Đòn bẩy tài chính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 37 - 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5.Đòn bẩy tài chính

1.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VỐN LƯU

1.2.5.Đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Nó thể hiện việc sử dụng các nguồn vốn có chi phí cố định trong nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên mỗi cổ phần của doanh nghiệp [3]. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính được thể hiện ở hệ số nợ. Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu và ngược lại. Như vậy đòn bẩy tài chính cho thấy mức độ được tài trợ của doanh nghiệp bằng nguồn tài trợ bên ngoài.

giảm việc giám sát và hạn chế khi huy động thêm vốn từ cổ đông hoặc các tổ chức tín dụng... Bởi các nhà quản trị bao giờ cũng có thông tin về giá trị doanh nghiệp tốt hơn các nhà đầu tư bên ngoài, sự bất cân xứng thông tin này dẫn tới chi phí huy động vốn bên ngoài sẽ cao. Chính vì vậy, theo thuyết này, doanh nghiệp có hệ số nợ cao nghĩa là doanh nghiệp bị hạn chế nguồn tài chính, lúc này doanh nghiệp sẽ chú tâm nhiều hơn vào công tác quản trị vốn lưu động nhằm hạn chế lượng vốn bị ứ đọng trong hàng tồn kho và các khoản phải thu. Vì vậy nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp thường có xu hướng giảm [12]. Mối quan hệ ngược chiều giữa đòn bẩy tài chính và nhu cầu vốn lưu động ròng được khẳng định bởi các nghiên cứu của các tác giả, Raheman và Nasr (2007), Zariyawati và đồng nghiệp (2009), Mathuva (2009), Erasmus (2010), Suleiman và Rasha (2013) dựa trên mẫu tại các đất nước khác nhau.

Mục tiêu của việc sử dụng đòn bẩy tài chính là nhằm làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao có thể như con dao hai lưỡi bởi lúc này phần lợi nhuận sinh ra có thể không đủ để bù đắp chi phí lãi vay. Điều này dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp, vì vậy cùng với gia tăng nợ, các nhà quản trị cũng sẽ tích cực đầu tư làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nghiên cứu của Gill (2011) đưa ra kết luận mối tương quan cùng chiều giữa đòn bẩy tài chính và nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. Ngoài ra, do sự khác nhau về chính sách vay nợ của mỗi nước, có những nước yêu cầu phải duy trì một mức thanh khoản nhất định để đảm bảo khả năng hoàn trả đầy đủ nghĩa vụ nợ. Điều này nghĩa là doanh nghiệp có vay nợ càng nhiều thì yêu cầu về thanh khoản của doanh nghiệp đó càng cao, kéo theo đó doanh nghiệp sẽ gia tăng nhu cầu vốn lưu động ròng của mình để đảm bảo được khả năng thanh toán trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 37 - 39)