Chính sách BHXH tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (Trang 35)

1.2.4.1. Quyền lợi BHXH tự nguyện

Người đóng BHXH tự nguyện được hưởng những quyền lợi như tham gia BHXH bắt buộc như:

- Được hưởng chế độ hưu trí khi đóng được ít nhất 20 năm và hết tuổi lao động;

- Được hưởng chế độ BHXH 1 lần nếu không đủ điều kiện hưu trí hoặc muốn nhận sớm;

- Thân nhân được hưởng chế độ tử tuất nếu người đóng chẳng may qua đời. Ngoài ra, người tham gia BHXH tự nguyện kể từ ngày 01/01/2018 sẽ được Ngân sách nhà nước hỗ trợ 1 phần số tiền đóng BHXH tự nguyện.

1.2.4.2. Mức đóng BHXH tự nguyện

* Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

Mdt = 22% x Mtnt

Trong đó: + Mdt: Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng.

+ Mtnt: Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn. - Mức thu nhập tháng được tính bằng công thức sau:

Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)

Trong đó: + CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

+ m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.

- Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (700.000 đồng tháng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

* Mức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hằng tháng nhân với 3 đối với phương thức đóng 3 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 6 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

1.2.4.3. Thời điểm và phương thức đóng

Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

- Đóng hằng tháng (a); - Đóng 3 tháng một lần (b); - Đóng 6 tháng một lần (c); - Đóng 12 tháng một lần (d);

- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm 1 lần (đ); - Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu (e).

Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các mục a, b, c, d và đ như trên cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại mục e.

Người tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.

1.2.4.4. Thủ tục tham gia BHXH tự nguyện

- Trường hợp 1: Nếu đối tượng lần đầu tiên tham gia đóng BHXH tự nguyện (Tăng mới lần đầu) thì kê khai tờ khai TK01-TS đăng ký tham gia và nộp tiền cho đại lý thu BHXH.

- Trường hợp 2: Nếu đối tượng trước đây có tham gia đóng BHXH bắt buộc (lần đầu tham gia BHXH tự nguyện) thì kê khai tờ khai TK01-TS đăng ký tham gia, nộp sổ và nộp tiền cho đại lý thu BHXH để đại lý nộp cho cơ quan BHXH nhập quá trình tham gia trước đây.

- Trường hợp 3: Người tham gia đã đăng ký đóng BHXH tự nguyện một thời gian nhưng sau đó vì lý do gì đó không đóng tiếp nên gián đoạn, nay có nguyện vọng đóng lại thì lập tờ khai TK01-TS ghi rõ lý do đăng ký đóng lại và nộp tiền cho đại lý thu BHXH.

* Người tham gia đã đăng ký mức đóng, phương thức đóng trước đó muốn thay đổi mức đóng, phương thức đóng kì này thì lập tờ khai TK01-TS ghi rõ nội dung thay đổi và nộp cho đại lý thu BHXH.

1.3. Nội dung về phát triển đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện

1.3.1. Gia tăng mức độ bao phủ của hệ thống BHXH tự nguyện

Mức độ bao phủ của hệ thống BHXH tự nguyện là sự phản ánh mức độ tham gia của người lao động đối với chính sách này. Nếu mức độ tham gia BHXH tự nguyện càng cao thì mức độ an toàn cho người lao động khi tuổi già hoặc khi gặp rủi ro càng cao. Điều này cũng đồng nghĩa với khả năng phòng ngừa rủi ro của người lao động càng cao. Mặt khác, nó cũng phản ánh trình độ phát triển và sự tiến bộ xã hội của một quốc gia. Xu hướng chung, BHXH tự nguyện nhằm hướng tới bảo đảm an toàn cho mọi thành viên trong xã hội, phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục hậu quả rủi ro và đảm bảo ASXH. Từ đó sẽ tạo ra sự công bằng, bình đẳng giữa các tầng lớp lao động trong xã hội. Qua đó giúp cho người lao động yên tâm, tin tưởng vào chính sách tốt đẹp của Nhà nước và đây chính là động lực để khuyến khích họ tích cực lao động, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động. Vì vậy, việc mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện là mục tiêu mà các quốc gia đang hướng tới và đây cũng chính là nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của người lao động từ bao đời nay.

