GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 44 - 48)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN

Căn cứ vào các phân tích đã được trình bày trong Chương 1, mỗi nhân tố ảnh hưởng có thể có mối tương quan thuận chiều nhưng đồng thời cũng có mối tương quan ngược chiều đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. Vì vậy, dựa vào kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu trên thế giới đã được tổng hợp, đồng thời dựa vào đánh giá chủ quan của tác giả tại thị trường Việt Nam, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu cho các biến đưa vào mơ hình như sau.

2.1.1. Biến động doanh thu

Biến động doanh thu thể hiện rủi ro của doanh nghiệp, do vậy phương sai hay độ lệch chuẩn là những tính tốn thường được sử dụng để đánh giá rủi ro của doanh nghiệp. Nguyên tắc sử dụng các chỉ tiêu này là mức độ hoạt động và quy mô của doanh nghiệp tương tự nhau. Doanh nghiệp nào có phương sai hoặc độ lệch chuẩn càng cao nghĩa là rủi ro doanh nghiệp càng lớn, biến động doanh thu càng cao. Đây cũng chính là hạn chế khi so sánh những doanh nghiệp có thước đo quy mơ khác nhau. Và do đó, hệ số biến thiên là phương pháp tính tốn có thể giải quyết được hạn chế trên. Hệ số biến thiên sẽ đánh giá được mức độ rủi ro chính xác hơn khi so sánh các doanh nghiệp có quy mơ khác nhau. Doanh nghiệp có hệ số biến thiên càng nhỏ thì biến động doanh thu càng thấp và ngược lại. Trong nghiên cứu này, tác giả tính tốn hệ số biến thiên của doanh thu trong 3 năm trước năm nghiên cứu để thể hiện sự biến động doanh thu của doanh nghiệp.Chỉ những doanh nghiệp có đầy đủ dữ liệu tài chính liên quan đến doanh thu trong 3 năm trước năm nghiên cứu mới được đưa vào mẫu và biến động doanh thu được tính tốn dựa trên dữ liệu quá khứ.

Giả thuyết H1: Biến động doanh thu gây ảnh hưởng ngược chiều đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp.

2.1.2. Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời của doanh nghiệp được tính tốn thơng qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Tác giả lựa chọn chỉ tiêu này bởi nó thể hiện rõ nhất hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời qua đó thấy được hiệu quả trong quản lý chi phí. Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng nghĩa là với một đồng doanh thu, doanh nghiệp tạo ra được nhiều hơn số đồng lợi nhuận so với trước đây, doanh nghiệp sẽ có nhiều động lực hơn để gia tăng thu nhập cho chính doanh nghiệp mình.

Giả thuyết H2: Khả năng sinh lời có tác động cùng chiều đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp.

2.1.3. Chu kỳ chuyển hoá tiền mặt

Chu kỳ chuyển hố tiền mặt được tính tốn như đã trình bày tại tiểu mục c trong mục 1.1.1. của đề tài nghiên cứu này.

Giả thuyết H3: Chu kỳ chuyển hố tiền mặt có tác động cùng chiều đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp.

2.1.4. Địn bẩy tài chính

Tỷ số nợ tức tỷ lệ nợ trên tổng tài sản chính là thước đo thể hiện địn bẩy tài chính của một doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ cao nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính và ngược lại. Sử dụng địn bẩy tài chính vừa có lợi nhưng cũng vừa có hại. Nếu tổng tài sản khơng có khả năng sinh ra một tỷ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí lãi vay thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút mạnh. Thế nhưng khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay đủ lớn thì chỉ cần sự gia tăng nhỏ về lợi nhuận trước thuế và lai vay đã mang

để mở rộng, tăng cường đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy, lúc này nhu cầu vốn đầu tư thêm vào chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp tăng kéo theo nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp cũng gia tăng.

Giả thuyết H4: Địn bẩy tài chính có tác động cùng chiều đến nhu cầu vốn lưu động rịng của doanh nghiệp.

