0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

MA TRẬN TƯƠNG QUAN VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 49 -49 )

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. MA TRẬN TƯƠNG QUAN VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH

2.3.1. Ma trận tương quan

Để xây dựng mô hình phù hợp, trước hết phải xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa các biến với nhau, điều này có thể thực hiện thông qua việc đánh giá ma trận tương quan – được tính toán dựa vào phần mềm SPSS.

Nhìn vào Bảng 2.3 ở dưới, ta thấy hệ số tương quan cặp giữa các biến độc lập không lớn (đa phần đều nhỏ hơn 0,8). Điều này cho thấy các biến độc lập trong mô hình có mối tương quan nhất định với nhau nhưng không chặt chẽ, từ đó có thể hạn chế hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến với nhau. Mối tương quan giữa các biến có chiều hướng như sau:

- REVVOL (Biến động doanh thu) có mối tương quan thuận với SIZE (Quy mô doanh nghiệp) và Q (Đánh giá của nhà đầu tư).

- LEV (Đòn bẩy tài chính) có mối tương quan thuận với SIZE (Quy mô doanh nghiệp).

- SIZE (Quy mô doanh nghiệp) có mối tương quan thuận với Q (Mức độ đánh giá của nhà đầu tư).

Bảng 2.3: Ma trận tương quan của các biến trong mô hình WCR_TA REVVOL PROF CCC LEV SIZE Q WCR_TA 1 -,038 -,096 ,373** ,007 -,004 -,049 ,518 ,101 ,000 ,902 ,941 ,404 REVVOL -,038 1 ,021 -,062 ,078 ,281** ,203** ,518 ,723 ,290 ,185 ,000 ,000 PROF -,096 ,021 1 ,008 -,058 -,007 ,004 ,101 ,723 ,887 ,321 ,903 ,944 CCC ,373** -,062 ,008 1 -,078 ,026 -,020 ,000 ,290 ,887 ,185 ,660 ,736 LEV ,007 ,078 -,058 -,078 1 ,366** ,036 ,902 ,185 ,321 ,185 ,000 ,536 SIZE -,004 ,281** -,007 ,026 ,366** 1 ,238** ,941 ,000 ,903 ,660 ,000 ,000 Q -,049 ,203** ,004 -,020 ,036 ,238** 1 ,404 ,000 ,944 ,736 ,536 ,000 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Như vậy, bước đầu tác giả xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến cho tất cả các biến đưa vào nghiên cứu với giả định các biến có mối quan hệ tuyến tính với nhau để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình.

2.3.2. Lựa chọn mô hình

Dựa vào nền tảng lý thuyết về nhu cầu vốn lưu động và kế thừa các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước đã được công bố của những giáo sư có uy tín tại các trường đại học trên thế giới, tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để thiết lập mô hình ban đầu nhằm tiến hành nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp.

Mô hình có một biến phụ thuộc là WCR_TA, đại diện cho nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp đã được giảm trừ tác động của quy mô. Ở đây tác giả chia nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp cho tổng tài sản nhằm hạn chế sự thống trị của doanh nghiệp có quy mô lớn nhất trong mẫu. Phương pháp tính này được đề xuất bởi Fama và French (1998). Sáu (6) nhân tố tác động tạo thành bảy (7) biến độc lập được đưa vào mô hình, bao gồm:

-Biến REVVOL – đo lường sự biến động doanh thu của doanh nghiệp, doanh thu biến động nhiều hay ít có gây ảnh hưởng tương đồng đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp hay không.

-Biến PROF – đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp thông qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

-Biến SIZE – đo lường độ lớn của tổng tài sản, thể hiện đô lớn về quy mô của doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp năm sau cao hơn năm trước có ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động không.

-Biến LEV – đo lường mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở hệ số nợ, doanh nghiệp sử dụng nợ cao hay thấp sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp.

-Biến Q – đo lường giá trị thị trường của doanh nghiệp, thể hiện mức độ đánh giá của nhà đầu tư đối với cơ hội phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.

