7. Bố cục của đề tài
1.3.3. Tiêu chí đo lƣờng thỏa mãn Minnesota Satisfaction
Questionnaire (MSQ) của Weiss, Dawis, England và Lofquist (1967)
MSQ là một công cụ đo lƣờng cũng khá phổ biến thƣờng sử dụng một trong 2 form sau: một hình thức form dài gồm 100 mục (phiên bản 1977) và hình thức ngắn hơn gồm 20 mục (phiên bản 1967). MSQ bao gồm 20 khía cạnh và các thang đo của MSQ thì cụ thể hơn so với các thang đó khác về mức độ hài lòng ở các khía cạnh (Schmit & Allscheid, 1995). Trong bảng dài 100 mục ứng với mỗi khía cạnh sẽ đƣợc đo lƣờng bởi 5 biến, còn trong bảng ngắn thì MSQ chỉ sử dụng 20 yếu tố đánh giá mức độ hài lòng chung về mỗi khía cạnh, đƣợc liệt kê nhƣ sau: Năng động, Sự độc lập, Đa dạng kỹ năng, Tình trạng xã hội, Mối quan hệ với lãnh đạo, