Quy mô của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4.Quy mô của doanh nghiệp

1.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VỐN LƯU

1.2.4.Quy mô của doanh nghiệp

Quy mơ doanh nghiệp chính là thước đo thể hiện độ lớn của doanh nghiệp, nó được biểu hiện ở quy mơ tài sản, tổng doanh thu, vốn chủ sở hữu hay nguồn nhân lực… Căn cứ theo quy mô, các doanh nghiệp được phân thành doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn. Hiện nay chiếm đa số và chủ yếu trong cộng đồng các doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ, quy định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 đến dưới 200 người là doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người thì được coi là doanh nghiệp vừa, trên 300 người là daonh nghiệp lớn. Tổng nguồn vốn quy định đối với doanh nghiệp nhỏ là từ 20 tỷ đồng trở xuống, từ 20 tỷ đến 100 tỷ là doanh nghiệp vừa và trên 100 tỷ là doanh nghiệp lớn. Quy mô của doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng đều phải lựa chọn và được quản lý một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp quy mơ càng lớn, chi phí đầu tư cho hoạt động kinh doanh hằng ngày càng nhiều, vì vậy, nhu cầu vốn lưu động nhằm đáp ứng khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn hạn theo đó cũng cần phải gia tăng tương xứng với độ lớn của quy mô.

Quy mô của doanh nghiệp còn thể hiện khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp bởi quy mô phản ánh lợi thế của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp được thị trường đánh giá cao thì khả năng tiếp cận dịng vốn, khách hàng sẽ thuận tiện hơn. Thật vậy, nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng giữa quy mô của doanh nghiệp và nhu cầu vốn lưu động rịng có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Hill (2010), Brennan và Hughes (1991), Chiou và cộng sự (2006) đều cho rằng các doanh nghiệp quy mô lớn dễ dàng trong tiếp cận thị trường hơn so với các doanh nghiệp quy mơ nhỏ. Do đó nhu cầu hàng hố

hay khả năng tiếp cận khách hàng sẽ tăng cao, nghĩa là doanh nghiệp có đủ khả năng để mở rộng các khoản phải thu và tăng dự trữ hàng tồn kho. Thêm vào đó, các doanh nghiệp lớn đòi hỏi phải đa dạng các loại hình sản xuất để đảm bảo thu hồi đủ vốn cũng như lợi nhuận. Chính vì vậy kéo theo nhu cầu vốn lưu động ròng của các doanh nghiệp lớn cũng cần được nâng cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ.

Thế nhưng, theo nghiên cứu của Nazir và Afza (2009); Zariyawati (2010) đã đưa ra kết quả ngược lại, quy mô của doanh nghiệp tác động ngược chiều đến nhu cầu vốn lưu động. Thật vậy, sự mở rộng tăng trưởng tín dụng thương mại quá mức có thể dẫn đến những bất lợi sau này nếu các khoản phải thu không thu hồi được. Đồng thời, Petersen và Rajan (1997); Deloof và Jegers (1997) đều cho rằng những doanh nghiệp quy mô lớn thường nhận được sự ưu ái của các nhà cung cấp, do đó, thời gian để hồn trả các khoản phải trả của doanh nghiệp có thể kéo dài hơn, từ đó làm giảm nhu cầu vốn lưu động ròng cho doanh nghiệp.

1.2.5. Địn bẩy tài chính

Địn bẩy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Nó thể hiện việc sử dụng các nguồn vốn có chi phí cố định trong nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên mỗi cổ phần của doanh nghiệp [3]. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính được thể hiện ở hệ số nợ. Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu và ngược lại. Như vậy địn bẩy tài chính cho thấy mức độ được tài trợ của doanh nghiệp bằng nguồn tài trợ bên ngoài.