2.4. MÔ HÌNH HỒI QUY TỔNG THỂ

Với biến phụ thuộc, các biến độc lập được mô tả như trên, kết hợp với các giả thiết nghiên cứu đề xuất, tác giả thiết lập phương trình hồi quy tuyến tính bội để tiến hành ước lượng, nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Tác giả thực hiện nghiên cứu mô hình hồi quy đa biến giữa các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. Tác giả sử dụng nhu cầu vốn lưu động ròng đã giảm trừ tác động của quy mô là thước đo thể hiện nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp như một biến phụ thuộc và các biến độc lập, bao gồm: biến động doanh thu (REVVOL), tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (PROF), chu kỳ chuyển hoá tiền mặt (CCC), tỷ lệ nợ (LEV), quy mô doanh nghiệp (SIZE) và chỉ số Tobin’s Q (Q). Tác giả cũng đã trình bày về phương pháp nghiên cứu của mô hình, xây dựng ma trận tương quan để từ đó lựa chọn ra các biến đưa vào mô hình, giúp mô hình giảm bớt hiện tượng đa cộng tuyến.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG CỦA DOANH NGHIỆP

Sử dụng phần mềm SPSS, tác giả tiến hành thống kê mẫu nghiên cứu để làm rõ những đặc điểm của các biến trong mô hình. Giá trị trung bình của nhu cầu vốn lưu động ròng chiếm khoảng 22% tổng tài sản của doanh nghiệp. Con số này khá lớn và nó thể hiện rằng doanh nghiệp cần nhiều sự tài trợ để cân bằng nhu cầu vốn thích hợp cho mục tiêu thanh khoản. Thế nhưng, đây là giai đoạn nền kinh tế trầm lắng, không ổn định và doanh nghiệp đối mặt với rất nhiều sự thiếu hụt về vốn cũng như các cơ hội tăng trưởng.

Bảng 3.1: Mô tả thống kê các biến cho toàn bộ mẫu nghiên cứu

N Giá trị trung bình Giá trị trung vị Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn WCR_TA 293 ,22433951 ,2350890 -1,621929 ,6520630 ,2085370 REVVOL 293 ,24104418 ,2109380 ,0548360 0,890527 ,1355350 PROF 293 ,18588968 ,1573120 -,8416200 1,006235 ,1699770 CCC 293 271,34740 75,43802 -4194,814 33412,84 2062,922 LEV 293 ,50598373 ,5375940 ,0345190 ,8937380 ,2027870 SIZE 293 26,897642 ,2684148 23,44262 31,42691 1,482320 Q 293 ,84865565 ,8196400 ,3988400 5,785170 ,3521190

Bảng 3.2: Giá trị trung bình của các biến theo từng năm quan sát cho toàn bộ mẫu nghiên cứu

WCR_TA REVVOL PROF CCC LEV SIZE Q Giá trị trung bình 0,22434 0,24104 0,18589 271 0,50598 26,89764 0,84866 Độ lệch chuẩn 0,20854 0,13554 0,16998 2.063 0,20279 1,48232 0,35212 Năm 2010 0,22356 0,25808 0,20547 119 0,49348 26,80562 0,89051 2011 0,21011 0,23884 0,19528 137 0,51064 26,90896 0,75539 2012 0,23439 0,24524 0,18268 243 0,51037 26,91419 0,81331 2013 0,22930 0,22201 0,16013 586 0,50944 26,96180 0,93541

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thống kê mô hình bằng phần mềm SPSS)

Số liệu cho thấy nhu cầu vốn lưu động ròng trên tổng tài sản dao động trong khoảng từ -1,621929 lần đến 0,6520630 lần. Giá trị cao nhất thuộc về doanh nghiệp có mã chứng khoán CTN – nhóm ngành xây dựng và giá trị thấp nhất thuộc về doanh nghiệp có mã chứng khoán là DNP – nhóm ngành Sản xuất. Những doanh nghiệp có nhu cầu vốn lưu động ròng âm cho thấy rằng trong quá tình hoạt động, doanh nghiệp đã tận dụng tốt các khoản tín dụng từ nhà cung cấp đủ để đảm bảo nhu cầu vốn cho hàng tồn kho và mở rộng bán hàng tín dụng cho khách hàng. Biến WCR_TA có độ lệch chuẩn là 0,2085 và giá trị trung bình của biến là 0,22444. Nhu cầu vốn lưu động qua các năm không có sự biến động lớn.

Giá trị trung bình của biến biến động doanh thu (REVVOL) là 0,241, trong đó, cao nhất là doanh nghiệp có mã chứng khoán SHN với giá trị là

nhóm ngành này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng hay tính mùa vụ của mặt hàng mà doanh nghiêp đó kinh doanh. Biến động doanh thu qua mỗi năm cũng không có sự thay đổi đáng kể phản ánh rằng doanh nghiệp có những chu kỳ phát triển nhất định và sự biến động doanh thu tuỳ thuộc bởi chu kỳ của mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh, không có sự biến động đặc biệt trong nhu cầu của khách hàng qua các năm.

