Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (Trang 67 - 74)

đó cũng lý giải tại sao khi có đủ khả năng tài chính, người dân sẽ tham gia chiếm tỷ lệ cũng khá cao là 15,41%. Vì vậy, muốn phát triển được đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thì cần quan tâm đến vấn đề thu nhập của người dân và khả năng tài chính của họ.

Số người mong muốn tham gia nếu như hiểu rõ hơn về chính sách BHXH tự nguyện chiếm tỷ lệ 14,99%. Điều này chứng tỏ công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện chưa bao phủ rộng khắp đến mọi người dân. Đặc biệt với những người dân sống ở nơi vùng sâu, vùng xa, việc tiếp cận thông tin còn yếu và thiếu.

Cũng theo biểu đồ 2.3 số người mong muốn tham gia nếu Nhà nước bắt buộc chiếm 13,07%, số liệu này cho thấy ý thức tự giác hay tinh thần tự nguyện bảo vệ cho bản thân của người dân còn thấp.

Qua biểu đồ trên có thể nhận thấy được một điều là: mong muốn tham gia BHXH tự nguyện của người dân thì nhiều nhưng khi triển khai thì lại đạt kết quả lại ít (chỉ có 11,40% số người tham gia). Để có thể đánh giá nguyên nhân tại sao lại như vậy, tác giả tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc triển khai chính sách và quyết định tham gia BHXH tự nguyện, từ đó có cơ sở để đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn được hiệu quả hơn.

2.3.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện tự nguyện

Trong những năm qua, BHXH thị xã Quảng Trị đã phối hợp thường xuyên với các cơ quan, đoàn thể, Phòng, ban ngành như: Thị ủy, UBND - HĐND thị xã Quảng Trị, Phòng Lao động Thương binh xã hội, Liên Đoàn lao động, Phòng Văn hóa Thông tin, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Ban

Tuyên giáo, Đài truyền thanh thị xã Quảng Trị nhằm tăng cường công tác tuyên truyền về BHXH cho mọi người lao động và BHYT cho toàn dân; cử báo cáo viên tuyên truyền về Luật BHXH, BHYT sửa đổi, bổ sung cho báo cáo viên, bí thư các xã, phường và các cơ quan đơn vị trên địa bàn thị xã.

Nhận thức được vai trò của công tác tuyên truyền, thời gian qua công tác tuyên truyền của cơ quan BHXH thị xã Quảng Trị đã được coi trọng với các hoạt động thường xuyên là cung cấp văn bản, tờ rơi, phổ biến pháp luật trên sóng phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí của thị xã, của ngành. Đồng thời phổ biến trên các trang thông tin điện tử, diễn đàn để hỗ trợ tra cứu văn bản pháp quy về chính sách chế độ BHXH. Phối hợp các cơ quan đoàn thể các cấp, Đài phát thanh truyền hình tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH đến người dân. Cụ thể hoạt động tuyên truyền tại thị xã Quảng Trị được thể hiện trong báo cáo tổng hợp của Cơ quan BHXH thị xã Quảng Trị qua các năm như sau:

Bảng 2.4. Tổng hợp hoạt động tuyên truyền BHXH trên địa bàn thị xã Quảng Trị giai đoạn 2014 - 2018

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Cung cấp văn bản Văn

bản 15 22 27 30 35

Cung cấp tờ rơi tuyên truyền

Ấn

phẩm 1500 1800 2100 2500 3200

Biển quảng cáo, pano,

áp phích Biển 2 4 7 8 10

Bài phát trên đài

truyền thanh thị xã Bài 5 7 10 13 15

Chi phí cho hoạt động tuyên truyền

Triệu

đồng 20 62 190 95 87

Số lượng hoạt động tuyên truyền ngày càng được tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền vẫn tập trung chủ yếu về mảng BHXH bắt buộc, tuyên truyền, phát triển BHYT toàn dân chứ chưa thực sự chú trọng mảng BHXH tự nguyện. Chính vì vậy, BHXH tự nguyện chưa được người dân hiểu biết rộng rãi. Năm 2018, song song với việc tuyên truyền BHXH, BHYT, BHXH thị xã Quảng Trị cũng thực hiện việc tuyên truyền BHXH tự nguyện thông qua các ấn phẩm, tạp chí, báo đài. Tuy vậy, việc tuyên truyền không đạt được hiệu quả cao. 9 tháng đầu năm 2018, chỉ có 58 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 53,2% so với kế hoạch được giao.

Nhận thấy tình hình trên, bám sát phong trào thi đua “nước rút” 3 tháng cuối năm, với chủ đề “Nỗ lực phấn đấu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, hoàn thành nhiệm vụ thu và giảm nợ BHXH, BHYT, BHTN 3 tháng cuối năm 2018” do BHXH tỉnh Quảng Trị đề ra, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu được giao. Quý 4/2018, BHXH thị xã Quảng Trị đã đề ra kế hoạch, tập trung nguồn nhân lực, phối hợp với UBND các cấp, với Đại lý thu Bưu điện tổ chức 06 Hội nghị dành riêng cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tại các phường, xã trên địa bàn; thu hút hơn 400 đối tượng đến tham dự Hội nghị phát triển BHXH tự nguyện. Sau Hội nghị, đã có hơn 100 đối tượng đăng ký tham gia BHXH tự nguyện.

Điều này cho thấy rằng, hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa gây được ấn tượng, chưa thu hút công chúng, nội dung tuyên truyền chưa đi sâu, việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền chưa chủ động, chưa thường xuyên liên tục, chưa thống nhất, chưa đạt hiệu quả. Do đó, nội dung chưa được truyền tải sâu, rộng cho người tham gia và các tầng lớp dân cư.