giảm việc giám sát và hạn chế khi huy động thêm vốn từ cổ đông hoặc các tổ chức tín dụng... Bởi các nhà quản trị bao giờ cũng có thơng tin về giá trị doanh nghiệp tốt hơn các nhà đầu tư bên ngồi, sự bất cân xứng thơng tin này dẫn tới chi phí huy động vốn bên ngồi sẽ cao. Chính vì vậy, theo thuyết này, doanh nghiệp có hệ số nợ cao nghĩa là doanh nghiệp bị hạn chế nguồn tài chính, lúc này doanh nghiệp sẽ chú tâm nhiều hơn vào công tác quản trị vốn lưu động nhằm hạn chế lượng vốn bị ứ đọng trong hàng tồn kho và các khoản phải thu. Vì vậy nhu cầu vốn lưu động rịng của doanh nghiệp thường có xu hướng giảm [12]. Mối quan hệ ngược chiều giữa địn bẩy tài chính và nhu cầu vốn lưu động ròng được khẳng định bởi các nghiên cứu của các tác giả, Raheman và Nasr (2007), Zariyawati và đồng nghiệp (2009), Mathuva (2009), Erasmus (2010), Suleiman và Rasha (2013) dựa trên mẫu tại các đất nước khác nhau.

Mục tiêu của việc sử dụng địn bẩy tài chính là nhằm làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, tuy nhiên, việc sử dụng địn bẩy tài chính q cao có thể như con dao hai lưỡi bởi lúc này phần lợi nhuận sinh ra có thể khơng đủ để bù đắp chi phí lãi vay. Điều này dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp, vì vậy cùng với gia tăng nợ, các nhà quản trị cũng sẽ tích cực đầu tư làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nghiên cứu của Gill (2011) đưa ra kết luận mối tương quan cùng chiều giữa đòn bẩy tài chính và nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. Ngồi ra, do sự khác nhau về chính sách vay nợ của mỗi nước, có những nước yêu cầu phải duy trì một mức thanh khoản nhất định để đảm bảo khả năng hoàn trả đầy đủ nghĩa vụ nợ. Điều này nghĩa là doanh nghiệp có vay nợ càng nhiều thì u cầu về thanh khoản của doanh nghiệp đó càng cao, kéo theo đó doanh nghiệp sẽ gia tăng nhu cầu vốn lưu động rịng của mình để đảm bảo được khả năng thanh tốn trong q trình hoạt động kinh doanh.

1.2.6. Đánh giá của nhà đầu tư

Bên cạnh các nguồn tài trợ vốn được hình thành từ chính doanh nghiệp thì các nguồn tài trợ từ phía nhà đầu tư cũng gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. Sự kỳ vọng của nhà đầu tư cũng là tác nhân ảnh hưởng đến quyết định và mức độ đầu tư vào doanh nghiệp. Sự kỳ vọng chính là mong đợi của nhà đầu tư vào sự mở rộng phát triển, nâng cao giá trị của doanh nghiệp trong tương lai. Thông tin bất đối xứng là việc các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thơng tin, khiến cho nhà đầu tư đánh giá quá cao hoặc quá thấp đối với doanh nghiệp. Từ đó sẽ dẫn đến sự ra quyết định khơng chính xác của nhà đầu tư, gây ảnh hưởng bất lợi đến doanh nghiệp và nguy cơ xấu cho thị trường. Chính vì vậy, hạn chế tình trạng thơng tin bất đối xứng sẽ góp phần làm tăng tính chính xác thơng tin của doanh nghiệp, gia tăng lòng tin của nhà đầu tư vào sự kỳ vọng của họ trong tương lai. Mối quan tâm của nhà đầu tư chính là khả năng sinh lời, tăng trưởng ổn định và khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được đánh giá có cơ hội tăng trưởng đồng nghĩa với doanh nghiệp sẽ có những lợi thế thuận lợi để phát triển nếu biết cách quản trị và lãnh đạo nhằm mang lại giá trị từ điều kiện đó. Như vậy, doanh nghiệp được đánh giá có tiềm năng phát triển cao sẽ nhận được nhiều dòng tài trợ lớn và thường xuyên. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội đầu tư vào những dự án có tiềm năng sinh lợi cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp được sự kỳ vọng nhiều từ phía nhà đầu tư sẽ tìm cách gia tăng đầu tư vào quá trình hoạt động kinh doanh nhằm tương xứng với sự kỳ vọng của nhà đầu tư. Như vậy, sự kỳ vọng của nhà đầu tư cũng có thể sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp.

