3.2.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện
Có thể nói truyền thông là một trong những điều kiện tồn tại tất yếu của bất kỳ xã hội và hình thái lịch sử nào. Thiết nghĩ, để NLĐ tích cực, tự giác hơn trong việc tham gia BHXH tự nguyện không chỉ cần cung cấp những thông tin về quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện mà trước hết phải giúp họ hiểu được những ý nghĩa, tính nhân văn sâu sắc, tầm quan trọng và vai trò của
BHXH tự nguyện đối với cuộc sống của họ khi đang trong độ tuổi lao động cho đến khi hết tuổi lao động. Phải làm cho họ nhìn thấy được những nguy cơ, thách thức mà họ và những người thân có thể gặp phải trong cuộc sống.
Yếu tố truyền thông một yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Truyền thông rất đa dạng có thể từ các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, ti vi,… hoặc thông qua các kênh truyền thông không chính thức như truyền miệng từ người này sang người khác gọi là (truyền thông liên cá nhân), hoặc truyền thông nhóm.
Qua khảo sát cho thấy gần 85% NLĐ trả lời phỏng vấn tán thành yếu tố truyền thông là yếu tố quan trọng tác động đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ đặc biệt tỏ ra quan tâm đến hình thức truyền thông nhóm. Một số giải pháp để phát triển các kênh truyền thông như:
* Thay đổi nội dung tuyên truyền về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Nguyên nhân quan trọng của việc nhiều lao động không quan tâm hoặc không muốn tham gia BHXH tự nguyện là do khâu tuyên truyền còn yếu. Vì vậy, để giải quyết tốt vấn đề thì việc thay đôi nội dung, hình thức tuyên truyền qua các kênh truyền thông đòi hỏi phải được tiến hành một cách hiệu quả và đồng bộ. Việc thay đổi nội dung tuyên truyền thay vì các băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, sổ tay về BHXH, nội dung tuyên truyền cần được thay đổi để nêu bật được những vấn đề:
- Nội dung tuyên truyền phải nhắm trực tiếp vào lợi ích mà người tham gia bảo hiểm sẽ nhận được và những rủi ro mà NLĐ sẽ gặp phải nếu không tham gia BHXH tự nguyện. Để làm được việc này, đội ngũ làm công tác tuyên truyền phải thật sự năng động và tâm huyết vì họ là cầu nối giữa chính sách với người dân. Có như vậy, người dân mới có thể quan tâm, lắng nghe, nhận thức và tin cậy rằng chính sách BHXH tự nguyện chỗ dựa vững chắc khi họ
không may gặp phải những rủi ro trong cuộc sống hay hết tuổi lao động. Từ đó có thể làm cho họ chuyển biến phần nào tâm lý, cách nghĩ như trước đây là chỉ lo trang trải cho những việc trước mắt hoặc chỉ tích lũy bằng hình thức phổ thông hiện nay.
- Nội dung tuyên truyền cần thay đổi để có thể truyền cảm hứng cho người tham gia để họ thấy rằng việc tham gia BHXH và nhận BHXH là một giá trị của bản thân mà những người khác không có. Đặc biệt là họ nhận thức ra một vấn đề mà bấy lâu tưởng chừng như không thể đó là tham gia BHXH tự nguyện là mang lại sự an tâm và tự tin trong cuộc sống. Bởi lẽ, lâu nay đại đa số NLĐ chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể được gia nhập ngang hàng với những người làm việc trong các cơ quan Nhà nước hay các doanh nghiệp khi về hưu. Qua đó, họ an tâm, tự tin hơn nhận thấy giá trị của mình được nâng lên, cảm thấy cuộc sống tuổi già có ý nghĩa vì không phải phụ thuộc nhiều vào con cái. Nhận thức được tính ASXH của BHXH tự nguyện, NLĐ sẽ có thái độ tích cực hơn với chính sách BHXH tự nguyện. Có như thế, NLĐ mới thấy được tham gia BHXH tự nguyện là việc cần thiết nên làm, là việc làm hoàn toàn đúng đắn và họ sẽ tin cậy vào các quyền lợi mà chính sách BHXH tự nguyện mang lại.
- Nội dung tuyên truyền không chỉ nhắm tới những người chưa tham gia hoặc có ý định tham gia BHXH tự nguyện, nội dung tuyên truyền còn phải nâng cao nhận thức về BHXH của người thân của NLĐ. Khi bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình hoặc những người đã và đang hưởng chế độ BHXH hiểu và nhận thức đầy đủ vấn đề cũng như tính thiết yếu của chính sách BHXH tự nguyện mà Nhà nước ban hành thì họ sẽ trở thành một kênh tuyên truyền hiệu quả đến tận NLĐ. Bởi chính họ là người biết cách truyền đạt và diễn giải vấn đề gần gũi nhất đến những người thân của họ. Do vậy, theo tác giả việc tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện không chỉ tập
trung tuyên truyền cho NLĐ mà cần thiết phải tuyên truyền vào đến tận các đơn vị có sử dụng lao động để NLĐ biết và nhận thức vấn đề, từ đó họ có sự đồng thuận về BHXH tự nguyện, rồi từ chính họ lại tuyên truyền cho những người thân của mình.
* Phát triển truyền thông về bảo hiểm xã hội tự nguyện qua các phương tiện thông tin đại chúng
- Là phương tiện truyền thông chủ lực, thời gian qua, truyền thanh, truyền hình và nhất là báo chí đã thể hiện được vai trò là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Do vậy UBND tỉnh phải quy định cho các huyện, xã, phường, thị trấn giao nhiệm vụ cho đài truyền thanh các địa phương phải thường xuyên tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện của Nhà nước, đưa ra những con số thống kê tình hình tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ tại những địa phương, xã, phường.
- Chính sách BHXH tự nguyện thực sự đến được với người dân đặc biệt là ở nông thôn thì cần thiết phải xây dựng những chương trình truyền hình, truyền thanh, hoặc các bài báo viết phải thật sự thiết thực với nội dung ngắn gọn, đầy đủ, chính xác, ngôn từ dễ hiểu gần gũi với người dân, hình thức sinh động, lôi cuốn. Ví dụ: xây dựng các tiểu phẩm truyền thông, ban hành những ấn phẩm tờ rơi tuyên truyền về BHXH tự nguyện ấn tượng, dễ hiểu, hoặc tại mỗi nhà văn hóa thôn, xã, phường, thị trấn cần phải có dán các ấn phẩm tuyên truyền và nội dung quy định về BHXH tự nguyện để người dân được đọc. Mặt khác, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thì báo chí, truyền thanh, truyền hình là phương tiện để phổ biến thông tin pháp luật của Nhà nước vì vậy đối với BHXH tự nguyện là chính sách còn khá mới mẻ đối với đại bộ phận người lao động, do vậy cần thiết phải phổ biến sâu và rộng để người lao động nhận thức được.
* Về phương pháp tuyên truyền
Tuyên truyền cần nhấn mạnh tính ưu việt của chính sách BHXH tự nguyện để NLĐ hiểu, dễ cân nhắc và so sánh, cụ thể: Khi có trượt giá thì được điều chỉnh theo phần trăm lương tối thiểu của năm nghỉ hưu. Đây là ưu điểm vượt trội của BHXH, BHXH tự nguyện so với bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm thương mại.
Ngoài ra, đối với truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng: Tăng cường thời lượng phát sóng các chuyên đề về BHXH tự nguyện trên truyền hình, truyền thanh, đồng thời nâng cao chất lượng các chuyên đề để phổ biến đến người dân.
Tăng cường đưa những thông tin, điểm tin, giải đáp thắc mắc các thông tin BHXH tự nguyện để NLĐ có thể tìm hiểu. Ðặc biệt những nội dung này nên phát hoặc trình chiếu vào những thời gian mà NLĐ có thể thu nhận dễ dàng nhất, có thể phát tin lặp đi lặp lại và có những thay đổi hình thức sao cho phù hợp với dân cư tại địa bàn của mình.
