Tăng cƣờng các nguồn lực cho phát triển cây cà phê

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện cư kuin tỉnh đăk lăk (Trang 102 - 107)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Tăng cƣờng các nguồn lực cho phát triển cây cà phê

- Rà soát lại quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân trong việc dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi, chuyển nhƣợng, thuê đất, để tích tụ ruộng đất theo quy định của Pháp luật về đất đai, tiến hành rà soát lại quỹ đất hiện có, cấp giấy chứng nhận trang trại cà phê...

+ Khuyến khích ngƣời dân tại chỗ sống tại địa phƣơng phát triển về diện tích đất canh tác để dễ cho việc sản xuất hạn chế những chi phí không cần thiết, đồng thời giúp cho UBND xã thuận lợi trong việc quản lý, thống kê

+ UBND xã phối hợp với hội nông dân của các xã (nhân dân xã khác đến sản xuất tại xã và ngƣời dân cuả xã đi xâm canh ở những xã khác hay ở nơi khác đến xâm canh) nhằm vận động, tuyền truyền các hộ, nhóm hộ đó đổi thửa cho nhau trên phƣơng thức xác định mức sản lƣợng để có biện pháp chuyển đổi đất đai thỏa đáng

- Công bố quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê để phát triển trang trại, tận dụng vùng đất trống, đồi núi trọc, ao hồ,… có khả năng sản xuất cà phê khai thác đƣa vào sử dụng.

- Tiến hành rà soát lại quỹ đất hiện có, xúc tiến nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo chính sách đất đai nêu trong nghị quyết của Chính phủ và hƣớng dẫn của Bộ tài nguyên và môi trƣờng.

- Cấp giấy chứng nhận trang trại cà phê cho những hộ, tổ hợp tác sản xuất kinh doanh cà phê trên địa bàn huyện Cƣ Kuin thỏa mãn tiêu chí về trang trại trồng trọt.

b. Giải pháp về lao động

- Có cơ chế khuyến khích, đãi ngộ thỏa đáng nhằm thu hút đội ngũ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi ở lại địa phƣơng làm việc.

- Thu hút lao động trình độ cao từ bên ngoài, có thể thực hiện thuê khoán chuyên gia bên ngoài đối với một số công việc cụ thể (ví dụ nhƣ thuê lập luận chứng khả thi công trình, nghiên cứu nâng cao chất lƣợng một số sản phẩm…).

- Có kế hoạch lựa chọn, đề cử cán bộ trẻ đi đào tạo, tập huấn, tham gia các lớp bồi dƣỡng. Tổ chức các hội thảo, báo cáo chuyên đề nhằm nâng cao trí thức cho cán bộ, viên chức.

- Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật: hệ thống đào tạo do Nhà nƣớc quản lý hƣớng vào đào tạo cơ bản, tập trung, dài hạn theo hệ chuẩn; tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mở rộng phƣơng thức đào tạo ngắn hạn, không tập trung để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của các ngành, các đơn vị kinh tế và của ngƣời lao động… để nhanh chóng nâng cao trình độ, tay nghề của lao động.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ các doanh nghiệp; đây là lĩnh vực đào tạo mới, đang có nhu cầy cao và tăng nhanh. Đối tƣợng của đào tạo này bao gồm:

+ Lãnh đạo và cán bộ quản lý các công ty và những đơn vị cấp dƣới của họ (nhƣ quản đốc, trƣởng các phòng, ban, giám đốc chi nhánh…, về thực chất đây là đào tạo các nhà kinh doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng);

+ Chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về quản lý kinh tế nên họ cần đƣợc đào tạo thêm về phát luật, khoa học quản lý, những kiến thức cơ bản về công nghệ, thông tin thị trƣờng…

- Các hộ nông dân nên tăng cƣờng học hỏi kinh nghiệm của các hộ nông dân tiên tiến, tham gia tích cực có chất lƣợng các lớp đào tạo khuyến nông nhằm nâng cao kiến thức kỹ thuật khuyến nông, trình độ canh tác mới có thể đáp ứng đƣợc nâng cao hiệu quả kinh tế.

c. Giải pháp về vốn.

- Chính quyền địa phƣơng ngoài việc đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dân để cho dân có tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng. Đồng thời, các cơ quan ngân hàng dựa vào cơ chế chính sách của Nhà nƣớc ban hành, có thể dùng hình thức tín chấp để tạo điều kiện cho những ngƣời

nông dân thiếu vốn đƣợc vay vốn, nhƣng trong trƣờng hợp này cần phải thận trọng để tránh rủi ro cho ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

- Ngân hàng Chính sách - Xã hội, NNPTNT của tỉnh và chi nhánh tại huyện Cƣ Kuin cần phát huy vai trò của mình, tăng số lƣợng hộ đƣợc vay, vì ngƣời nông dân sử dụng đồng vốn của Ngân hàng này đang có hiệu quả có thể là do Ngân hàng Chính sách - Xã hội cho vay hoặc cho vay thông qua các hội nhƣ Hội Nông dân, Hội Phụ nữ đã lựa chọn đúng đối tƣợng đƣợc vay, những hộ đƣợc vay đều là những hộ thiếu vốn thực sự, nên các hộ nông dân này sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn.