Để đo lường sự kỳ vọng của nhà đầu tư, các nhà quản trị thường sử dụng các hệ số đo lường giá trị thị trường nhằm đánh giá mức độ sẵn lịng góp vốn của nhà đầu tư.

- Chỉ số P/E

Đây là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Tỷ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu.

( ) ( )

Chỉ số P/E cho thấy nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập, nó thể hiện thị giá của doanh nghiệp trên thị trường . Nếu chỉ số P/E cao thì điều đó nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai, cổ phiếu có rủi ro thấp, nhà đầu tư kỳ vọng cao vào tốc độ tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp và ngược lại. Trong một nhóm các doanh nghiệp trong một ngành, không nên lựa chọn các doanh nghiệp có P/E thấp vì thơng thường đây là các doanh nghiệp khơng có tiềm năng phát triển hoặc có thành tích cực kỳ nghèo. Ngồi ra, chỉ số P/E thường dựa trên số liệu của doanh nghiệp trong vòng một năm, lợi nhuận của doanh nghiệp có thể lên cao, xuống thấp bất thường nên chỉ số P/E cũng có thể thay đổi bất thường giữa các năm. Do vậy, nhà đầu tư không nên chỉ dựa vào duy nhất P/E trong một năm khi ra quyết định đầu tư mà còn xem xét cả P/E trong nhiều năm trước, đồng thời cũng so sánh với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của doanh nghiệp.

- Chỉ số M/B

Chỉ số M/B cũng được sử dụng để đánh giá sự kỳ vọng của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp. Nó thể hiện mức độ kỳ vọng của công chúng vào khả

năng tạo ra tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Chỉ số M/B thể hiện lợi nhuận mà một đồng tiền thực tạo sẽ phải gánh cho M/B đồng kỳ vọng.

Chỉ số M/B so sánh giá trị thị trường của cổ phiếu với giá trị sổ sách hay mệnh giá cổ phiếu. Giá trị sổ sách chính là số tiền thực sự đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và gia tăng giá trị cho nền kinh tế. Nhìn chung chỉ số M/B thường lớn hơn 1, ở các nước đang phát triển, trong những thời điểm thị trường đang nóng, chỉ số này cũng chỉ dao động quanh 4, đây phải là những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh rất tốt, có nhiều triển vọng và khó có thể gặp rủi ro hay thất bại, nếu không con số như vậy sẽ rất bất thường. Ngồi ra chỉ số M/B cịn là chỉ số đo lường tốc độ tăng trưởng giá trị của một doanh nghiệp.

- Tobin’s Q

Chỉ số Tobin’s Q được đề xuất bởi nhà kinh tế lừng danh James Tobin vào năm 1969, đo lường cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp. James định nghĩa Q là thị giá của một doanh nghiệp trên chi phí thay thế vốn của doanh nghiệp đó.

Nếu hệ số Q cao (lớn hơn 1), tức là nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp đó có triển vọng phát triển, hay nói cách khác, việc huy động thêm vốn sẽ rẻ hơn do thị giá của doanh nghiệp khá cao so với chi phí huy động thêm vốn. Các doanh nghiệp có chỉ số Q cao thường là doanh nghiệp hấp dẫn nhà đầu tư và có năng lực cạnh tranh tốt.

