KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 87 - 98)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3.KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU

CẦU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

Mục đích chính của đề tài nghiên cứu là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khốn Việt Nam nói chung và cụ thể là các doanh nghiệp thuộc tám (8) nhóm ngành nói riêng. Qua kết quả ước lượng các doanh nghiệp trên toàn thị trường, tác giả nhận thấy chỉ có một vài nhân tố thể hiện mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với nhu cầu vốn lưu động rịng, cụ thể dưới đây là bảng trình bày sự khác nhau giữa giả thuyết nghiên cứu và kết quả thực nghiệm sự ảnh hưởng của các nhân tố đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp.

Bảng 3.16: Bảng tóm tắt nhân tố ảnh hưởng và chiều hướng tác động của các biến đối với nhu cầu vốn lưu động trên mẫu nghiên cứu toàn thị trường

Nhân tố ảnh hưởng Kết quả nghiên cứu Giả thuyết ban đầu

REVVOL - - PROF - + CCC + + LEV 0 + SIZE 0 + Q 0 +

Biến động doanh thu (đại diện bởi biến độc lập REVVOL) có mối quan hệ nghịch chiều với nhu cầu vốn lưu động. Bởi biến động doanh thu diễn tả sự biến động trong nhu cầu của khách hàng, vì vậy mối tương quan ngược chiều giữa biến động doanh thu và nhu cầu vốn lưu động hàm ý rằng các nhà quản trị phản ứng lại khi doanh nghiệp có sự biến động doanh thu lớn bằng cách quản trị vốn lưu động của mình chặt chẽ hơn. Nghiên cứu của Deloof và Jegers (1996); Hill và đồng nghiệp (2010) đều cho rằng chính sách mở rộng khoản phải thu khơng bị ảnh hưởng khi có sự biến động nhu cầu và thay vào đó, sự biến động doanh thu có thể sẽ làm tăng sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào các khoản phải trả. Khi doanh thu có sự biến động tăng, các doanh nghiệp thường tìm cách kéo dài thời gian thanh tốn cho nhà cung cấp để làm lợi cho dịng tiền của mình, điều này làm giảm khe hở vốn lưu động khiến cho nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp giảm đi. Ngược lại, khi doanh nghiệp có sự biến động giảm trong doanh thu, bởi sự biến động này diễn ra không được dự báo nên mức vốn cũng như các chi phí đầu tư vào q trình sản xuất, cung ứng chưa kịp có sự điều chỉnh giảm, vì vậy, nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp vẫn cao khi biến động doanh thu giảm.

Khả năng sinh lời của doanh nghiệp (đại diện bởi biến độc lập PROF – tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu) có mối quan hệ ngược chiều với nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Điều này chỉ ra rằng những doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao thường nhận được sự tin tưởng của khách hàng cũng như các nhà cung cấp, theo đó, các nhà quản trị có thể tận dụng thời gian phải trả người bán để giảm áp lực về nhu cầu vốn lưu động rịng của mình. Ngồi ra, các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao là do nhà quản trị biết cách sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình, tối thiểu hố chi phí để gia tăng lợi nhuận, vì vậy vốn lưu động được quản lý chặt chẽ hơn. Kết quả làm giảm nhu cầu vốn lưu động ròng cho doanh nghiệp.

Chu kỳ chuyển hoá tiền mặt (đại diện bởi biến độc lập CCC) thể hiện mối quan hệ cùng chiều với nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. Điều này chỉ ra rằng số ngày của chu kỳ chuyển hố tiền mặt càng dài thì nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp càng tăng. Hoạt động kinh doanh ln cần có sự luân chuyển của vốn, vì vậy, thời gian đồng tiền bị ứ đọng dưới các hình thái khác của tiền càng dài khiến cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản, buộc các nhà quản trị phải tìm cách bù đắp cho nhu cầu tăng thêm trong vốn lưu động. Kết quả nghiên cứu này thống nhất với nghiên cứu của Gill (2011) và Suleiman và Rasha (2013).

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu khơng tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa các nhân tố còn lại với nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Đó là các nhân tố: địn bẩy tài chính, quy mơ của doanh nghiệp và sự đánh giá của nhà đầu tư về doanh nghiệp. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng cho thấy rằng có những doanh nghiệp vay nợ rất nhiều nhưng cũng có những doanh nghiệp khơng cần vay nợ hoặc vay rất ít; có sự chênh lệch rất

khó có thể thể hiện mối tương quan với nhu cầu vốn lưu động. Thêm vào đó, mỗi nhóm ngành có một nhu cầu vốn lưu động khác nhau nên nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng sẽ cho kết quả chính xác hơn khi nghiên cứu trên từng nhóm ngành riêng. Ngồi ra, trong phân tích dữ liệu của từng nhóm ngành, tác giả đã sử dụng 2 mơ hình hồi quy: mơ hình tác động cố định và mơ hình tác động ngẫu nhiên, vì vậy độ phù hợp của mơ hình được nâng cao và giúp bài viết thấy rõ được tác động của doanh nghiệp và thời gian liệu có ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động.

Bảng 3.17: Bảng tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng và chiều hướng tác động của các biến đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp theo từng nhóm ngành riêng.

Ngành khai khống Ngành SX và PP điện, khí đốt Ngành xây dựng Ngành bất động sản Ngành vận tải kho bãi Ngành công nghệ - truyền thông Giả thuyết ban đầu REVVOL + 0 0 0 + 0 - PROF 0 0 + 0 - 0 + CCC + 0 + 0 0 + + LEV 0 0 0 0 0 - + SIZE - 0 0 0 + 0 + Q - 0 0 - 0 0 +

Nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp nhóm ngành khai khoáng chịu ảnh hưởng bởi sự biến động doanh thu, chu kỳ chuyển hố tiền mặt, quy mơ doanh nghiệp và sự đánh giá của nhà đầu tư. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn bởi đây là nhóm ngành mà nhu cầu và giá cả đầu ra của sản phẩm tuỳ thuộc rất nhiều vào tình hình thị trường thế giới. Thị trường thay đổi từng ngày, vì vậy sự biến động trong doanh thu của các doanh nghiệp nhóm ngành này là khó có thể tránh khỏi. Hiện nay, nguồn cung của các

doanh nghiệp hầu như chưa đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước, vì vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên nhập khẩu làm tăng lượng tồn kho của doanh nghiệp và đồng thời hạn chế bớt rủi ro khi có sự gia tăng giá đột ngột. Một đặc thù nữa của ngành đó là trước khi tiến hành khai thác cần phải thực hiện thăm dò trữ lưỡng, chất lượng của mỏ. Q trình này địi hỏi thời gian dài và tốn kém chi phí. Chính vì vậy, thời gian để chuyển hố thành tiền mặt của các doanh nghiệp càng dài thì nhu cầu vốn lưu động rịng càng nhiều. Các doanh nghiệp nhóm ngành này có được đánh giá có biên lợi nhuận cao nên thường xuyên nhận được nhiều sự ưu ái của các nhà đầu tư. Vì vậy sự dồi dào về vốn giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực đầu tư vào vốn lưu động. Ngoài ra, đa phần các doanh nghiệp nhóm ngành khai khống có hệ số nợ thấp nên nhìn chung nhân tố này chưa thể hiện được mối tương quan với nhu cầu vốn lưu động rịng.

