Nguyên nhân các hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (Trang 86)

Có rất nhiều nguyên nhân đã làm cho việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong thời gian qua còn hạn chế, trong đó phải kể đến có 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu là: Chính sách BHXH tự nguyện, tổ chức triển khai chính sách và từ phía người lao động.

2.4.3.1. Chính sách BHXH tự nguyện

- Mức đóng BHXH tự nguyện theo quy định vẫn còn khá cao so với thu nhập. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 87 Luật BHXH năm 2014, người lao

động tham gia BHXH tự nguyện hàng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn (700.000 đồng/tháng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Tuy mức đóng thấp nhất bằng mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn, tức là 1 tháng người lao động chỉ cần đóng 154.000 đồng, tuy nhiên với 1 số đối tượng có việc làm không ổn định, theo thời vụ; thu nhập bấp bênh, nhất là đối tượng thuộc diện nghèo, cận nghèo thì số tiền trên cũng khá lớn so với khả năng của họ.

-Còn thiếu có sự công bằng, bình đẳng giữa 2 loại hình BHXH bắt buộc và tự nguyện, cụ thể:

+ Đối với BHXH bắt buộc, khi tham gia BHXH thì người lao động được hưởng 5 chế độ nhưng khi tham gia BHXH tự nguyện thì người lao động chỉ được hưởng 2 chế độ hưu trí và tử tuất, còn 3 chế độ ngắn hạn ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp lại không được hưởng, mặc dù 3 chế độ này cũng rất cần thiết đối với người tham gia BHXH tự nguyện.

+ Điểm a Khoản 1 Điều 80 Luật BHXH năm 2014 về hưởng trợ cấp mai táng phí đối với người tham gia BHXH tự nguyện quy định: “Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng khi người lao động chết có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên” là chưa công bằng, bình đẳng vì đối với người tham gia BHXH bắt buộc thì chỉ cần đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên đã được hưởng trợ cấp mai táng phí.

+ Người tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng trợ cấp tuất 1 lần. Để hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, người tham gia BHXH tự nguyện phải có thời gian tham gia BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên mới được hưởng chế độ này.

2.4.3.2. Tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện

- Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao. Rất nhiều người lao động chưa hiểu biết về quy trình, thủ tục đăng ký tham gia cũng như những lợi ích của chính sách BHXH tự nguyện đem lại. Do vậy, để người dân hiểu rõ được điều đó, thì phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện. Trong thời gian qua, nội dung tuyên truyền chưa ngắn gọn, dễ hiểu, chưa sát với thực tế, mà chủ yếu tập trung vào phổ biến các chế độ của BHXH bắt buộc, phổ biến đến các khu công nghiệp, nhà máy nơi có nhiều người sử dụng lao động và người lao động làm công ăn lương. Hình thức tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng, hấp dẫn và còn thiếu các hình thức phù hợp cho từng đối tượng, địa bàn tuyên truyền (như tuyên truyền trực tiếp, tổ chức các cuộc đối thoại, giải thích đến người dân tận các thôn bản, cụm dân cư, vùng sâu, vùng xa...).

- Một nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đó là công tác phát triển mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện. Hiện nay mới chỉ có mỗi một xã phường một đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Bên cạnh chuyên môn nghiệp vụ về BHXH tự nguyện còn hạn chế thì các cán bộ làm đại lý thu BHXH chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm, vì vậy không có thời gian để tiếp cận từng khách hàng, gia đình để tiếp thị, tư vấn, thuyết phục khách hàng tham gia bảo hiểm như lực lượng nhân viên của các mô hình Bảo hiểm nhân thọ. Đây cũng chính là một hạn chế để mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

- Sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với các các cấp, các ngành chưa chặt chẽ. Trên thực tế hiện nay, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến chính sách BHXH tự nguyện, nên công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa sâu sát mà xem đây như là chuyện riêng của ngành BHXH. Nếu có sự

phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và có trách nhiệm giữa cơ quan BHXH với chính quyền địa phương và các phòng, ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện, thì việc triển khai chính sách BHXH tự nguyện sẽ có hiệu quả hơn. Đặc biệt là sự phối hợp giữa cơ quan BHXH cấp huyện với chính quyền xã, phường và các hội, đoàn thể (như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân...) trong công tác vận động, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người lao động về tính nhân văn của chính sách BHXH tự nguyện thì sẽ thu hút được nhiều người lao động tham gia.