Đối với truyền thông nhóm, người truyền đạt nội dung phải có khả năng thuyết phục và kỹ năng truyền đạt thông tin trước quần chúng, có sự am hiểu chính sách nhất định để giải đáp những thắc mắc, tư vấn kỹ lưỡng nội dung cho đối tượng hiểu rõ hơn về chính sách BHXH tự nguyện đến với tận người dân lao động.
Phối hợp chương trình BHXH tự nguyện với các chương trình mục tiêu khác (Chương trình việc làm, Chương trình giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, bãi ngang ven biển…). Điều kiện cơ bản nhất để người lao động tham gia BHXH tự nguyện là phải có việc làm với giá trị cao và thu nhập cao, có tích lũy để có khả năng đóng BHXH tự nguyện. Do vậy, chiến lược mở rộng độ bao phủ của BHXH tự nguyện phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược việc làm,
xóa đói giảm nghèo và nhất là phối hợp với chương trình việc làm, chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia… Các chương trình này tập trung vào hỗ trợ người lao động học nghề, vay vốn tự tạo việc làm hoặc hỗ trợ tìm việc làm, xóa đói giảm nghèo.
Riêng đối với người nghèo, cận nghèo muốn họ tham gia BHXH tự nguyện, cần phải có chính sách hỗ trợ đối với họ (giống như mua BHYT cho người nghèo, cận nghèo). Tuy nhiên, hình thức hỗ trợ có thể cho vay với lãi suất ưu đãi để họ đóng BHXH tự nguyện. Chương trình cho vay cũng phải gắn với chương trình mục tiêu giảm nghèo, để đến khi họ vượt được nghèo, cận nghèo vươn lên khá giả thì họ phải tự đóng BHXH tự nguyện. Nghĩa là phải có chiến lược hỗ trợ và chiến lược "rút lui", khi họ có khả năng tự đóng BHXH tự nguyện. Nguồn quỹ cho vay BHXH tự nguyện đối với người nghèo, cận nghèo có thể thông qua thành lập Quỹ An sinh xã hội ở cơ sở (thôn, bản, làng, xã) từ nguồn ngân sách nhà nước, đóng góp của nhân dân và hỗ trợ quốc tế (hiện nay Ngân hàng Thế giới rất quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ đóng góp vào chương trình này khi chính phủ công bố rõ ràng về chính sách).
3.2.2.2. Phát triển mạng lưới và đào tạo đại lý làm công tác thu BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị
Với các đại lý thu của hệ thống Bưu điện cùng các đại lý tại các xã phường đã có như hiện nay, thì thực hiện mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là rất khó khăn vì các đại lý này chủ yếu làm nhiệm vụ thu BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện và chi trả lương hưu. Còn việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục để người dân tham gia BHXH tự nguyện là chưa đạt hiệu quả. Do vậy, cần thiết phải mở rộng thêm mạng lưới các đại lý thu BHXH tự nguyện ở cấp xã phường. Số lượng các đại lý được mở phụ thuộc vào quy mô và đặc điểm lao động ở nơi đó. Việc thành lập các đại lý được thực hiện thông qua các hội nghị tuyên truyền về BHXH tự nguyện và đào tạo các đại lý thông qua các hội nghị tập huấn.
BHXH thị xã Quảng Trị chủ động phối hợp với UBND, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… tổ chức các cuộc hội nghị tuyên truyền cho các nhóm đối tượng tại cơ sở nhằm mở rộng tuyên truyền đến vùng sâu, vùng xa góp phần làm chuyển biến tích cực nhận thức về BHXH tự nguyện của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân; phối hợp cùng chính quyền và các hội, đoàn thể cơ sở xã, phường, nhằm phát hiện, lựa chọn những người hội tụ đủ các tiêu chí về trình độ, điều kiện, nhiệt huyết… tham dự khóa tập huấn nghiệp vụ đại lý thu BHXH tự nguyện, tạo nguồn bổ sung dồi dào cho đội ngũ đại lý hiện có, để mở rộng hệ thống mạng lưới đại lý trên địa bàn.
