Đối với mẫu nghiên cứu trên toàn thị trường

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 60 - 65)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.1.Đối với mẫu nghiên cứu trên toàn thị trường

3.2. ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH SỰ PHÙ HỢP CỦA MƠ HÌNH

3.2.1.Đối với mẫu nghiên cứu trên toàn thị trường

a. Ước lượng mơ hình

Trong bài nghiên cứu, tác giả tiếp cận dữ liệu theo hướng sử dụng giá trị trung bình các năm đối với từng doanh nghiệp. Bằng phần mềm Eviews, tác giả tiến hành chạy hồi quy mơ hình ban đầu theo phương pháp LS – Least Squares (NLS và ARMA).

Mơ hình ban đầu:

Kết quả ước lượng của mơ hình hồi quy (Xem phần Phụ lục 5) thể hiện mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Từ đó, tác giả viết lại mơ hình hồi quy tổng thể dưới dạng như sau:

WCR_TA = 0,184881 – 0,162495 REVVOL – 0,250863 PROF

(0,793655) (-1,691032) (-3,261048)

+ 2.21E-0,5 CCC – 0,037875 LEV + 0,005179 SIZE – 0,001032 Q

(3,589648) (-0,568193) (0,543986) (-0,028895)

Ta thấy rằng trong tất cả các biến của mơ hình có 3 biến có mức ý nghĩa lớn hơn 10%, đó là các biến LEV – đòn bẩy tài chính, SIZE – quy mô của doanh nghiệp, Q – đánh giá của nhà đầu tư. Điều này nghĩa là các biến kể trên

khơng có ý nghĩa đối với mơ hình nghiên cứu. Vì vậy, kế tiếp tác giả sẽ sử dụng kiểm định Wald để xác định xem các biến này có thực sự cần thiết với mơ hình hay khơng.

Cặp giả thuyết của mơ hình:

H0: = = = 0 (Biến LEV, SIZE, Q không cần thiết) H1: , , 0 (Biến LEV, SIZE, Q là cần thiết)

Kết quả kiểm định Wald (Xem phần Phụ lục 6), ta thấy giá trị Prob. (F- statistic) = 0,9319 lớn hơn 10% nên chấp nhận giả thuyết H0 – Các biến địn bẩy tài chính, quy mơ doanh nghiệp và đánh giá của nhà đầu tư là khơng cần thiết đối với mơ hình. Như vậy, có thể loại bỏ ba biến này ra khỏi mơ hình nghiên cứu.

Tác giả tiến hành chạy ước lượng lại mơ hình sau khi đã loại bỏ ba biến LEV, SIZE và Q.

Qua kết quả hồi quy của mơ hình đã loại bỏ 3 biến LEV, SIZE và Q (Xem phần Phụ lục 7), ta thấy các biến còn lại của mơ hình đều có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa quan sát – giá trị Prob. đều nhỏ hơn 10%). Đó là các biến: REVVOL (Biến động doanh thu); CCC (Chu kỳ chuyển hoá tiền mặt) và PROF (Khả năng sinh lời).

Mơ hình hồi quy tổng thể có dạng như sau:

WCR_TA = 0,298334 – 0,151734 REVVOL – 0,234023 PROF +

(10,41328) (-1,676494) (-3,270823)

0,0000224 CCC

(3,693818)

b. Kiểm định sự vi phạm của các giả thuyết

- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

phải kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến để loại bỏ các biến có mối tương quan với nhau trong mơ hình. Để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến cho mơ hình, tác giả phân tích mơ hình tương quan giữa các biến với nhau, nếu hệ số tương quan giữa các biến độc lập vượt q 0,8 nghĩa là mơ hình đang có hiện tượng đa cộng tuyến.

Từ Bảng 2.3 – Bảng mơ hình tương quan giữa các biến với nhau, ta thấy được giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan giữa các cặp biến độc lập như sau:

rREVVOL, PROF = 0,037580 rREVVOL, CCC = 0,241151

rREVVOL, LEV = 0,077714 rREVVOL, SIZE = 0,281283

rREVVOL, Q = 0,203106 rPROF, CCC = 0,204588 rPROF, LEV = 0,232334 rPROF, SIZE = 0,153936 rPROF, Q = 0,123578 rCCC, LEV = 0,039609

rCCC, SIZE = 0,154996 rCCC, Q = 0,035830

rLEV, SIZE = 0,366316 rLEV, Q = 0,036336 rSIZE, Q = 0,238037 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, có thể kết luận rằng mơ hình nghiên cứu của đề tài khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.

- Kiểm định hiện tượng phương sai không đồng nhất

Bằng phần mềm Eviews và phương pháp kiểm định White, tác giả tiến hành kiểm định hiện tượng phương sai khơng đồng nhất cho mơ hình. Kết quả kiểm định được trình bày cụ thể tại phần Phụ lục 8.