- Cần xem xét lại thời hạn cho vay để phù hợp với điều kiện sản suất mang tính đặc thù nhƣ ngành sản xuất nông nghiệp. Qua kết quả điều tra và phân tích cho thấy thời hạn cho vay hiện nay là 2 năm đối với Ngân hàng Chính sách - Xã hội và 1 năm đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là phù hợp, tuy nhiên một số hộ nông dân nông dân muốn trả tiền vay ngân hàng ngay sau khi thu hoạch nông sản để tránh chịu lãi cao, nhƣng khi đó lại chƣa đến hạn trả gây khó khăn cho ngƣời nông dân.

d Về áp dụng các tiến bộ trong sản xuất cà phê

- Chú trọng và tiếp tục đầu tƣ thoả đáng cho công tác khuyến nông để chuyển giao tiến bộ KHCN cho trang trại, nông hộ, đƣa các giống cà phê có phẩm chất tốt, sản phẩm chất lƣợng cao vào sản xuất; áp dụng công nghệ mới trong chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; xây dựng, đánh giá rút kinh nghiệm từ đó nhân rộng, phổ biến các mô hình sản xuất có hiệu quả, các điển hình thành công.

- Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào sản xuất cà phê để tạo ra những giống cà phê phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhƣỡng và khí hậu ở địa phƣơng cũng nhƣ chuyển giao tiến bộ KHCN.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thực hiện quy trình sản xuất, du nhập giống chất lƣợng cao. Đa dạng hoá các loại giống cây. Đƣa các giống trồng đã thử nghiệm có hiệu quả vào sản xuất nhân rộng để đa dạng hoá các đối tƣợng.

- Cải tiến phƣơng pháp tập huấn, nâng cao chất lƣợng hoạt động bồi dƣỡng, chuyển giao kiến thức, kỹ năng về quản lý kinh tế, hạch toán và thị trƣờng đối với nông hộ, trang trại, HTX và cán bộ nông nghiệp, khuyến nông các cấp. Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, chuyển giao KHKT vào sản xuất cà phê.

d. Về cơ sở hạ tầng.

* Về giao thông

- Tiến hành qui hoạch mạng lƣới giao thông, xây dựng các tuyến đƣờng giao thông tạo điều kiện cho dịch vụ cung ứng vật tƣ nông nghiệp và thu hoạch và vận chuyển nông sản đem đi tiêu thụ. Trƣớc mắt phải nâng cấp các tuyến đƣờng từ trung tâm huyện, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đến trung tâm các xã, sau đó đến các tuyến đƣờng liên thôn trong địa bàn xã.

- Những xã nghèo đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ 100% kinh phí trở lên để làm đƣờng đến trung tâm xã. Trợ cấp lƣơng thực đề hỗ trợ công làm đƣờng từ trung tâm xã về thôn bản, phần còn lại do dân và các tổ chức hƣởng lợi đóng góp công sức.

* Về thủy lợi

- Qui hoạch, định hƣớng, xây dựng các công trình thủy lợi nhƣ kênh mƣơng nội đồng, đập thủy lợi, đập tràn, đập dâng để đảm bảo đủ nƣớc tƣới cho cây trồng trong suốt mùa khô. Trong quá trình qui hoạch, định hƣớng xây dựng các công trình thủy lợi cần phải chú ý đến các biện pháp giảm thiểu môi trƣờng để hạn chế những tác động xấu đến môi trƣờng tự nhiên khi tiến hành thi công xây dựng các công trình thủy lợi.

- Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng và sửa chữa lớn các công trình thủy lợi nhỏ ở những nơi có điều kiện thuận lợi gồm cả công trình đầu mối (phá đập dâng nƣớc, hồ chƣa nhỏ...) Kênh mƣơng dẫn nƣớc, xây dựng ở các xã nghèo để giúp đỡ đồng bào phát triển sản xuất, ổn định đời sống, định canh định cƣ.

- Giao các công trình thủy lợi nhỏ cho cộng đồng những ngƣời hƣởng lợi quản lý sử dụng.

- Xây dựng hệ thống thủy điện nhỏ ở những nơi có điều kiện để phục vụ nhu cầu tại chỗ.

* Về văn hóa

Phát triển hệ thống thông tin liên lạc, nhƣ điện thoại, hệ thống truyền thanh, các điểm bƣu điện văn hóa cho các xã, thôn, buôn đặc biệt là các xã, thôn buôn vùng sâu, vùng xa và những nơi đặc biệt khó khăn nhằm giúp ngƣời nông dân thu thập đƣợc những thông tin về khoa học kỹ thuật, thị trƣờng, giá cả nông sản và vật tƣ nông nghiệp để chủ động trong quyết định các vấn đề trong sản xuất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện cư kuin tỉnh đăk lăk (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)