CHƯƠNG 4 HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG CỦA DOANH NGHIỆP
Vốn lưu động thực sự đóng vài trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và xác định được nhu cầu vốn lưu động tối thiểu hợp lý nhất sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp. Khi nhu cầu vốn lưu động ròng được phân bổ nhiều hơn nhu cầu cần thiết thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ không được đảm bảo tốt và giảm lợi nhuận trong đầu tư ngắn hạn. Và ngược lại, nếu xác định nhu cầu vốn lưu động rịng q thấp, doanh nghiệp có thể mất đi lợi nhuận khi có cơ hội đầu tư sinh lời cao hoặc đối mặt với rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn. Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu là tìm ra những nhân tố có ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khốn tại Việt Nam nói chung và trên 2 sàn HOSE và HNX nói riêng. Qua q trình thống kê, phân tích, giải thích kết quả hồi quy, tác giả đã xác định được nhu cầu vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp trên thị trường chịu ảnh hưởng của ba nhân tố, đó là sự biến động doanh thu, khả năng sinh lời và chu kỳ chuyển hoá tiền mặt.
Mối quan hệ ngược chiều giữa biến động doanh thu và nhu cầu vốn lưu động nói lên rằng doanh nghiệp xảy ra biến động doanh thu càng cao thì nhu cầu vốn lưu động rịng cần thiết đầu tư vào hoạt động kinh doanh càng giảm. Biến động doanh thu là một loại rủi ro hoạt động mà doanh nghiệp phải đối mặt, biến động càng cao nghĩa là chênh lệch giữa nhu cầu tăng và giảm càng lớn, doanh nghiệp được yêu cầu nên quản lý chặt chẽ vốn lưu động, không nên đầu tư quá mức vào dự trữ hàng tồn kho để tránh tình trạng dư thừa khi
nhu cầu giảm đột ngột. Ngoài ra, bởi các nhà quản trị nhận thức được tình hình kinh tế giai đoạn này không mấy khả quan nên ln tìm cách hạn chế thấp nhất nhu cầu vốn đầu tư cho tài sản ngắn hạn, do vậy, doanh nghiệp chấp nhận sự khan hiếm khi nhu cầu tăng cao bất ngờ để đảm bảo cho kế hoạch tài chính lâu dài.
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng lớn nghĩa là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp càng cao. Với một chi phí đầu tư ban đầu, sau quá trình kinh doanh, lợi nhuận thu về của doanh nghiệp càng lớn càng làm tăng vốn chủ sở hữu cho doanh nghiệp, áp lực vốn của doanh nghiệp giảm dần, doanh nghiệp có thể dễ dàng đầu tư vào các dự án sinh lời mà không phải lo lắng thiếu hụt thanh khoản trong ngắn hạn. Nhờ đó, doanh nghiệp khơng cần phải tăng nhu cầu vốn lưu động rịng để tránh bỏ lỡ những cơ hội đầu tư sinh lãi cao mà vẫn có thể mang lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này trái ngược với các nghiên cứu trước đây trên thế giới, nguyên nhân bởi giai đoạn này nền kinh tế nước ta kém phát triển, khả năng sinh lời của doanh nghiệp giảm, trong khi đó, doanh nghiệp muốn gia tăng phát triển sẽ tìm cách mở rộng bán hàng tín dụng cho khách hàng khiến cho các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng cao. Vì vậy, khả năng sinh lời của doanh nghiệp giảm nhưng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp vẫn cao.
Vượt qua những khó khăn trong biến động doanh thu, tận dụng lợi thế khi nhu cầu tăng cao, quá trình sản xuất hay hoạt động của doanh nghiệp diễn ra trôi chảy, liên tục, thời gian đồng tiền chuyển hố qua từng hình thái nhanh. Tất cả điều này khiến cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp giảm bởi chu kỳ chuyển hoá thành tiền mặt của doanh nghiệp ngắn. Doanh nghiệp tạo ra được dòng tiền thặng dư mà không cần phải tăng đầu tư thêm vốn. Phối
đồng tiền bị ứ đọng, tạo thanh khoản cho doanh nghiệp chính là mục tiêu mà hầu hết các doanh nghiệp đều hướng đến và đây cũng chính là hệ quả mong muốn khi xác định mức vốn lưu động cần đầu tư sao cho hợp lý nhất.