Tại các hội nghị tập huấn, ngoài việc lĩnh hội toàn bộ các nội dung cơ bản về nghiệp vụ BHXH tự nguyện, cần tập trung đi sâu vào những vấn đề cụ thể như đối tượng tham gia, mức đóng, phương thức đóng, mức hưởng, quy trình, thủ tục tham gia và hưởng, quyền lợi, trách nhiệm của người tham gia… Ứng viên đại lý cần được cung cấp một lượng thông tin cần thiết để có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về nghề đại lý bảo hiểm phi thương mại, một nghề mang tính ổn định, chuyên nghiệp và nhân văn. Điểm nổi bật ở các hội nghị tập huấn này là sự nhen nhóm lòng đam mê nghề nghiệp, nâng cao chất lượng tư vấn một cách bài bản cho các đại lý tiềm năng, khơi dậy sự chủ động đầu tư thời gian và lòng quyết tâm, thực sự là nhịp cầu trung gian dẫn dắt người dân đến với chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước để được tiếp cận, thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi về BHXH tự nguyện. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hàng năm cho từng đại lý; đồng thời, xây dựng cơ chế chính sách và mức hoa hồng hỗ trợ phù hợp nhằm động viên, khuyến khích các đại lý BHXH tự nguyện hoạt động một cách có hiệu quả.
Để đạt 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, trong đó có 3 triệu người tham gia BHXH tự nguyện đến năm 2020, theo mục tiêu Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị đã đề ra, ngoài sự vào cuộc với
quyết tâm cao của các cấp, các ngành thì đội ngũ đại lý thu BHXH tự nguyện ở cấp xã, phường chính là bộ phận chủ lực trực tiếp, là hạt nhân nòng cốt, là cầu nối đưa chính sách BHXH tự nguyện đến với người lao động, không ngừng mở rộng, phát triển diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
3.2.2.3. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và phối hợp của các cơ quan ban ngành trên địa bàn thị xã Quảng Trị
Vấn đề phát triển BHXH tự nguyện đã được thể hiện trong các văn bản, Nghị quyết của Đảng, đặc biệt trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020 nêu rõ: “Nghiên cứu xây dựng chính sách khuyến khích nông dân, lao động trong khu vực PCT tham gia BHXH tự nguyện. Phấn đấu đến năm 2020 cả nước có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, trong đó có 3 triệu người tham gia BHXH tự nguyện”. Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020 cũng đặt ra mục tiêu là: “Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, BHYT; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện…”.
Như vậy, có thể thấy thực hiện phát triển BHXH tự nguyện là nhằm thực hiện mục tiêu ASXH của quốc gia. Chính vì lẽ đó, để đạt được mục tiêu Nghị quyết đặt ra đòi hỏi không chỉ riêng sự nỗ lực của ngành BHXH mà cần có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị. Trên thực tế hiện nay còn một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến chính sách BHXH tự nguyện, công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa sâu sát; chưa coi công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện là của cấp mình phải làm mà chỉ xem đó như là chuyện riêng của ngành BHXH. Chưa có sự phối hợp trách nhiệm giữa BHXH quận, huyện với
chính quyền cấp huyện, xã. Nếu cấp xã, thôn, việc tuyên truyền, vận động người lao động tham gia BHXH tự nguyện bị xem nhẹ, không được quan tâm đúng mức thì việc phát triển đối tượng tham gia sẽ rất khó khăn vì đây là cấp cơ sở gần dân nhất và tiếp xúc với dân nhiều nhất.
Chính vì vậy, BHXH thị xã Quảng Trị cần chủ động, kịp thời tham mưu, đề xuất với HĐND, UBND thị xã Quảng Trị đưa chỉ số phát triển đối tượng