Tăng cƣờng thâm canh sản xuất cây cà phê

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện cư kuin tỉnh đăk lăk (Trang 107 - 110)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Tăng cƣờng thâm canh sản xuất cây cà phê

* Giống cà phê: Hiện nay, một số diện tích cà phê ở huyện Cƣ Kuin đƣợc trồng bằng hạt do nông dân tự chọn lọc. Do đó, cà phê cho năng suất thấp, hạt nhỏ, không đồng đều. Để khắc phục tình trạng này, cần Cần tuyển chọn các giống cho năng suất cao, cỡ hạt to và tính kháng bệnh gỉ sắt nhƣ TR4, TR5, TR6, TR9, TR13 cho năng suất cao, cỡ hạt to và tính kháng bệnh gỉ sắt.

* Về thâm canh vườn cây: Tuyên truyền, phổ biến và có biện pháp áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn cà phê bền vững đến với ngƣời dân; trong đó, lấy công tác khuyến nông, khuyến công, xây dựng mô hình, để từ đó nhân ra diện rộng. Thực hiện cải tạo vƣờn cây, tuyển chọn giống phù hợp với điều kiện sinh thái, cho năng xuất cao, chất lƣợng tốt; chú trọng việc tạo giống vô tính để hạn chế thoái hoá giống. Hình thành những trung tâm

giống và dịch vụ kỹ thuật cao để cung cấp đầy đủ giống tốt và dịch vụ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cho ngƣời trồng cà phê.

* Tăng cường cây che bóng trong vườn cà phê: Cây che bóng có tác dụng điều hoà khí hậu, giảm lƣợng nƣớc tƣới trong mùa khô, tái lập sự cân bằng tự nhiên và điều tiết đƣợc năng suất cây trồng chính. Ngoài ra, cây che bóng còn có tác dụng nâng cao chất lƣợng cà phê, vì cà phê thích hợp với ánh sáng tán xạ. Để xây dựng hệ thống cây che bóng, giải pháp mang tính khả thi là chọn cây đa tác dụng, vừa có sản phẩm thu hoạch, vừa che bóng, cho phép khai thác hợp lý đất đai và không gian, rải vụ thu hoạch

* Chấn chỉnh khâu thu hoạch: Tuyệt đối không thu hoạch quả xanh. Việc thu hoạch quả xanh không những làm giảm chất lƣợng mà còn gây thất thu nghiêm trọng về sản lƣợng. Nếu thu hoạch toàn bộ quả xanh thì sự hao hụt lên đến 20%. Thu hoạch quả xanh liên tục nhiều năm thì thời vụ thu hoạch sẽ chuyển dịch vào cuối mùa mƣa, gây bất lợi cho việc chế biến và chi phí tƣới càng tăng do phải tƣới nhiều lần hơn.

* Đầu tư cho công đoạn chế biến phơi sấy: Một kỹ thuật mới đƣợc áp dụng có hiệu quả ở nhiều nơi là sử dụng tấm plastic trong suốt, căng thành hình mái nhà. Tấm plastic tạo hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ bên trong tăng cao tạo điều kiện cho sản phẩm mau khô hơn và tiết kiệm đƣợc diện tích sân phơi

* Liên kết: Từ các hộ nông dân riêng lẻ, manh mún, các hộ có trang trại cà phê, liên kết hình thành các nhóm hộ, các câu lạc bộ và các hợp tác xã. Hình thành các hợp tác xã chuyên ngành cà phê, gồm những ngƣời cùng sản xuất ra sản phẩm cà phê. Đây là hợp tác xã kiểu mới giúp nông dân chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá sản xuất, tiếp cận và tham gia thị trƣờng

* Áp dụng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: Tăng cƣờng công tác tuyên truyền về tiêu chuẩn chất lƣợng và lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm cà phê để ngƣời sản xuất tạo ra sản phẩm đảm bảo chất

lƣợng. Đồng thời tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc về quản lý chất lƣợng sản phẩm; bên cạnh việc áp dụng tiêu chuẩn theo TCVN 4193:2001 cà phê trong nƣớc, các doanh nghiệp xuất khẩu phải có chiến lƣợc rõ ràng trong việc áp dụng tiêu chuẩn chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng.

3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu trồng cây cà phê.

Nghiên cứu và tuyển chọn chủng loại các giống cà phê có chất lƣợng tốt, năng suất cao, có khả năng kháng bệnh đƣa vào sản xuất. Ƣu tiên các giống đã đƣợc trồng thử nghiệm và qua nghiên cứu của trung tâm và viện nghiên cứu.

Tiến hành cải tạo và tái canh vƣờn cà phê trên cơ sở xây dựng lộ trình cụ thể về chuyển đổi cơ cấu, chủng loại giống. Áp dụng tại phạm vi các xã trên địa bàn huyện Cƣ Kuin.

Hàng năm nên trồng và thử nghiệm một số loại giống mới, tai mỗi xã phƣờng xây dựng mỗi mô hình điểm trên cơ sở đó xem xét nhân rộng mô hình.

.

Chuyển đổi một số diện tích đất đai trồng cây lâu năm sang trồng cà phê, đồng thời tiến hành xen ghép các mô hình trồng cà phê với các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, vừa có tác dụng che bóng vừa nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng 1 đơn vị diện tích.

Cơ cấu sản xuất cà phê dịch chuyển tích cực theo hƣớng gia tăng giá trị của sản phẩm hàng hóa, phát triển theo hƣớng quy mô, đồng thời quá trình đó

sẽ làm nông nghiệp liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác và tạo sự chuyển dịch lao động nông nghiệp, làm thay đổi tích cực đời sống nông dân.

Cơ cấu sản xuất cà phê dịch chuyển tích cực theo hƣớng gia tăng giá trị của sản phẩm hàng hóa, phát triển theo hƣớng quy mô, đồng thời quá trình đó sẽ làm nông nghiệp liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác và tạo sự chuyển dịch lao động nông nghiệp, làm thay đổi tích cực đời sống nông dân.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện cư kuin tỉnh đăk lăk (Trang 107 - 110)