Khi phân tích nhóm ngành xây dựng, tác giả tìm thấy mối tương quan cùng chiều của nhân tố khả năng sinh lời và chu kỳ chuyển hố tiền mặt với nhu cầu vốn lưu động rịng của doanh nghiệp. Điều này cho thấy nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào khả năng sinh lời và thời gian chuyển hoá thành tiền nhanh hay chậm. Khi doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao, các nhà quản trị sẽ tiếp tục mở rộng phát triển, chính sách bán hàng tín dụng và dự trữ nguyên vật liệu được tăng cường để đáp ứng nhu cầu xây dựng tăng cao, vì vậy, cần bổ sung thêm vốn lưu động cho doanh nghiệp. Một đặc điểm của ngành xây dựng là nhạy cảm mạnh với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của ngành sẽ tăng cao do nhu cầu xây dựng được mở rộng. Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thối, các cơng trình xây dựng bị trì trệ vì người dân

của ngành xây dựng sụt giảm. Vì vậy, dựa vào chu kỳ kinh tế mà các nhà quản trị có thể cân đối cho mình nhu cầu vốn lưu động hợp lý nhất. Một đặc điểm nữa của ngành là ngành xây dựng có mối tương quan lớn với ngành bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng thì gần như các hoạt động xây dựng cũng không thể phát triển được. Kết quả khi phân tích nhóm ngành bất động sản khá ngạc nhiên, chỉ có nhân tố đánh giá của nhà đầu tư là có ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy, nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng khi doanh nghiệp đó được thị trường đánh giá cao hay thấp. Nếu được thị trường đánh giá cao thì việc huy động thêm vốn sẽ dễ dàng hơn, doanh nghiệp áp dụng chính sách thắt chặt vốn lưu động để sử dụng vốn tăng cường đầu tư vào các dự án có khả năng sinh lời cao, phù hợp với mọng muốn của đa số các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thị trường bất động sản cũng rất nhạy cảm, dễ biến động khi có sự biến động của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội. Khi thị trường đóng băng, một lượng lớn bất động sản không thể thu hồi thành tiền, điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, lúc này các nhà quản trị sẽ cần rất nhiều vốn để đầu tư vào vốn lưu động. Ngoài ra, do đặc thù của chủng loại hàng hoá bất động sản lớn nên q trình giao dịch khơng thể đơn giản và nhanh chóng như các loại hàng hố khác, vì vậy nên thời gian để doanh nghiệp thu hồi được tiền khá dài, nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp chắc chắn phải lớn để cân đối đủ các chi phí cần thiết cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, tác giả vẫn chưa thể lý giải vì sao chỉ có duy nhất sự đánh giá của nhà đầu tư là nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.

Địn bẩy tài chính là nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp nhóm ngành cơng nghệ - truyền thông. Điều này thể hiện rằng các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ càng cao càng cần ít vốn lưu động, các

doanh nghiệp này sử dụng tối đa nguồn vốn nội bộ của mình, vì vậy, khi tỷ lệ nợ cao, các nhà quản trị phải kiểm soát chặt chẽ công tác quản trị vốn lưu động nhằm hạn chế sự thiếu hụt tài chính của mình. Quy mơ là nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp nhóm ngành vận tải kho bãi. Nhu cầu vốn lưu động rịng lớn đối với các doanh nghiệp có quy mô to và ngược lại. Quy mô lớn cho phép doanh nghiệp dễ dàng hợp tác, mở rộng đầu tư, tăng cường lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường, do đó, nhu cầu đầu tư vào vốn lưu động phải được gia tăng để đáp ứng đủ các chi phí hoạt động cần thiết.

Tác giả khơng tìm thấy được mối tương quan của bất kỳ nhân tố nghiên cứu nào đối với nhu cầu vốn lưu động rịng khi phân tích nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt. Đây là nhóm ngành mà việc đầu tư trong ngành nhận được rất nhiều sự khuyến khích, quan tâm và hỗ trợ từ Chính phủ. Dịng vốn của các doanh nghiệp thường ổn định và nhu cầu về mặt hàng này ln ln lớn hơn cung, vì vậy nhu cầu vốn lưu động rịng của doanh nghiệp rất ít. Ngồi ra, các doanh nghiệp nhóm ngành này thường gặp rủi ro về biến động giá các yếu tốt đầu vào, vấn đề thời tiết…, những điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp.