Khả năng sinh lời (PROF) của các doanh nghiệp có độ lệch chuẩn không cao, chỉ 0,169974 và giá trị trung bình là 0,18589. Doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao nhất trong mẫu nghiên cứu là doanh nghiệp có mã ITA thuộc nhóm ngành Bất động sản, thấp nhất là doanh nghiệp có mã V15 thuộc nhóm ngành Xây dựng. Qua các năm nghiên cứu, khả năng sinh lời của doanh nghiệp giảm dần. Sau khủng hoảng kinh tế 2008 và tiến đến năm 2013, mức sinh lời giảm sút nhiều, điều này phù hợp trong thời kỳ nền kinh tế nước ta đang rất khó khăn và các hoạt động kinh doanh kém khởi sắc, ngày càng trì trệ.

Chu kỳ chuyển hoá tiền mặt của 293 doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch khá lớn, cao nhất là 33413 ngày và thấp nhất là -4195 ngày. Chu kỳ chuyển hoá tiền mặt âm nghĩa là doanh nghiệp có chu kỳ thanh toán bình quân dài hơn tổng chu kỳ chuyển hoá hàng tồn kho và chu kỳ thu tiền bình quân, doanh nghiệp đã chiếm dụng vốn lớn từ các khoản phải trả để trang trải chi phí hoạt động hằng ngày của mình. Doanh nghiệp có chu kỳ chuyển hoá tiền mặt dài nhất là doanh nghiệp có mã chứng khoán ITA thuộc nhóm ngành Bất động sản. Trái với khả năng sinh lời, chu kỳ chuyển hoá tiền mặt qua các năm tăng cao dần. Chu kỳ chuyển hoá tiền mặt năm 2013 cao gấp 5 lần so với năm 2010. Nguyên nhân bởi các doanh nghiệp giai đoạn này hoạt động kém hiệu quả nên thời gian đồng tiền bị ứ đọng ngày càng nhiều.

Doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao nhất là doanh nghiệp có mã QNC thuộc nhóm ngành Sản xuất, hệ số nợ của doanh nghiệp này là 0,893738, chênh lệch lớn so với doanh nghiệp thấp nhất – doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, đến 0,8593 đơn vị. Sự chênh lệch này rất lớn và nguyên nhân là do các doanh nghiệp nhóm ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt là những ngành truyền thống, mang tính độc quyền, chính vì vậy, khả năng đáp ứng vốn của các doanh nghiệp này rất cao nên nhu cầu vay nợ thường rất thấp. Ngược lại, các doanh nghiệp nhóm ngành khác do nhu cầu kinh doanh, sản xuất nên mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ cao hơn và điển hình là nhóm ngành Sản xuất, chi phí đầu tư máy móc, nguyên vật liệu, chi phí dự trữ hàng hoá buộc các doanh nghiệp phải gia tăng vay nợ từ bên ngoài để tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp mình.

Doanh nghiệp có quy mô lớn nhất trong mẫu là Vingroup với tổng tài sản bình quân trong thời gian nghiên cứu là gần 50 nghìn tỷ đồng, trong khi đó, doanh nghiệp có quy mô thấp nhất chỉ có 15 tỷ đồng. Qua đó ta thấy được sự chênh lệch quy mô trong các doanh nghiệp là khá lớn. Ngoài ra, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng qua các năm, quy mô của các doanh nghiệp nhìn chung vẫn có sự mở rộng nhưng mức tăng không đáng kể.

Nhìn chung, trong mô hình nghiên cứu này, độ lệch chuẩn của tất cả các biến đều có giá trị lớn hơn 0 nghĩa là các biến đều có sự biến thiên xung quanh giá trị trung bình của nó. Ngoài ra, mỗi nhóm ngành nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng có những đặc điểm và cách thức hoạt động khác nhau và sau đây tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hoá giả định đó.

- Đặc điểm nhu cầu vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp theo từng nhóm ngành:

“không có sự khác biệt về giá trị phương sai giữa các nhóm ngành với nhau”. Đây là điều kiện cần để có thể tiếp tục phân tích ANOVA. Kết quả bảng kiểm định ANOVA cho biết rằng giá trị Sig. = 0,000 < 5%, nghĩa là có sự khác biệt về nhu cầu vốn lưu động giữa các nhóm ngành với nhau.