Trong các hệ số đo lường ở trên, tác giả lựa chọn chỉ số Tobin’s Q làm đại diện thể hiện sự đánh giá của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp. Bởi nó thể hiện được đầy đủ mối quan tâm của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, đó là khả năng sinh lời, cơ hội tăng trưởng ổn định và khả năng thanh khoản. Chỉ số Tobin’s Q thể hiện niềm tin của thị trường đối với tương lai của doanh nghiệp. Giá trị thị trường sẽ tạo ra lợi nhuận kỳ vọng cho doanh nghiệp, do vậy đầu tư phụ thuộc vào giá trị thị trường của doanh nghiệp đó – Grunfeld (1960). Ông đã mở đường cho lý thuyết Q của Tobin, ơng chỉ ra rằng doanh nghiệp có chỉ số Q lớn hơn 1 nên tiến hành đẩy mạnh đầu tư vì lợi nhuận tạo ra sẽ vượt hơn chi phí mua tài sản của doanh nghiệp đó. Hệ quả dẫn đến tăng nhu cầu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số M/B tương tự chỉ số Tobin’s Q nhưng khơng tính trên tổng tài sản mà chỉ so sánh giá thị trường và giá sổ sách của vốn chủ sở hữu, do đó nghiên cứu chỉ số Tobin’s Q sẽ cho kết quả tồn diện hơn.

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, tác giả đã trình bày một số nội dung cơ bản về vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu ra và lý giải sự tác động của một vài nhân tố chính có ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp để làm cơ sở lựa chọn biến trong Chương 2. Các nhân tố được tổng hợp từ các cơng trình nghiên cứu trên thế giới tại các quốc gia khác nhau đã kết luận rằng nhu cầu vốn lưu động ròng chịu tác động bởi nhiều nhân tố, bao gồm cả những nhân tố định tính và nhân tố định lượng. Kết hợp với nền tảng lý thuyết, tác giả đã phân tích mối tương quan giữa những nhân tố tác động và nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp để làm căn cứ giúp đưa ra những giả thuyết về chiều hướng tác động của mỗi nhân tố trong chương sau.

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN

Căn cứ vào các phân tích đã được trình bày trong Chương 1, mỗi nhân tố ảnh hưởng có thể có mối tương quan thuận chiều nhưng đồng thời cũng có mối tương quan ngược chiều đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. Vì vậy, dựa vào kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu trên thế giới đã được tổng hợp, đồng thời dựa vào đánh giá chủ quan của tác giả tại thị trường Việt Nam, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu cho các biến đưa vào mơ hình như sau.

2.1.1. Biến động doanh thu

Biến động doanh thu thể hiện rủi ro của doanh nghiệp, do vậy phương sai hay độ lệch chuẩn là những tính tốn thường được sử dụng để đánh giá rủi ro của doanh nghiệp. Nguyên tắc sử dụng các chỉ tiêu này là mức độ hoạt động và quy mô của doanh nghiệp tương tự nhau. Doanh nghiệp nào có phương sai hoặc độ lệch chuẩn càng cao nghĩa là rủi ro doanh nghiệp càng lớn, biến động doanh thu càng cao. Đây cũng chính là hạn chế khi so sánh những doanh nghiệp có thước đo quy mơ khác nhau. Và do đó, hệ số biến thiên là phương pháp tính tốn có thể giải quyết được hạn chế trên. Hệ số biến thiên sẽ đánh giá được mức độ rủi ro chính xác hơn khi so sánh các doanh nghiệp có quy mơ khác nhau. Doanh nghiệp có hệ số biến thiên càng nhỏ thì biến động doanh thu càng thấp và ngược lại. Trong nghiên cứu này, tác giả tính tốn hệ số biến thiên của doanh thu trong 3 năm trước năm nghiên cứu để thể hiện sự biến động doanh thu của doanh nghiệp.Chỉ những doanh nghiệp có đầy đủ dữ liệu tài chính liên quan đến doanh thu trong 3 năm trước năm nghiên cứu mới được đưa vào mẫu và biến động doanh thu được tính tốn dựa trên dữ liệu quá khứ.

Giả thuyết H1: Biến động doanh thu gây ảnh hưởng ngược chiều đến nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp.

2.1.2. Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời của doanh nghiệp được tính tốn thơng qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Tác giả lựa chọn chỉ tiêu này bởi nó thể hiện rõ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 36)