Nhóm ngành sản xuất được chia ra thành nhiều ngành nhỏ, dưới đây là bảng tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp theo từng nhóm ngành nhỏ riêng.

Bảng 3.18: Bảng tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động rịng của nhóm ngành sản xuất Nhân tố ảnh hưởng Ngành sản xuất Thực phẩm – đồ uống – thuốc lá Sản xuất sản phẩm từ nhựa và cao su Sản xuất các sản phẩm từ kim loại và khoáng phi kim

Sản xuất các thiết bị điện, điện tử, viễn thông REVVOL 0 + 0 0 PROF - 0 0 0 CCC + + + + LEV + + - - SIZE 0 - 0 0 Q 0 0 0 +

Trong tất cả các nhóm ngành sản xuất nhỏ được phân tích, chu kỳ chuyển hố tiền mặt là nhân tố gây ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. Thời gian đồng tiền bị ứ đọng trong vốn lưu động càng dài thì nhu cầu vốn lưu động càng nhiều. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nhóm ngành này thường xuyên phải dự trữ hàng tồn kho để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

Một nhân tố tác động nữa gây ảnh hưởng lên các doanh nghiệp nhóm ngành này là địn bẩy tài chính. Tuy nhiên, ở nhóm ngành sản xuất Thực phẩm – đồ uống – thuốc lá; sản xuất sản phẩm từ nhựa và cao su, địn bẩy tài chính có sự tác động cùng chiều đến nhu cầu vốn lưu động nhưng ở nhóm ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại và khoáng phi kim, nhu cầu vốn lưu động lại chịu sự tác động ngược chiều từ địn bẩy tài chính. Sự khác nhau này là do cơ chế quản lý vốn lưu động ở 2 nhóm ngành khác nhau. Nhóm ngành

có địn bẩy tài chính cao, doanh nghiệp vay nợ nhiều buộc họ phải tăng nhu cầu vốn lưu động ròng để đảm bảo đủ thanh khoản yêu cầu đáp ứng cho khả năng hoàn trả nợ vay. Thế nhưng cũng có những doanh nghiệp do yêu cầu đầu vào tốn chi phí cao, nên khi doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao nghĩa là doanh nghiệp cần thiết phải thắt chặt chính sách quản lý vốn lưu động để hạn chế tối thiểu sử dụng vốn không hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với doanh nghiệp sẽ giảm đầu tư vào vốn lưu động, trường hợp này phù hợp với các doanh nghiệp thuộc hai nhóm ngành cịn lại.

Ngồi ra, nhu cầu vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp nhóm ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử, viễn thơng cịn chịu tác động của mức độ đánh giá của nhà đầu tư. Doanh nghiệp được nhà đầu tư đánh giá cao thường là những nhãn hiệu danh tiếng, vì vậy sự đánh giá của nhà đầu tư càng cao, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp đó càng mở rộng. Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ nhựa và cao su chuyên cung cấp những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người, vì vậy, nó mang tính chất chu kỳ hay theo mùa. Ví dụ điển hình là sản phẩm nệm, nhu cầu tiêu dùng vào mùa đông sẽ cao hơn nhiều so với nhu cầu sản phẩm này trong mùa hè. Do đó, sự biến động trong nhu cầu của khách hàng là hồn tồn có thể xảy ra, nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp sẽ cao khi nhu cầu của khách hàng tăng.

Cuối cùng nhóm ngành thương mại bao gồm các doanh nghiệp bán lẻ và bán buôn, qua kết quả ước lượng trên cũng cho thấy rằng nhu cầu vốn lưu động ròng cũng chịu ảnh hưởng của một vài nhân tố, trong đó có địn bẩy tài chính. Ở nhóm ngành bán lẻ, các doanh nghiệp thường phải dự trữ lượng lớn hàng tồn kho để đảm bảo được hoạt động buôn bán không bị gián đoạn, thời gian dự trữ càng dài nghĩa là hàng hố khơng được lưu thơng hay bị ế sẽ gây ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. Trong khi đó,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 87 - 98)