1.3.2. Kích thích nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người dân

Như đã biết, để có của cải vật chất con người phải lao động, để lao động con người phải có sức khoẻ và khả năng lao động nhất định. Trong thực tế cuộc sống không phải NLĐ nào cũng có đủ điều kiện về sức khoẻ và khả

năng lao động hoặc những may mắn khác để hoàn thành nhiệm vụ lao động, công tác hoặc tạo nên cho mình và gia đình một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Ngược lại, không mấy ai tránh khỏi những rủi ro, bất hạnh như ốm đau, tai nạn, hay già yếu, chết hoặc thiếu công việc làm do những ảnh hưởng của tự nhiên, của những điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác. Khi rơi vào các trường hợp đó, các nhu cầu thiết yếu không vì thế mà mất đi. Trái lại, có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm nhu cầu mới. Sự xuất hiện của BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết phải tiến hành bảo hiểm cho NLĐ. Vì vậy, BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của NLĐ và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người như trong Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc họp thông qua ngày 10-12-1948 đã nêu: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng Bảo hiểm xã hội”.

1.3.3. Hoàn thiện, mở rộng mạng lưới hệ thống Đại lý thu BHXH tự nguyện

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một chính sách mới của Đảng và Nhà nước ta đối với người lao động là nông dân, ngư dân, diêm dân và lao động ở khu vực PCT. Để BHXH tự nguyện thực phát huy được tính nhân văn của nó, thì ngoài việc Nhà nước ban hành chính sách BHXH tự nguyện phù hợp với thực tiễn, công tác tổ chức bộ máy triển khai cũng hết sức quan trọng. Vì đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là lao động có quy mô rất lớn, chiếm khoảng 70% LLLĐ trong cả nước, thu nhập thấp và không ổn định, trình độ chuyên môn thấp, mang nặng tính văn hóa làng xã, chưa có thói quen tham gia BHXH tự nguyện, nên để phát triển được đối tượng tham gia thì BHXH Việt Nam cần phải tổ chức bộ máy thực thi chuyên nghiệp, xứng tầm và phù hợp với quy mô và đặc điểm của lao động. Trên thực tế, cơ cấu tổ chức bộ

máy thực thi chính sách BHXH ở Việt Nam được hình thành theo 3 cấp: Ở trung ương có BHXH Việt Nam; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có BHXH tỉnh, thành phố; ở quận, huyện, thị xã có BHXH quận, huyện, thị xã.

Như vậy, chỉ có 3 cấp quản lý chung các loại hình BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), chưa tổ chức bộ máy triển khai riêng cho BHXH tự nguyện.

Vì BHXH chưa có bộ máy tổ chức ở cấp xã phường nên những người lao động có nhu cầu đăng ký tham gia và nộp phí phải đến tận cơ sở BHXH huyện để làm thủ tục và nộp phí.

Để khắc phục tình trạng trên, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam ký kết các chương trình hợp tác. Năm 2013, triển khai thí điểm chi trả chế độ hưu trí thông qua hệ thống này, theo đó, người về hưu sẽ được nhận tiền lương hưu tại các điểm của Bưu điện xã phường nơi cư trú. Năm 2014, thí điểm thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện thông qua các điểm Bưu điện xã phường. Trên thực tế, quản lý đối tượng tham gia và thụ hưởng là một công việc phức tạp ngay cả đối với ngành BHXH Việt Nam. Vì vậy, để chi trả lương hưu, đăng ký tham gia và thu BHXH tự nguyện qua hệ thống Bưu điện xã phường được đảm bảo đúng, đủ, kịp thời, thuận lợi và an toàn, điều này đòi hỏi phải mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ ngành Bưu điện về lĩnh vực bảo hiểm. Đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ với UBND các cấp, cán bộ tư pháp, các tổ chức hưu trí tại các khu dân cư để nắm bắt kịp thời biến động của đối tượng thụ hưởng.

Do đặc điểm của người nông dân sinh sống trên địa bàn rộng, phức tạp, hình thức tham gia đơn lẻ…công tác thu phí của người tham gia phải thu trực tiếp bằng tiền mặt, việc tổ chức ở cơ sở để cho người nông dân tham gia BHXH tự nguyện là vấn đề cần được quan tâm giải quyết của toàn xã hội, của các cấp, các ngành.

Do vậy, cần phải có chính sách xây dựng mạng lưới đại lý làm công tác BHXH tự nguyện trên từng địa bàn xã phường, thị trấn. Cần có cơ chế, chủ trương tăng cường cán bộ chuyên trách của cơ quan BHXH huyện, thị xã, thành phố trực tiếp cùng các đại lý để triển khai BHXH tự nguyện cho người dân.

1.3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện BHXH tự nguyện

Để người lao động hiểu được tham gia BHXH tự nguyện vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của người lao động, thì công tác tuyên truyền giữ vai trò rất quan trọng. Nếu công tác tuyên truyền phù hợp về nội dung và hình thức cho từng nhóm đối tượng tham gia sẽ khuyến khích và phát triển được đối tượng tham gia.

