Khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 31 - 33)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2.Khả năng sinh lời của doanh nghiệp

1.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VỐN LƯU

1.2.2.Khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Khả năng sinh lời đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Độ chênh lệch giữa hai đại lượng càng lớn thì hiệu quả doanh nghiệp đạt được càng cao. Như vậy, khả năng sinh lời của doanh nghiệp thể hiện hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ kinh doanh. Trên gốc độ này, hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối với nhu cầu của thị trường. Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp tái đầu tư và mở rộng sản xuất [3]. Tuy nhiên không phải lúc nào chỉ số này cũng cho ta cái nhìn đúng đắn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Vì vậy, đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp có thể được tính tốn cụ thể hơn qua một vài thơng số sau:

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

( )

Tỷ suất này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết rằng mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao nghĩa là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi và khả năng kiểm sốt chi phí có hiệu quả. Tỷ suất này hay còn gọi là hệ số biên lợi nhuận gộp và được tính dưới dạng tỷ lệ phần trăm, nên có thể so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành và nhận ra doanh nghiệp nào đang có ưu thế.

- Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)

ư

doanh nghiệp so với tài sản của nó. ROA càng lớn cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao, doanh nghiệp đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng tài sản được đầu tư ít hơn. Tỷ số này phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh, vì vậy thích hợp để nhà quản trị phân tích so sánh chỉ số này với bình qn tồn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.

- Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ì â

Ngoài ROA cịn có một cơng cụ khác đo lường hiệu suất chung của doanh nghiệp là thu nhập trên vốn chủ sở hữu. Tỷ số này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập cho các cổ đông. ROE thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của doanh nghiệp nào. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng càng có hiệu quả đồng vốn của cổ đơng, nghĩa là doanh nghiệp đã cân đối một cách hài hồ giữa vốn cổ đơng với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngồi ra, nó cịn phụ thuộc vào quy mô và mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp. Tuỳ vào mức độ chấp nhận rủi ro mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn quy mơ vay thích hợp. Khi có vốn vay, tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp giảm làm cho ROE lớn hơn nhiều so với ROA do tác động của đòn bẩy nợ. Nếu ROE lớn hơn ROA thì có nghĩa là địn bẩy tài chính của doanh nghiệp đã có tác dụng tích cực, nghĩa là doanh nghiệp đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ suất tiền lãi mà doanh nghiệp phải trả cho cổ đơng.

Doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực của mình, nâng cao thu nhập kéo theo gia tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ giảm bớt áp lực trong quyết định đầu tư của mình, đồng thời các nhà quản trị càng có nhiều đồng lực để tăng cường đầu tư, sản xuất nhằm tối đa hoá lợi nhuận đạt được cho doanh nghiệp. Vì vậy khiến cho nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp cần được gia tăng. Gill (2011); Suleiman và Rasha (2013) nghiên cứu trên những mẫu khác nhau và cũng có cùng kết luận như vậy. Đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp bằng tỷ số ROA thường được các nhà nghiên cứu lựa chọn để nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp bởi nó chỉ đến hiệu quả trong việc khai thác toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo phân tích Dupont, tỷ số ROA của doanh nghiệp được cấu thành từ tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản. Vì vậy, tỷ số ROA của một doanh nghiệp cao chưa thể kết luận được doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả bởi nó có thể là kết quả của việc doanh nghiệp đang thu hẹp quy mô hoặc thanh lý bớt tài sản của mình. Trường hợp doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó đang điều phối hoạt động kinh doanh tốt, nâng cao hiệu quả hoạt động và làm tăng ROA cho doanh nghiệp. Do đó, tác giả lựa chọn đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua tính tốn tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động ròng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 31 - 33)