Kiến nghị với UBND thị xã Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (Trang 113 - 124)

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện. - Xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

- Phối hợp với BHXH thị xã Quảng Trị để tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện.

Tiểu kết Chƣơng 3:

Trên cơ sở phân tích công tác phát triển BHXH tự nguyện ở chương 2 và nghiên cứu quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về phát triển BHXH tự nguyện đến năm 2030, tác giả đề xuất 2 nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện, bao gồm: nhóm giải pháp về cơ chế chính sách BHXH tự nguyện và nhóm giải pháp về tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện. Đồng thời, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Quảng Trị và UBND thị xã Quảng Trị nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định rằng, An sinh xã hội là thước đo đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia; BHXH tự nguyện là một trong những chính sách có ý nghĩa sâu sắc đối với người lao động tự do, người có thu nhập thấp và không có thu nhập, thu nhập không ổn định như người nông dân, người mua bán nhỏ lẻ, người tự tạo việc làm, người lao động đã đủ tuổi hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH… nhằm giúp người tham gia được hưởng lương hưu để giảm bớt những khó khăn, rủi ro, nhất là khi về già; góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, đảm bảo chính sách ASXH, thể hiện sự công bằng, bình đẳng, tiến bộ, văn minh và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và ASXH tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ mới. Chính vì vậy, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành BHXH nhằm mục tiêu cụ thể hóa chủ trương đó.

Mục tiêu phát triển BHXH tự nguyện cho người lao động giai đoạn 2018 – 2020 là đảm bảo quyền lợi tham gia BHXH cho mọi người lao động khi có nhu cầu trừ những người đã tham gia BHXH bắt buộc, xây dựng các chính sách phù hợp, tăng cường mạnh hơn nữa về chất lượng các dịch vụ triển khai thực hiện nghiệp vụ hoạt động BHXH tự nguyện tăng cường phát triển nhanh đối tượng lao động tham gia.

Luật BHXH quy định về BHXH tự nguyện đã được ban hành và thực hiện cho đến nay, tuy nhiên kết quả tham gia BHXH tự nguyện của người lao động vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện tại thị xã Quảng Trị rất cao, chiếm 84,98% số người

trong độ tuổi lao động. Với thực trạng đó, luận văn đã đi sâu vào việc phân tích, chứng minh để làm rõ thêm cơ sở lý luận về BHXH tự nguyện, nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị đạt hiệu quả cao hơn. Thông qua các nội dung sau: đánh giá được thực trạng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị; đánh giá nhu cầu, công tác quản lý đối tượng, kiểm tra; đánh giá được các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

Để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đạt được kết quả cao cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như: Hoàn thiện cơ chế chính sách BHXH tự nguyện; tăng cường các giải pháp về tổ chức triển khai BHXH tự nguyện. Cụ thể:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện.

- Phát triển mạng lưới và đào tạo đại lý làm công tác thu BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và phối hợp của các cơ quan ban ngành trên địa bàn thị xã Quảng Trị .

- Xây dựng chiến lược phát triển đối tượng tham gia.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

Cuối cùng, tác giả đưa ra một số các kiến nghị với BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Quảng Trị và UBND thị xã Quảng Trị nhằm giúp cho công tác triển khai phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn được đồng bộ và đạt được kết quả cao hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Bá (2013), BHXH tự nguyện: Người dân chưa mặn mà, Thời báo Ngân hàng, truy cập ngày 28/02/2019, từ http://www. thoibaonganhang.vn.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2012), Nghị quyết số 15- NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm về việc ban hành Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020, ngày 01/6/2012.

3. Bộ Chính Trị (1997), Chỉ thị số 15-CT/TW về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH, ngày 26/05/1997.

4. Bộ Chính Trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2012), Nghị quyết số 21- NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, ngày 22/11/2012.

5. Bộ phận thu bảo hiểm xã hội tự nguyện (năm 2014- 2018), Báo cáo tổng hợp công tác thu BHXH tự nguyện thường niên năm từ 2014 – 2018 của BHXH thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.

6. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016), Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, ngày 18/02/2016.

7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Nghị định số12/CP về việc ban hành Điều lệ BHXH Việt Nam, ngày 26/01/1995.

8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Nghị định

số 19/CP về việc ban hành Thành lập hệ thống BHXH Việt Nam, ngày

9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số134/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, ngày 29/12/2015.

10. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình An sinh xã hội, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

11. Phạm Ngọc Hà (2011), Các giải pháp tăng cường BHXH tự nguyện cho nông dân ở tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

12. Mỹ Hoa (2011), Tham gia BHXH tự nguyện: Vì sao ít thu hút người dân tham gia, Báo Quảng Ngãi, truy cập ngày 29/02/2019, từ http://www.baoquangngai.vn

13. Bùi Văn Hồng (2004), Nghiên cứu mở rộng đối tượng tham gia BHXH đối với người lao động tự tạo việc làm, Đề tài khoa học, Trung tâm nghiên cứu khoa học BHXH, Hà Nội

14. ILO (1999), “Social Security in the world”, ISBN 92-2-110736-1.

15. Nguyễn Tiến Phú (2002), Cơ sở lý luận cho việc định hướng thực hiện loại hình BHXH tự nguyện ở Việt Nam trong thời gian tới, Đề tài khoa học, Cơ quan BHXH Việt Nam, Hà Nội.

16. Nguyễn Tiến Phú (2004), Nghiên cứu xây dựng lộ trình thực hiện BHXH đối với mọi người lao động ở Việt Nam, Đề tài khoa học, Trung tâm nghiên cứu khoa học BHXH, Hà Nội

17. Phạm Thị Lan Phương (2015), Nghiên cứu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án tiến sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

18. Dương Thảo Phương (2014), Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Đỗ Thị Xuân Phương (2010), Đánh giá 3 năm triển khai Luật BHXH, Đề tài khoa học, cơ quan BHXH Việt Nam, Hà Nội.

20. Lê Thị Quế (2012), Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam, Đề tài khoa học, cơ quan BHXH Việt Nam, Hà Nội.

21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006),

Luật số 71/2006/QH11 về việc ban hành Luật BHXH, ngày 29/6/2006.

22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014),

Luật số 58/2014/QH13 về việc ban hành Luật BHXH, ngày 20/11/2014.

23. Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình bảo hiểm xã hội, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, Hà Nội.

24. Trần Yên Thái (2014), Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

25. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1995), Quyết định số 76/QĐ/TC-CB về việc Thành lập BHXH huyện, thị xã thuộc tỉnh Quảng Trị, ngày 27/07/1995.

26. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017), Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, ngày 14/04/2017.

27. Nguyễn Anh Vũ (2004), Cơ sở khoa học quản lý và tổ chức thu BHXH tự nguyện, Đề tài khoa học, Ban Thu BHXH, Hà Nội

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

TÌNH HÌNH THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NGƢỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ

Trước hết, cám ơn ông (bà) đã đồng ý tham gia chương trình phỏng vấn này! Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đảm bảo An sinh xã hội, đẩy mạnh thực hiện các loại hình BHXH nhằm phát triển BHXH tự nguyện, mở rộng đối tượng tham gia, xin ông (bà) vui lòng cho biết những thông tin sau:

1. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Địa chỉ:

Khu phố (Thôn):………... Phường (Xã):………….………. Thị xã Quảng Trị

Đặc điểm người trong gia đình Giới tính: Nam = 1; Nữ = 0

STT Mối quan hệ Tuổi Giới tính Nghề nghiệp Học vấn Đã tham gia BHXH chưa? Đối tượng tham gia BHXH Tình trạng tham gia BHXH - Tham gia = 1; - Chưa tham gia = 0

Đối tượng tham gia BHXH

- BHXH tự nguyện = 1 - BHXH bắc buộc = 2

2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN 2.1. Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện

STT Câu hỏi Trả lời

hóa

Chuyển câu hỏi

F1.1

Trong năm vừa qua có ai trong gia đình đến tuổi

nghỉ hưu không?

- Có 1 F1.2

- Không 2

F1.2 Nếu có thì nguồn thu nhập có bị ảnh hưởng không?

- Có 1

F1.3 Lý do vì sao nguồn thu nhập lại bị giảm đáng kể?

- Không thể làm việc được 1

- Không có công việc phù hợp 2

- Không có người thân giúp đỡ 3

- Không có nhiều nguồn thu ổn định 4

- Khác (ghi rõ): ……… 5

F1.4

Ông (bà) có mong muốn tham gia BHXH tự

nguyện không?

- Tham gia: vì có đủ khả năng tài chính 1 - Tham gia: nếu như hiểu rõ hơn về chính sách này 2 - Tham gia: Nếu Nhà nước bắt buộc tham gia 3 - Tham gia: Nếu Nhà nước hỗ trợ 1 phần mức đóng 4

- Không tham gia 5

2.2. Công tác quản lý, phát triển đối tƣợng và tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện

STT Câu hỏi Trả lời

hóa

Chuyển câu hỏi

F2.1

Ông (bà) có hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện ở mức độ nào?

