Đánh giá của nhà đầu tư

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 39 - 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VỐN LƯU

1.2.6. Đánh giá của nhà đầu tư

Bên cạnh các nguồn tài trợ vốn được hình thành từ chính doanh nghiệp thì các nguồn tài trợ từ phía nhà đầu tư cũng gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. Sự kỳ vọng của nhà đầu tư cũng là tác nhân ảnh hưởng đến quyết định và mức độ đầu tư vào doanh nghiệp. Sự kỳ vọng chính là mong đợi của nhà đầu tư vào sự mở rộng phát triển, nâng cao giá trị của doanh nghiệp trong tương lai. Thông tin bất đối xứng là việc các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thơng tin, khiến cho nhà đầu tư đánh giá quá cao hoặc quá thấp đối với doanh nghiệp. Từ đó sẽ dẫn đến sự ra quyết định khơng chính xác của nhà đầu tư, gây ảnh hưởng bất lợi đến doanh nghiệp và nguy cơ xấu cho thị trường. Chính vì vậy, hạn chế tình trạng thơng tin bất đối xứng sẽ góp phần làm tăng tính chính xác thơng tin của doanh nghiệp, gia tăng lòng tin của nhà đầu tư vào sự kỳ vọng của họ trong tương lai. Mối quan tâm của nhà đầu tư chính là khả năng sinh lời, tăng trưởng ổn định và khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được đánh giá có cơ hội tăng trưởng đồng nghĩa với doanh nghiệp sẽ có những lợi thế thuận lợi để phát triển nếu biết cách quản trị và lãnh đạo nhằm mang lại giá trị từ điều kiện đó. Như vậy, doanh nghiệp được đánh giá có tiềm năng phát triển cao sẽ nhận được nhiều dòng tài trợ lớn và thường xuyên. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội đầu tư vào những dự án có tiềm năng sinh lợi cao. Ngồi ra, các doanh nghiệp được sự kỳ vọng nhiều từ phía nhà đầu tư sẽ tìm cách gia tăng đầu tư vào quá trình hoạt động kinh doanh nhằm tương xứng với sự kỳ vọng của nhà đầu tư. Như vậy, sự kỳ vọng của nhà đầu tư cũng có thể sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp.

Để đo lường sự kỳ vọng của nhà đầu tư, các nhà quản trị thường sử dụng các hệ số đo lường giá trị thị trường nhằm đánh giá mức độ sẵn lịng góp vốn của nhà đầu tư.

- Chỉ số P/E

Đây là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Tỷ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu.

( ) ( )

Chỉ số P/E cho thấy nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập, nó thể hiện thị giá của doanh nghiệp trên thị trường . Nếu chỉ số P/E cao thì điều đó nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai, cổ phiếu có rủi ro thấp, nhà đầu tư kỳ vọng cao vào tốc độ tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp và ngược lại. Trong một nhóm các doanh nghiệp trong một ngành, không nên lựa chọn các doanh nghiệp có P/E thấp vì thơng thường đây là các doanh nghiệp khơng có tiềm năng phát triển hoặc có thành tích cực kỳ nghèo. Ngồi ra, chỉ số P/E thường dựa trên số liệu của doanh nghiệp trong vịng một năm, lợi nhuận của doanh nghiệp có thể lên cao, xuống thấp bất thường nên chỉ số P/E cũng có thể thay đổi bất thường giữa các năm. Do vậy, nhà đầu tư không nên chỉ dựa vào duy nhất P/E trong một năm khi ra quyết định đầu tư mà còn xem xét cả P/E trong nhiều năm trước, đồng thời cũng so sánh với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của doanh nghiệp.

- Chỉ số M/B

Chỉ số M/B cũng được sử dụng để đánh giá sự kỳ vọng của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp. Nó thể hiện mức độ kỳ vọng của cơng chúng vào khả

năng tạo ra tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Chỉ số M/B thể hiện lợi nhuận mà một đồng tiền thực tạo sẽ phải gánh cho M/B đồng kỳ vọng.

Chỉ số M/B so sánh giá trị thị trường của cổ phiếu với giá trị sổ sách hay mệnh giá cổ phiếu. Giá trị sổ sách chính là số tiền thực sự đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và gia tăng giá trị cho nền kinh tế. Nhìn chung chỉ số M/B thường lớn hơn 1, ở các nước đang phát triển, trong những thời điểm thị trường đang nóng, chỉ số này cũng chỉ dao động quanh 4, đây phải là những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh rất tốt, có nhiều triển vọng và khó có thể gặp rủi ro hay thất bại, nếu không con số như vậy sẽ rất bất thường. Ngồi ra chỉ số M/B cịn là chỉ số đo lường tốc độ tăng trưởng giá trị của một doanh nghiệp.

- Tobin’s Q

Chỉ số Tobin’s Q được đề xuất bởi nhà kinh tế lừng danh James Tobin vào năm 1969, đo lường cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp. James định nghĩa Q là thị giá của một doanh nghiệp trên chi phí thay thế vốn của doanh nghiệp đó.

Nếu hệ số Q cao (lớn hơn 1), tức là nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp đó có triển vọng phát triển, hay nói cách khác, việc huy động thêm vốn sẽ rẻ hơn do thị giá của doanh nghiệp khá cao so với chi phí huy động thêm vốn. Các doanh nghiệp có chỉ số Q cao thường là doanh nghiệp hấp dẫn nhà đầu tư và có năng lực cạnh tranh tốt.

Trong các hệ số đo lường ở trên, tác giả lựa chọn chỉ số Tobin’s Q làm đại diện thể hiện sự đánh giá của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp. Bởi nó thể hiện được đầy đủ mối quan tâm của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, đó là khả năng sinh lời, cơ hội tăng trưởng ổn định và khả năng thanh khoản. Chỉ số Tobin’s Q thể hiện niềm tin của thị trường đối với tương lai của doanh nghiệp. Giá trị thị trường sẽ tạo ra lợi nhuận kỳ vọng cho doanh nghiệp, do vậy đầu tư phụ thuộc vào giá trị thị trường của doanh nghiệp đó – Grunfeld (1960). Ơng đã mở đường cho lý thuyết Q của Tobin, ông chỉ ra rằng doanh nghiệp có chỉ số Q lớn hơn 1 nên tiến hành đẩy mạnh đầu tư vì lợi nhuận tạo ra sẽ vượt hơn chi phí mua tài sản của doanh nghiệp đó. Hệ quả dẫn đến tăng nhu cầu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số M/B tương tự chỉ số Tobin’s Q nhưng khơng tính trên tổng tài sản mà chỉ so sánh giá thị trường và giá sổ sách của vốn chủ sở hữu, do đó nghiên cứu chỉ số Tobin’s Q sẽ cho kết quả tồn diện hơn.

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, tác giả đã trình bày một số nội dung cơ bản về vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu ra và lý giải sự tác động của một vài nhân tố chính có ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp để làm cơ sở lựa chọn biến trong Chương 2. Các nhân tố được tổng hợp từ các cơng trình nghiên cứu trên thế giới tại các quốc gia khác nhau đã kết luận rằng nhu cầu vốn lưu động ròng chịu tác động bởi nhiều nhân tố, bao gồm cả những nhân tố định tính và nhân tố định lượng. Kết hợp với nền tảng lý thuyết, tác giả đã phân tích mối tương quan giữa những nhân tố tác động và nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp để làm căn cứ giúp đưa ra những giả thuyết về chiều hướng tác động của mỗi nhân tố trong chương sau.

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)