích các đối tƣợng hộ nông dân thiếu đất đai, lao động, vốn, khoa học – kĩ thuật công nghệ mới, vốn và thị trƣờng tăng tích lũy vốn, kinh nghiệm, tích tụ đất đai, phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại. Tận dụng thời gian nhàn rỗi, tăng cƣờng sản xuất để có đủ lƣơng thực, xóa đói giảm nghèo … từng bƣớc để các nông hộ nhỏ liên kết lại tăng quy mô sản xuất, trao đổi kinh nghiệm. Phải khẩn trƣơng hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện cư kuin tỉnh đăk lăk (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)