2.4.3.3. Từ phía người lao động

Một là, người lao động có thu nhấp thấp và không ổn định.

Thực tiễn đã chỉ ra là giữa nhân tố thu nhập và mức độ bao phủ BHXH tự nguyện của người lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. BHXH trong kinh tế thị trường thực hiện theo nguyên tắc đóng - hưởng. Cho nên, người lao động có việc làm mới có thu nhập và do đó, mới có khả năng tham gia BHXH tự nguyện. Thu nhập của người dân có ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện được tổng hợp qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.8. Ảnh hƣởng của thu nhập bình quân hàng tháng và quyết định tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị

Tiêu chí Tổng số (ngƣời) Đã tham gia (ngƣời) Chƣa tham gia (ngƣời) Tỉ lệ số ngƣời đã tham gia (%) Tỉ lệ số ngƣời chƣa tham gia (%) Tổng số (người) 500 57 443 11,40 88,60 Dưới 500.000đ 53 53 100 Từ 500.000đ đến 1.1550.000đ 185 2 183 1,08 98,92 Từ 1.1550.000đ đến 2.700.000đ 167 9 158 5,39 94,61 Từ 2.700.000đ đến 3.300.000đ 56 17 39 30,36 69,64 Từ 3.300.000đ trở lên 39 29 10 74,36 25,64

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán)

Như vậy, khả năng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập. Thu nhập của người dân càng tăng thì quyết định tham gia BHXH tự nguyện càng nhiều. Có thể nói, thu nhập thấp và không ổn định là trở ngại lớn nhất trong việc quyết định lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện. Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện là rất lớn và chính đáng, song khả năng đáp ứng nhu cầu của người lao động lại rất hạn chế do thu nhập thấp và không ổn định. Do vậy, độ bao phủ của BHXH tự nguyện muốn tăng lên chủ yếu là phải dựa trên cơ sở phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của nhân dân.

Hai là, người lao động ít lo cho tương lai xa. Theo truyền thống và phong tục tập quán của người dân Việt Nam là người già thường được con cháu chăm lo nuôi dưỡng. Nhiều người già vẫn còn mang nặng tư tưởng “trẻ cậy cha, già cậy con”, cuộc sống sau này khi già cả sẽ do con cháu chăm lo. Bên cạnh đó, có thể nói người dân Việt Nam chưa làm quen với các dịch vụ công, phúc lợi xã hội như các nước trên thế giới. Đây cũng là biểu hiện đặc trưng của một nước đang phát triển. Chính vì vậy, phần đông người lao động khi chưa có hiểu biết và nhận thức đầy đủ về chính sách BHXH tự nguyện thì bản thân họ không thấy được ích lợi an sinh của chính sách này nên không muốn tham gia và không quan tâm đến BHXH tự nguyện.

Ba là, người tham gia BHXH tự nguyện là những lao động tự do rất khó quản lý và thường xuyên biến động. Chính đặc điểm này của lao động tham gia BHXH tự nguyện làm cho công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật, quản lý đối tượng, quy trình thu nộp, giải quyết chế độ, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về BHXH tự nguyện gặp nhiều khó khăn.

Tiếu kết Chƣơng 2:

Trong chương 2, tác giả giới thiệu tổng quan về BHXH thị xã Quảng Trị, chức năng, nhiệm vụ cũng như cơ cấu tổ chức và hoạt động của BHXH thị xã Quảng Trị. Nêu lên nội dung cơ bản về công tác thu BHXH tự nguyện và sử dụng quỹ BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị.

Trên cơ sở lý luận tác giả đưa ra trong chương 1, tác giả tiến hành đánh giá về thực trạng công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị giai đoạn 2014 – 2018. Từ đó, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại về công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Có 3 nhóm nguyên nhân tạo ra sự hạn chế về việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là:

- Chính sách BHXH tự nguyện;

- Tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện; - Từ phía người lao động.

Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế tác giả đánh giá trong nội dung chương 2 sẽ là cơ sở rất quan trọng để tác giả đề xuất những giải pháp và kiến nghị ở chương 3 nhằm hoàn thiện công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị.

Chương 3:

MỘT SỐGIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN

ĐỐI TƢỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ.