Kết quả phân tích tồn thị trường cho thấy khi có những dấu hiệu như biến động doanh thu cao, khả năng sinh lời cao hay chu kỳ chuyển hoá tiền mặt được rút ngắn thì doanh nghiệp đều có thể dự báo được nhu cầu cần thiết để đầu tư vào vốn lưu động của mình. Đề tài nghiên cứu cũng tiến hành phân tích trên từng nhóm ngành khác nhau nhằm có thể lý giải một vài sự khác biệt về các nhân tố cũng như chiều hướng tác động của chúng đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Phân tích dữ liệu bảng được sử dụng khi phân tích mơ hình theo từng nhóm ngành, nó tính đến sự khác biệt giữa các đối tượng chéo (doanh nghiệp) trong phân tích tác động của các nhân tố đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp qua các năm. Đây có lẽ là nguyên nhân khi kết quả nghiên cứu của từng nhóm ngành có một vài khác biệt so với khi nghiên cứu của toàn thị trường.
Trong tất cả các nhân tố ảnh hưởng được tác giả đưa vào nghiên cứu, nhu cầu vốn lưu động ròng của mỗi nhóm ngành chịu chi phối bởi những nhân tố riêng. Chẳng hạn nhu cầu vốn lưu động rịng của nhóm ngành khai khoáng sẽ tăng khi doanh nghiệp có sự biến động cao trong doanh thu, thời gian chuyển hoá thành tiền dài và sự đánh giá của nhà đầu tư giảm. Các nhà đầu tư giai đoạn này đánh giá các doanh nghiệp nhóm ngành khai khống ít có cơ hội phát triển bởi biến động giá đầu vào và sự cạn kiệt dần của nguồn nguyên liệu trong nước. Vì thế, đánh giá của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp giảm trong khi đặc trưng của ngành là chi phí điều hành, thực hiện và dự trữ cao nên nhu cầu vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp vẫn cao. Khác với nhóm ngành khai khoáng, nhu cầu vốn lưu động rịng của nhóm ngành xây dựng chịu ảnh hưởng bởi khả năng sinh lời của doanh nghiệp và
chu kỳ chuyển hoá tiền mặt. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhóm ngành xây dựng phụ thuộc nhiều vào giá đấu thầu được quyết định trong hợp đồng, vì vậy doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần gia tăng vốn đầu tư cho ngun vật liệu, chi phí nhân cơng và các chi phí khác để tránh sự biến động giá trong q trình thi cơng làm giảm hiệu quả tài chính của dự án. Ngoài ra, thời gian để hoàn thành các cơng trình thường kéo dài nên chu kỳ chuyển hoá tiền mặt của doanh nghiệp thường cao, doanh nghiệp cần thiết phải tăng nhu cầu vốn lưu động rịng của mình để đảm bảo sự liên tục cũng như khả năng thanh toán đầy đủ trong ngắn hạn. Kết quả ước lượng đồng thời cũng chỉ rằng mức độ đánh giá của nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động rịng của các doanh nghiệp nhóm ngành bất động sản, tuy nhiên, chiều hướng tác động là ngược chiều. Lý giải cho vấn đề này bởi đây là giai đoạn thị trường bất động sản đóng băng, hàng tồn kho tăng, đồng thời doanh nghiệp cũng giảm dần niềm tin vào tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp, vì vậy, dịng vốn của các nhà đầu tư sẽ tìm sang phương thức đầu tư sinh lời khác tốt hơn.