Bảng 3.3: Mô tả thống kê nhu cầu vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp thuộc từng nhóm ngành riêng

WCR_TA

N Giá trị trung bình

Độ lệch

chuẩn Sai số chuẩn

Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 1 15 ,05589494 ,106455183 ,027486610 -,090627 ,292862 2 12 ,04764511 ,118310804 ,034153387 -,111093 ,339341 3 54 ,19085494 ,278918210 ,037955961 -1,621929 ,491515 4 17 ,34744689 ,215463642 ,052257609 ,002655 ,644200 5 128 ,29084255 ,159408322 ,014089838 -,068636 ,652063 6 29 ,26208566 ,159369087 ,029594096 -,000169 ,572700 7 21 -,00144764 ,138680901 ,030262654 -,302227 ,233191 8 17 ,19474214 ,155221435 ,037646728 -,063668 ,513855 Tổng 293 ,22433951 ,208537066 ,012182865 -1,621929 ,652063

Mỗi nhóm ngành cần nhu cầu vốn lưu động ròng khác nhau, có nhóm ngành cần nhiều trong khi có nhóm ngành lại cần rất ít. Qua bảng thống kê mô tả nhu cầu vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp theo từng nhóm ngành trên, tác giả thấy được sự sắp xếp nhu cầu vốn lưu động ròng của từng nhóm ngành phân tích theo thứ tự sau: (1) Bất động sản; (2) Sản xuất; (3) Thương mại; (4) Công nghệ - truyền thông; (5) Xây dựng; (6) Khai khoáng; (7) Sản xuất điện, khí đốt; (8) Vận tải kho bãi.

Bất động sản là ngành kinh doanh những sản phẩm có giá trị lớn, chi phí đắt đỏ bởi chi phí đất đai và xây dựng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra bất động sản là nhóm ngành có nhu cầu vốn lưu động ròng cao nhất, trung bình khoảng 34,47% tổng tài sản của ngành này. Một trong những nguyên nhân lý giải cho vấn đề này là do ở giai đoạn này nền kinh tế khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, tồn kho tăng cao, giá cả giảm từ 15% đến 30%, thậm chí 50%. Điểm căn bản của ngành là đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn, dồi dào, vì vậy, trong thời gian này, nhu cầu vốn của ngành cần phải gia tăng đáng kể hơn nữa để bù đắp tốt cho các chi phí hoạt động hằng ngày.

Kế đến lần lượt là các nhóm ngành Sản xuất, Thương mại, Công nghệ - truyền thông, Xây dựng, các nhóm ngành này có nhu cầu vốn lưu động xấp xỉ nhau. Bên cạnh đó, các nhóm ngành Khai khoáng, Sản xuất và phân phối điện, khí đốt có nhu cầu vốn lưu động rất thấp, điển hình là nhóm ngành Vận tải kho bãi, giá trị trung bình nhu cầu vốn lưu động ròng của nhóm ngành này âm. Điều này nghĩa là các doanh nghiệp này không cần tìm nguồn tài trợ để đầu tư thêm vào vốn lưu động mà thay vào đó, họ còn có thể tạo ra doanh thu tài chính nhờ chiếm dụng vốn lưu động từ nhà cung ứng.

3.2. ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH SỰ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH

Một công việc quan trọng của thủ tục thống kê xây dựng phương trình hồi quy là chứng minh sự phù hợp của phương trình này trong việc giải thích bản chất, mối liên hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Một thước đo thường được sử dụng trong nghiên cứu là R2

, R2 nhận các giá trị từ 0 đến 1. Giá trị của R2 càng gần 1 thì phương trình xây dựng càng phù hợp. Tuy nhiên sử dụng R2 có nhược điểm là giá trị của R2 càng tăng khi số biến độc lập gia tăng, nhưng chưa chắc mức độ giải thích của mô hình gia tăng.

Do đó, người ta thường sử dụng thước đo thay thế có thể tránh được nhược điểm trên, đó là R2

điều chỉnh. Thước đo này phù hợp để đánh giá các tình huống hồi quy tuyến tính đa biến. Tiêu chí lựa chọn phương trình phù hợp tác giả để nghị là R2 điều chỉnh lớn hơn 0,5.

Đầu tiên tác giả tiến hành hồi quy phương trình cho toàn bộ mẫu nghiên cứu, sau đó sẽ tiếp tục hồi quy mô hình trên mẫu riêng theo từng nhóm ngành cụ thể nhằm thấy rõ hơn sự tác động của các nhân tố đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp.

3.2.1. Đối với mẫu nghiên cứu trên toàn thị trường

a. Ước lượng mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 49 -49 )

×