Để nắm bắt được tình hình BHXH tự nguyện tiếp cận với người dân, thực hiện khảo sát với 500 đối tượng khác nhau về nguồn thông tin của họ đối với BHXH tự nguyện, ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.4. Nguồn thông tin về BHXH tự nguyện mà ngƣời dân có đƣợc

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán)

Với 500 phiếu điều tra, có thể nhận thấy các hình thức thông tin truyền thống như: qua văn bản, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức Đảng, đoàn thể ở địa phương lại không hiệu quả bằng việc truyền miệng trong nhân dân. Điều này có thể lý giải được rằng: nhân dân ta vốn có truyền thống truyền miệng qua dân gian khá phổ biến, đơn giản, dễ tiếp cận, dễ đi vào lòng người, và dễ tin tưởng bởi vì được truyền trực tiếp từ những người thân nhất. Mặt khác có thể thấy, việc đầu tư cho tuyên truyền thông qua các phương tiện hiện đại sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với tuyên truyền miệng. Nguồn thông tin về chính sách BHXH tự nguyện mà người nông dân có được từ việc nghe

người thân, bạn bè, hàng xóm nói lại chiếm tỉ lệ rất cao (40,40%), tương ứng với 202 người. Trong khi đó, nguồn thông tin có được từ văn bản chỉ đạt 1,80%, qua báo đài, pa – nô, áp phích đạt 5,80%. Một kênh nữa cũng rất quan trọng, đó là thông tin về chính sách BHXH tự nguyện mà người dân có được thông qua các buổi Hội nghị do cơ quan BHXH tổ chức, chiếm 17,40%, tương ứng với 87 người. Điều đó một lần nữa lại cho thấy, việc tuyên truyền, phổ biến chính sách từ ngay chính cơ quan chuyên môn bắt đầu phát huy một cách tốt hơn.

Để có cái nhìn và đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng của yếu tố thông tin, tuyên truyền trong công tác phát triển BHXH tự nguyện, ta sẽ phân tích qua các biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 2.5. Mức độ hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện

Tỷ lệ người dân hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện không nhiều, mới chỉ chiếm 56,80% trong tổng số đối tượng được phỏng vấn, 12,40% là không biết gì, còn lại 30,80% là nghe nói nhưng chưa biết rõ những quy định, thủ tục cũng như những quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện và các vấn đề có liên quan đến chính sách BHXH tự nguyện. Điều này cho thấy, việc tiếp cận qua các kênh thông tin như: các văn bản của Nhà nước, đài phát thanh, tivi, báo, tờ rơi, người thân, bạn bè, hay từ các cán bộ BHXH, cán bộ chính quyền, đoàn thể còn yếu. Hoặc các đối tượng này chưa thực sự quan tâm nhiều đến chính sách BHXH tự nguyện nên chưa chủ động năm bắt thông tin. Do đó, người dân không thể hiểu rõ được hết những ích lợi và ý nghĩa của việc tham gia BHXH tự nguyện, ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện.

Công tác thông tin tuyên truyền có vị trí rất quan trọng, đưa chính sách BHXH tự nguyện đến các cấp, các ngành và mọi thành viên trong xã hội nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về mục đích, ý nghĩa chủ trương đường lối của Đảng và chế độ, chính sách của Nhà nước. Từ đó đem lại niềm tin và sự quan tâm hơn của mọi người dân. Đồng thời, nó có tác dụng chi phối, can thiệp, ảnh hưởng đến kết quả tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện. Mục đích của công tác thông tin, truyền thông là giúp cho quần chúng nhân dân hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về chính sách BHXH tự nguyện, từ đó đem lại kết quả cuối cùng là số lượng người dân tham gia BHXH tự nguyện ngày một đông hơn. Bảng dưới đây sẽ cho ta thấy ảnh hưởng của mức độ hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện của người dân và kết quả thực hiện BHXH tự nguyện.

Bảng 2.5. Ảnh hƣởng của mức độ hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện và kết quả thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị

Tiêu chí Tổng số (ngƣời) Đã tham gia (ngƣời) Chƣa tham gia (ngƣời) Tỉ lệ số ngƣời đã tham gia (%) Tỉ lệ số ngƣời chƣa tham gia (%) Tổng số 500 57 443 11,40 88,60 Không biết 62 62 100

Nghe nói nhưng

không hiểu 154 154 100

Có biết 133 11 122 8,27 91,73

Biết khá rõ 105 20 85 19,05 80,95

Nắm vững 46 26 20 56,52 43,48

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán)

Đa số những người được tiếp cận với nguồn thông tin và hiểu biết khá rõ và nắm vững về chính sách BHXH tự nguyện thì họ sẵn sàng tham gia, tỷ lệ này chiếm tới 56,52%. Còn lại 43,48% có hiểu biết về chính sách, tuy nhiên lại chưa tham gia vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Với sự ảnh hưởng đến việc phát triển BHXH tự nguyện như vậy, công tác thông tin tuyên truyền cần phải có những giải pháp linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Làm sao cho người dân hiểu đúng, hiểu đủ, nắm bắt một cách dễ dàng nhất ý nghĩa và tính nhân văn của các chế độ, chính sách BHXH tự nguyện; giúp người dân nhận thức tầm quan trọng và lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện, làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức của người dân để từ đó phát triển thêm được đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Vì vậy, có thể nói rằng, công tác thông tin, truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả triển khai BHXH tự nguyện cho nhân dân trên địa bàn thị xã Quảng Trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã quảng trị, tỉnh quảng trị (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)