- Không biết gì 1

F2.3

- Có nghe nói nhưng không hiểu 2

- Có biết 3

F2.2

- Biết khá rõ 4

- Nắm vững 5

F2.2

Hiện tại gia đình mình có bao nhiêu người tham gia

BHXH tự nguyện?

- Đã tham gia: ……….. người 1 F2.4

- Chưa có ai tham gia 2

F2.3

Tại sao gia đình mình chưa tham gia BHXH tự nguyện?

- Tại địa phương không triển khai 1 - Không hiểu hết lợi ích, thiếu thông tin 2 - Nghe nói thủ tục tham gia BHXH rất phức tạp 3 - Thu nhập thấp nên không có điều kiện tham gia 4

- Không thích do mức hưởng thấp 5

- Khác (ghi rõ): ……… 6

F2.4

Ông (bà) được biết thông tin về BHXH tự nguyện từ đâu?

- Từ các văn bản của Nhà nước 1

- Đài phát thanh, truyền hình 2

- Nghe giới thiệu tại Hội nghị 4

- Người thân, bạn bè, hàng xóm 5

- Các đại lý, cộng tác viên của BHXH 6

- Khác (ghi rõ): ……… 7

2.3. Chế độ BHXH tự nguyện

F3.1

Mong muốn về các chế độ được hưởng của ông (bà)

khi tham gia BHXH tự nguyện?

- Được cấp thẻ BHYT, hưởng chế độ BHYT 1

- Được hưởng chế độ Ốm đau 2

- Được hưởng chế độ Thai sản 3

- Được hưởng chế độ TNLĐ-BNN 4

2.4. Chất lƣợng dịch vụ BHXH tự nguyện

F4.1

Ông (bà) thấy như thế nào về thủ tục tham gia và thủ tục giải quyết BHXH TN? - Đơn giản 1 - Phức tạp. Nêu rõ lý do:……… ……….. 2 F4.2

Ông (bà) cho biết về công tác phục vụ của cơ

quan BHXH tại địa phương?

- Rất hài lòng 1

- Hài lòng 2

- Cảm thấy bình thường 3

2.5. Yếu tố khác ảnh hƣởng đến tham gia BHXH tự nguyện

STT Câu hỏi Trả lời

hóa

Chuyển câu hỏi

F5.1 Trình độ học vấn của ông (bà) như thế nào?

- Cấp 1 trở xuống 1 - Cấp 2 2 - Cấp 3 3 - Cao đẳng, trung học nghề 4 - Đại học trở lên 5 F5.2 Thu nhập bình quân/tháng của 6 tháng gần đây - Dưới 500.000 đồng 1 - Từ 500.000 đồng đến 1.550.000 đồng 2 - Từ 1.550.000 đồng đến 2.700.000 đồng 3 - Từ 2.700.000 đồng đến 3.300.000 đồng 4 - Từ 3.300.000 đồng trở lên 5 F5.3 Tự đánh giá thu nhập trong năm 2018 của gia đình mình? - Rất thấp 1 - Thấp 2 - Trung bình 3 - Cao 4 - Rất cao 5

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN BHXH TỰ NGUYỆN

F6.1

Để mọi người lao động đều có thể tham gia BHXH, thì Nhà nước cần phải làm gì?

- Phải đa dạng hóa các mức đóng 1

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ 1 phần mức đóng 2 - Nâng cao chất lượng phục vụ, quản lý 3 - Tăng cường thông tin tuyên truyền 4

- Mở rộng các chế độ được hưởng 5

- BHXH bắt buộc đối với mọi người lao động 6

- Khác (ghi rõ): ……… 7

F6.2

Theo Ông (bà), để nhân dân có thể hiểu biết nhiều hơn

về chính sách BHXH tự nguyện thì cần phải tuyên

- Hội nghị, hội thảo 1

- Thông tin đại chúng, đài truyền thanh đến thôn, xóm 2

- Pano, băng rôn, áp phích 3

truyền theo hình thức nào sẽ có hiệu quả tốt nhất?

F6.3

Hiện nay Đảng, chính quyền và nhân dân xã nhà đang thực hiện Luật BHXH nhằm

tiến tới BHXH toàn dân, ông (bà) có ý kiến đóng góp

gì để chính sách này được thực hiện tốt hơn? (tóm tắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (Trang 113 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)