Trong các doanh nghiệp nhóm ngành sản xuất, mặc dù mang đặc tính chung là sản xuất ra hàng hoá, sản phẩm nhưng tuỳ theo từng loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra thì nhu cầu vốn lưu động rịng cũng có sự khác nhau riêng. Chẳng hạn các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm – nước uống – thuốc lá, nhu cầu vốn lưu động chịu ảnh hưởng của khả năng sinh lời, chu kỳ chuyển hoá tiền mặt và địn bẩy tài chính. Những sản phẩm của nhóm ngành này mang tính chất nhu yếu phẩm hằng ngày, thời gian sản xuất nhanh và thời gian sử dụng lại ngắn, vì vậy chu kỳ chuyển hố tiền mặt của doanh nghiệp thường ngắn. Tương tự, nhu cầu vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp
nguyên nhân bởi đặc tính của ngành là sản xuất những mặt hàng cần thiết cho sử dụng và tiêu dùng nên ít chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế. Đồng thời, doanh nghiệp vẫn thực hiện địn bẩy tài chính nhằm tối đa lợi nhuận trong khi nhu cầu vốn lưu động rịng của doanh nghiệp ln cao nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất của thường xuyên của doanh nghiệp. So sánh với những doanh nghiệp nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ kim loại và khống phi kim, nhóm ngành này chun sản xuất các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu chế tạo, lắp ráp thành những thành phẩm khác cụ thể như cung cấp nguyên vật liệu cho nhóm ngành xây dựng. Trong giai đoạn nghiên cứu này, ngành xây dựng kém phát triển bởi tình trạng bất động sản đóng băng, nhu cầu nguyên liệu của doanh nghiệp giảm sút trong khi chi phí đầu vào để sản xuất ra sắt, thép… vẫn không đổi thậm chí có thể tăng cao hơn. Vì vậy, doanh nghiệp vẫn phải sử dụng địn bẩy tài chính cao nhưng sẽ thực hiện chính sách quản lý vốn lưu động chặt chẽ hơn.
Nhu cầu vốn lưu động rịng của nhóm ngành thương mại chỉ chịu ảnh hưởng của một vài nhân tố. Sự khác nhau giữa nhóm ngành bán lẻ và nhóm ngành bán bn khiến cho nhu cầu vốn lưu động rịng của 2 nhóm ngành này cũng khác nhau. Đòn bẩy tài chính là một trong những nguồn tài trợ vốn chính cho các doanh nghiệp. Địn bẩy tài chính đều ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của cả hai nhóm ngành, tuy nhiên đối với nhóm ngành bán bn, các doanh nghiệp thường không phải dự trữ nhiều hàng tồn kho trong khi thời gian thanh toán cho nhà cung cấp được doanh nghiệp được kéo dài, do vậy doanh nghiệp sử dụng nợ cao phần lớn đầu tư vào cơ sở vật chất trong khi nhu cầu đầu tư trong ngắn hạn của doanh nghiệp không cao. Ngược lại, ở nhóm ngành bán lẻ, các nhà quản trị thường sử dụng nợ vay cao để hỗ trợ cho sự đầu tư trong vốn lưu động.
Tóm lại, tác giả đã nghiên cứu và lý giải một vài tác động của các nhân tố lên nhu cầu vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp. Thế nhưng mỗi nhóm ngành sự tác động của các nhân tố lại khơng giống nhau, vì vậy qua đó, tác giả chỉ có thể tổng hợp các nhân tố chính có ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động rịng, qua đó, các doanh nghiệp thuộc mỗi nhóm ngành có thể sắp xếp nhu cầu vốn của mình cho hợp lý nhất theo từng chu kỳ hay giai đoạn nhất định nhằm tránh sự đầu tư quá mức vào vốn lưu động hay hạn chế khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Bởi mỗi nhóm ngành đều có những nhân tố ảnh hưởng khác nhau nên để đề ra những giải pháp tối thiểu hoá nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp khá khó khăn. Do vậy, để có cơ sở cho những giải pháp cụ thể và chính xác hơn, tác giả đề nghị nên có những nghiên cứu sâu hơn vào từng nhóm ngành riêng.