Thực hiện việc xây dựng các đại lý làm công tác BHXH tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị cũng là vấn đề quan trọng trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. BHXH thị xã Quảng Trị xác định: xây dựng, phát triển đại lý thu ở cơ sở là biện pháp hữu hiệu đưa chính sách an sinh xã hội đến với đông đảo người dân, nhất là những người vùng sâu vùng xa, người có hoàn cảnh khó khăn.
Hiện nay, BHXH thị xã Quảng Trị đã xây dựng được mỗi xã, phường có một Đại lý thu BHXH, BHYT tự nguyện. Các Đại lý này có tiêu chuẩn là: Nắm bắt kịp thời các thông tin về pháp luật BHXH, BHYT; Đang công tác tại UBND các xã, phường và được UBND đồng ý ký hợp đồng với cơ quan BHXH thị xã Quảng Trị để nhận nhiệm vụ thu BHXH, BHYT theo quy định; Tiếp nhận các thông tin, các tờ rơi tuyên truyền để thông báo tới người dân theo phạm vi quản lý của mình; Được cấp thẻ Đại lý thu BHXH, BHYT theo quy định của BHXH.
Theo Công văn hướng dẫn số 3116/BHXH-BT, về việc triển khai thu BHXH, BHYT qua hệ thống Bưu điện của BHXH Việt Nam, BHXH thị xã Quảng Trị có thêm một Đại lý thu là Bưu điện thị xã Quảng Trị. Cho đến nay đã có 06 đại lý thu BHXH, BHYT trên địa bàn thị xã Quảng Trị.
Thực hiện công văn số 464/UBND-VP ngày 16/5/2018 của Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Trị về việc tăng cường phát triển chỉ tiêu tham gia BHXH, BHYT năm 2018; Thực hiện kế hoạch giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT của BHXH tỉnh Quảng Trị năm 2018; Ngày 12/06/2019, BHXH thị xã Quảng Trị đã ra Thông báo số 121/BHXH-TB, giao chỉ tiêu khai thác, phát triển đối tượng thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình 6 tháng cuối năm 2018 cho Đại lý thu các Phường, xã và Bưu điện thị xã Quảng Trị.
Bảng 2.6. Tình hình phát triển số lƣợng ngƣời tham gia BHXH tự nguyện của các đại lý thu trong năm 2018
Đơn vị tính: Người
STT Tên Đại lý Số lƣợng
đại lý Kế hoạch Thực hiện
1 Đại lý thu Phường 1 1 8 0
2 Đại lý thu Phường 2 1 10 2
3 Đại lý thu Phường 3 1 11 3
4 Đại lý thu Phường An
Đôn 1 4 0
5 Đại lý thu Xã Hải Lệ 1 7 4
6 Đại lý thu Bưu điện thị
xã Quảng Trị 1 25 190
Tổng 6 65 199
(Nguồn: Bộ phận Thu – BHXH thị xã Quảng Trị)
Qua bảng sau, có thể nhận thấy Đại lý thu tại các xã, phường hầu hết đều không hoàn thành chỉ tiêu được đặt ra, nguyên nhân chủ yếu do Đại lý thu tại các xã, phường là cán bộ kiêm nhiệm nên có ít thời gian dành cho công tác tuyên truyền, vận động đối tượng tham gia. Hơn nữa nguồn nhân lực mỏng (chỉ 01 cán bộ đại lý thu tại mỗi phường, xã), kỹ năng tuyên truyền Luật BHXH, BHYT còn hạn chế; một số nhân viên đại lý thu chưa chủ động trong việc tiếp cận đến các địa bàn rộng, dân cư không tập trung, vì vậy việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn hạn chế.
Đại lý là cánh tay nối dài giữa cơ quan BHXH với người dân, cơ chế thông qua đại lý thu BHXH tự nguyện ở xã, phường, thị trấn để vận động tham gia, thu phí BHXH tự nguyện. Có như vậy thì mới giảm được áp lực cho bộ máy BHXH. Ngoài ra, việc hình thành hệ thống đại lý BHXH tự nguyện sẽ tạo tâm lý tích cực cho người dân đến đóng BHXH tự nguyện.
Nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ bao phủ BHXH, BHYT trên địa bàn, tiến tới BHYT toàn dân, BHXH cho mọi người lao động, một trong những giải pháp thiết thực đó chính là mở rộng, phát triển hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Với lợi thế bám sát địa bàn, hằng ngày tiếp xúc với người dân, nhân viên đại lý thu BHXH, BHYT sẽ đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ về BHXH, BHYT ở cơ sở. Từ đó, người dân dần được nâng cao nhận thức, thấy rõ lợi ích, trách nhiệm của việc tham gia BHXH, BHYT và quyền được đảm bảo an sinh từ việc thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT. Song song đó, BHXH thị xã cũng đã tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn quy trình, nghiệp vụ thu, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, vận động thu, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT cho các nhân viên đại lý thu, nhằm giúp họ nâng cao nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ thu. Đồng thời củng cố kiến thức và chất lượng hoạt động của nhân viên đại lý trong việc thực hiện thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, từ đó phát huy hiệu quả trong hoạt động của mạng lưới đại lý thu, góp phần nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHXH, BHYT.