Có thể nói, công tác thông tin tuyên truyền về BHXH tự nguyện luôn được gắn liền với quá trình hình thành và phát triển chính sách BHXH. Hiện nay, công tác thông tin tuyên truyền và phổ biến chế độ chính sách BHXH chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu thông qua hình thức in và phát hành các văn bản pháp quy. Phạm vi đối tượng nắm và hiểu biết về các chế độ, chính sách BHXH chủ yếu chỉ dừng lại ở lãnh đạo các cấp, các ngành, những người làm công tác quản lý trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước.

Sau khi hệ thống BHXH Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động, nó đã trở thành cơ quan có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH - BHYT và quản lý quỹ theo quy định của pháp luật. Công tác thông tin tuyên truyền đã được BHXH Việt Nam xác định là một nhiệm vụ và luôn được quan tâm tổ chức thực hiện. Hệ thống thông tin tuyên truyền BHXH nói chung và BHXH tự nguyện cho người dân nói riêng được coi là một công tác quan trọng của ngành BHXH.

Do đặc điểm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là nông dân và lao động thuộc khu vực phi chính thức nên trình độ nhận thức và mức thu nhập thấp, hơn nữa lại không ổn định, thiếu điều kiện cơ sở vật chất để nắm bắt và cập nhật thông tin nên người nông dân luôn trong tình trạng thiếu thông tin trầm trọng. Chính vì vậy, công tác thông tin tuyên truyền phải đa dạng hoá các hình thức và nội dung truyền thông, đơn giản hoá các vấn đề để người dân dễ hiểu. Công tác thông tin tuyên truyền có vị trí rất quan trọng, nó có tác dụng chi phối, can thiệp, tác động đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách ASXH. Đồng thời, đưa chính sách BHXH tự nguyện đến các cấp, các ngành và mọi thành viên trong xã hội không chỉ nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về mục đích, ý nghĩa chủ trương đường lối của Đảng và chế độ, chính sách của Nhà nước. Từ đó đem lại niềm tin và sự quan tâm hơn của mọi người dân.

Với vai trò và sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển BHXH tự nguyện như vậy, công tác thông tin tuyên truyền cần phải có những giải pháp linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Làm sao cho người dân hiểu đúng hiểu đủ, nắm bắt một cách dễ dàng nhất ý nghĩa và tính nhân văn của các chế độ, chính sách BHXH tự nguyện dẫn đến tự giác và nhận thức được tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, kết quả là số nông dân tham gia BHXH tự nguyện ngày một đông hơn. Điều đó cho thấy công tác thông tin tuyên truyền có nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển BHXH tự nguyện cho người dân.

1.3.5. Đổi mới các chế độ BHXH tự nguyện được hưởng

Bảo hiểm xã hội tự nguyện thực chất là một loại hình của BHXH, bởi vậy về bản chất BHXH tự nguyện cũng có những nội dung cơ bản của BHXH theo quy định tại Công ước 102 của ILO quy định quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội. Theo đó, BHXH tự nguyện cũng có thể bao gồm tất cả 9 chế độ như trong Công ước. Tuy nhiên, ILO cũng khuyến cáo không bắt buộc các quốc gia phải thực hiện đầy đủ cả 9 chế độ mà chỉ khuyến khích các nước

thành viên thực hiện ít nhất 3 chế độ, trong đó ít nhất phải có một trong các chế độ: Trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tàn tật và trợ cấp tử tuất.

Việc lựa chọn chế độ nào để áp dụng là nội dung rất quan trọng khi thiết kế chính sách BHXH tự nguyện, vì nó phụ thuộc vào thể chế chính trị và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong mỗi thời kỳ. Nội dung chế độ BHXH tự nguyện phải xác định rõ: Đối tượng được hưởng thụ, điều kiện được hưởng, thời gian hưởng và mức hưởng. Cơ sở để thiết kế nội dung này phải dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện sinh học của người lao động ở từng quốc gia.

Ở Việt Nam, BHXH tự nguyện bao gồm 2 chế độ là: hưu trí và tử tuất. Cụ thể:

1.3.5.1. Chế độ Hưu trí

* Hưởng lương hưu hàng tháng

Từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có 20 năm tham gia BHXH; Hoặc NLĐ đủ tuổi nhưng chưa đủ 20 năm tham gia BHXH thì được tham gia cho tới khi đủ 20 năm tham gia BHXH thì được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Điều 79 của Luật BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)