2.1.5. Quy mơ doanh nghiệp

Tác giả dựa vào tổng tài sản để phản ánh độ lớn về quy mô của doanh nghiệp. Đồng thời để tăng độ chính xác của mơ hình, tác giả lấy logarit của tổng tài sản. Đây là công thức để tính tốn cho biến số quy mô của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mơ lớn thường tốn nhiều chi phí hơn so với các doanh nghiệp quy mô nhỏ bởi nhu cầu sản xuất, nhu cầu lao động ln cao hơn. Vì vậy, doanh nghiệp ln tìm cách gia tăng vốn đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình nhằm đạt được lợi nhuận cao phù hợp với độ lớn của quy mô, giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp.

Giả thuyết H5: Quy mô của doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp.

2.1.6. Đánh giá của nhà đầu tư

Chỉ số Tobin’s Q được tác giả lựa chọn để thể hiện mức độ đánh giá của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp. Tobin’s Q được tính tốn bằng cách lấy tổng của giá trị sổ sách của tổng nợ và giá thị trường của vốn chủ sở hữu chia cho giá trị sổ sách của tổng tài sản. Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu chính là tích số của số lượng cổ phiếu phổ thơng đang lưu hành và giá thị trường của cổ phiếu tại thời điểm đó. Qua đó thấy được sự kỳ vọng của nhà đầu tư cao (Tobin’s Q lớn hơn 1) hay thấp (Tobin’s Q nhỏ hơn 1). Đánh giá của nhà đầu tư chính là sự quan tâm của họ đối với cơ hội tăng trưởng, khả năng sinh lời và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được thị trường

đánh giá cao nghĩa buộc các nhà quản trị của doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất để đáp ứng lại sự kỳ vọng lớn của nhà đầu tư.

Giả thuyết H6: Đánh giá tích cực của nhà đầu tư có tác động cùng chiều đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp.

Dưới đây là bảng liệt kê các biến độc lập và biến phụ thuộc được sử dụng trong mơ hình, cách tính tốn và các tác giả đã sử dụng cách tính tốn này trong nghiên cứu của họ.

Bảng 2.1 : Bảng tóm tắt biến phụ thuộc, biến độc lập được sử dụng trong mơ hình

Biến được sử dụng

trong mơ hình Cách tính tốn

Tác giả đã sử dụng cách tính

tốn này

Nhu cầu vốn lưu động ròng (WCR_TA)

WCR_TA = (Giá trị các khoản phải thu + Giá trị hàng tồn kho – Giá trị các khoản phải

trả ngắn hạn trong thanh toán)/Tổng tài sản

Hawawini, Viallet và Vora (1986) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biến động doanh thu (REVVOL)

REVVOL = Hệ số biến thiên của doanh thu trong 3 năm trước năm nghiên cứu = Độ lệch

chuẩn của doanh thu/ Doanh thu bình quân trong 3 năm trước năm nghiên cứu

Shaista Wasiuzzaman và

Veeri Chettiar Arumugam (2013) Khả năng sinh lời

(PROF)

PROF = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuần = (Doanh

thu – Giá vốn hàng bán)/Doanh thu

Hill và cộng sự (2010)

Chu kỳ chuyển hoá tiền mặt (CCC)

CCC = (Chu kỳ thu tiền bình quân + Chu kỳ chuyển hoá hàng tồn kho) – Chu kỳ thanh

tốn bình qn Suleiman M. Abbadi và Rasha T. Abbadi (2012) Địn bẩy tài chính LEV = Tổng nợ/Tổng tài sản Nazir và Afza (2009) Gill (2011)

Quy mô của doanh

nghiệp (SIZE) SIZE = LN(Tổng tài sản)

Gill (2011) Shaista và Veeri (2013) Nazir và Afza (2009) Đánh giá của nhà

đầu tư (Q)

Q = Chỉ số Tobin’s Q = (Giá trị sổ sách của tổng nợ + Giá trị thị trường của Vốn chủ sở

hữu)/Giá trị sổ sách của Tổng tài sản

Gill (2011) Nazir và Afza (2009)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 44 - 48)