Sau khi tiến hành kiểm định, tác giả thu được giá trị Prob. Chi-Square (27) là 0,0087. Giá trị này nhỏ hơn 10% nên có thể kết luận rằng mơ hình có hiện tượng phương sai không đồng nhất, tức là phương sai thay đổi.

- Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Tự tương quan là sự tương quan giữa các thành phần của dãy số thời gian và không gian. Sử dụng kiểm định BG trong phần mềm Eview, ta có kết quả kiểm định được trình bày tại phần Phụ lục 9.

Ta thấy: LM = Obs*R-Squared = 28,09506

Prob. (Obs*R-Squared = 28,09506) = 0,000.

Để có thể đưa ra kết luận mơ hình khơng có hiện tượng tự tương quan thì giá trị Prob. (Obs*R-Squared) phải lớn hơn 10%. Thế nhưng từ kết quả kiểm định thu được giá trị này chỉ 0,0000 nghĩa là mơ hình này đang bị hiện tượng tự tương quan. Mặc dù mơ hình có hiện tượng tự tương quan nhưng đây không phải là vấn đề đối với dữ liệu bảng “ngắn” (số năm ít, số doanh nghiệp nhiều). Thế nhưng, để khắc phục hiện tượng này, trước tiên cần tiến hành tìm giá trị của , bằng cách tiến hành ước lượng phương trình sai phân tổng qt. Có thể xem kết quả ước lượng tại phần Phụ lục 10.

Kết quả ước lượng cho ra được giá trị = 0,214038. Thay vào phương trình sai phân tổng qt và ước lượng lại mơ hình để kiểm định hiện tượng tự tương quan một lần nữa.

WCR_TAt – 0,214038 WCR_TAt-1 = β1(1-0,214038) + β2(REVVOLt – 0,214038 REVVOLt-1) + β3(PROFt – 0,214038 PROFt-1) + β4(CCCt – 0,214038 CCCt-1) + β5(LEVt – 0,214038 LEVt-1) + β6(SIZEt – 0,214038

SIZEt-1) + β7(Qt – 0,214038 Qt-1)

Kết quả ước lượng phương trình mới được trình bày tại phần Phụ lục 11 và nhìn vào những giá trị được sử dụng để kiểm tra: Prob. (Obs*R-Squared = 55,2505) = 0,4573, tác giả nhận thấy rằng mơ hình này đã loại bỏ được hiện tượng tự tương quan.

- Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình Kiểm định cặp giả thuyết: H0: R2 = 0 H1: R2 0

Giá trị F = 6,811733 tương ứng với mức ý nghĩa quan sát được là 0,000189; vì thế bác bỏ giả thuyết H0, kết luận rằng mơ hình xây dựng là phù hợp với tổng thể.

Giá trị R2 điều chỉnh là 0,056345 nghĩa là mơ hình hồi quy giải thích được 5,6345% sự tác động của các nhân tố đối với nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. Mức độ giải thích của mơ hình khơng lớn nhưng vẫn ở mức có thể chấp nhận được.

Chiều hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của các biến trong mơ hình hồi quy được giải thích như sau:

- Giá trị ̂ = 0,298334 nghĩa là khi biến động doanh thu, khả năng sinh lời và chu kỳ chuyển hoá tiền mặt đồng thời bằng 0 thì nhu cầu vốn lưu động rịng của doanh nghiệp là 0,298334.

- Giá trị ̂ = -0,151734 nghĩa là khi khả năng sinh lời, chu kỳ chuyển hố tiền mặt khơng đổi, nếu biến động doanh thu tăng 1 đơn vị thì nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp sẽ giảm 0,151734 đơn vị.

- Giá trị ̂= -0,234023 nghĩa là khi biến động doanh thu, chu kỳ chuyển hoá tiền mặt của doanh nghiệp khơng đổi, nếu doanh nghiệp có tỷ suất doanh thu trên tổng tài sản tăng 1% thì nhu cầu vốn lưu động rịng của doanh nghiệp sẽ giảm đi 0,234023 đơn vị.

- Giá trị ̂= 0,0000224 nghĩa là khi biến động doanh thu, khả năng sinh lời không đổi, nếu doanh nghiệp kéo dài thời gian chuyển hoá tiền mặt thêm 1 ngày thì nhu cầu vốn lưu động rịng của doanh nghiệp sẽ tăng 0,0000224 đơn vị.

 Kết quả nghiên cứu trên toàn thị trường là như vậy, tuy nhiên mỗi nhóm ngành sẽ có chính sách, tập qn hoạt động riêng, do đó khi đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động rịng trên tồn bộ thị trường sẽ khó mang lại kết quả chính xác. Mỗi nhóm ngành có phương hướng kinh doanh khác nhau và có sự khác biệt trong nhu cầu vốn lưu động nên mỗi nhân tố của từng nhóm ngành đều sẽ có sự khác nhau riêng. Chính vì vậy, sau đây tác giả sẽ tiến hành ước lượng và kiểm định sự phù hợp của mơ hình này áp dụng cho từng nhóm ngành cụ thể.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 60 - 65)