3.1. Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu phát triển đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện đến năm 2030

3.1.1. Quan điểm chỉ đạo

An sinh xã hội cho mọi người dân luôn được Đảng ta quan tâm sâu sắc và không ngừng hoàn thiện, đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của đất nước trong từng thời kỳ; điều này thể hiện rất rõ tại các văn kiện qua các kỳ Đại hội của Đảng và với từng chủ trương, chính sách cụ thể của Nhà nước. Đặc biệt, ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”. Trong đó, đề ra mục tiêu “phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượng lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp”.

Nay với việc Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tiếp tục ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với chính sách BHXH. Trong đó nhấn mạnh: “mở rộng diện bao phủ BHXH, đẩy nhanh việc gia tăng người lao động tham gia BHXH, nhất là trong khu vực phi chính thức”. Đây là một nội dung cực kỳ quan trọng, bởi vì hiện nay, tỷ lệ lao động ở khu vực phi chính thức còn rất cao.

Với mục tiêu hướng tới BHXH toàn dân, có thể khẳng định đây vừa là cơ hội, cũng vừa là thách thức cho các Bộ, ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền nói chung và BHXH Việt Nam nói riêng trong việc tiếp tục hoàn thiện

chính sách pháp luật BHXH cũng như cơ chế tổ chức thực hiện BHXH phù hợp với thực tiễn đất nước trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trước những thách thức trong dịch chuyển lao động, thay đổi cơ cấu ngành - nghề, mối quan hệ lao động trong cuộc cách mạng 4.0…

3.1.2. Mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị bàn thị xã Quảng Trị

Nghị quyết số 28-NQ/TW đặt mục tiêu tổng quát “Từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân”. Trong đó:

Giai đoạn đến năm 2021: Phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực PCT tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Giai đoạn đến năm 2025: Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực PCT tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2,5% LLLĐ trong độ tuổi.

Giai đoạn đến năm 2030: Phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực PCT tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Đây là một thách thức đặt ra cho ngành BHXH nói chung và BHXH thị xã nói riêng. Để đạt được mục tiêu này, trong thời gian tới, cần thực hiện tốt các nội dung:

- Đổi mới cơ chế tổ chức thực hiện, chuyển đổi tác phong phục vụ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hệ thống quản lý BHXH; cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ bảo đảm việc giải quyết các chế độ BHXH đầy đủ, kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, mở rộng mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện; có giải pháp khuyến khích các địa phương vận động, phát triển đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện.

- Từng bước mở rộng độ bao phủ, với mục tiêu số người tham BHXH tăng dần qua các năm, và thực hiện nhiều chế độ hơn.

- Xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương, trình HĐND quyết định; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm đạt được chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH đã đặt ra.

3.2. Giải pháp phát triển đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị

Có thể thấy, đối tượng tham gia thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện tại thị xã Quảng Trị hiện nay là rất lớn, đa dạng, sinh sống và lao động dàn trải trên khắp địa bàn. Nên để triển khai có hiệu quả chính sách BHXH tự nguyện, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp có tính chiến lược để đưa chính sách BHXH tự nguyện vào cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân lao động, đảm bảo chính sách ASXH. Theo đó, có 2 nhóm giải pháp cơ bản là cơ chế chính sách và tổ chức triển khai BHXH tự nguyện.

3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách BHXH tự nguyện

Luật BHXH sửa đổi đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014 (Luật số: 58/2014/QH13), gồm 09 Chương, 125 Điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.

Mục tiêu đặt ra khi xây dựng Luật BHXH sửa đổi đó là mở rộng đối tượng tham gia BHXH, hoàn thiện các chế độ chính sách BHXH, đảm bảo sự bình đẳng trong tham gia và hưởng thụ BHXH, đảm bảo nguyên tắc đóng hưởng, sự bền vững của hệ thống BHXH, tổ chức thực hiện minh bạch, đơn giản, thuận tiện hơn. Thực tế cho thấy, việc thay đổi một số điểm của Luật BHXH về BHXH tự nguyện như: Không khống chế tuổi “trần” khi tham gia BHXH tự nguyện; quy định về mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm

xã hội tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn; có nhiều phương thức đóng hơn, linh hoạt và thuận tiện hơn cho các đối tượng; từ tháng 1/2018, Nhà nước hỗ trợ 1 phần mức đóng cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện… đã giúp mở rộng thêm đối tượng tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (Trang 86)