2.3.5. Các chế độ BHXH tự nguyện
BHXH tự nguyện theo quy định hiện hành gồm có hai chế độ chính là: chế độ Hưu trí và chế độ Tử tuất. Trong khi BHXH bắt buộc ngoài 2 chế độ như BHXH tự nguyện còn có thêm các chế độ như: chế độ Ốm đau, chế độ Thai sản và chế độ TNLĐ-BNN.
Thực tế, nhu cầu của người dân về các chế độ khác ngoài 2 chế độ Hưu trí và Tử tuất là khá lớn, được thể hiện chi tiết tại biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.6. Nhu cầu của ngƣời dân về các chế độ khi tham gia BHXH tự nguyện
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán)
Số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện là lao động trong khu vực phi chính thức như nông dân, người giúp việc gia đình, người bán hàng rong, tài xế xe ôm công nghệ…, là đối tượng rất cần các chế độ BHXH khác như thai sản, ốm đau, TNLĐ, đặc biệt là chế độ về BHYT. Thế nhưng, BHXH tự nguyện lại không có các chế độ này giống như BHXH bắt buộc, vì vậy nhiều năm qua, BHXH tự nguyện kém hấp dẫn lao động phi chính thức tham gia.
Ngoài ra, với nguyên tắc đóng và hưởng là nguyên tắc cơ bản của chính sách BHXH thì mức đóng cao sẽ hưởng cao và ngược lại. Các mức hưởng hiện nay đều được tính toán dựa trên các mức đóng khác nhau, tùy theo các mức thu nhập, mức tiền lương của người tham gia. Do đó, sẽ không thể có việc đóng ít hưởng nhiều như mong muốn mà phải có sự đóng góp nhiều.
Trong nghiên cứu này, việc ý kiến của người dân về mức đóng, mức hưởng bị chi phối bởi tính chất công việc, mức thu nhập, yếu tố tâm lý và mong muốn của bản thân chứ chưa có cơ sở khoa học. Với công việc thường rất vất vả, thu nhập thấp lại không ổn định, việc có thể trích ra một khoản tiền
(hiện nay là 22% thu nhập) cho tham gia BHXH tự nguyện là điều vô cùng khó khăn. Mặc khác, người dân luôn có tâm lý chung là muốn đóng ít lại được hưởng nhiều, chính vì những lý do đó mà phần lớn ý kiến của người dân cho là mức đóng BHXH tự nguyện hiện tại là cao và mức hưởng lại thấp. Cũng chính từ những điều này đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả thực hiện BHXH tự nguyện cho người dân trên địa bàn thị xã Quảng Trị.
Đối với những người chưa tham gia (443 người, chiếm 88,6%), đa số họ cho rằng mức đóng hiện tại là cao và mức hưởng lại thấp. Điều này ảnh hưởng tới tâm lý của người tham gia, bởi lẽ với mức đóng cao và mức hưởng thấp sẽ không tạo động lực để người tham gia mặn mà với BHXH tự nguyện khi mà họ cảm thấy không có nhiều lợi ích, do đó cũng không quan tâm đến chính sách BHXH tự nguyện. Từ mối quan hệ giữa mức đóng mức hưởng và kết quả thực hiện BHXH tự nguyện cho ta thấy, mức đóng mức hưởng có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn.
Thực chất của vấn đề này không phải hoàn toàn là do mức đóng cao và mức hưởng thấp. Theo ý kiến của các nhà khoa học, khi đưa ra chính sách an sinh xã hội, người ta sẽ phải tính sao cho mức đóng và mức hưởng phù hợp với mức thu nhập của người tham gia, đồng thời cân đối quỹ BHXH tự nguyện. Do đó, việc hạ thấp mức đóng xuống và nâng cao mức hưởng lên là điều không nên làm vì nó sẽ khiến cho quỹ BHXH tự nguyện sẽ không được bảo đảm, gây ra tình trạng mất cân đối trong thu - chi quỹ BHXH.
Từ các bước phân tích trên, ta có thể thấy rằng, muốn cho việc thực hiện BHXH tự nguyện đạt kết quả cao cần phải tăng cường hơn nữa công tác truyền
thông, bằng nhiều cách thức giúp người dân hiểu biết và nhận thức sâu sắc về nội dung của chính sách. Từ đó, người dân mới có cái nhìn toàn diện và có ý kiến nhận xét dựa trên cơ sở khoa học về mức đóng, mức hưởng BHXH tự nguyện. Một khi họ đã nhận ra rằng mức đóng, mức hưởng được tính toán dựa trên nguyên tắc cơ bản, khoa học và hoàn toàn phù hợp với mức thu nhập của họ thì lúc ấy họ sẽ sẵn sàng tự nguyện tham gia, đóng BHXH tự nguyện là cách để người dân có được sự tích lũy cho tương lai khi vẫn còn khả năng lao động, tạo chỗ dựa vững chắc cho cuộc sống sau này khi tuổi già, sức yếu.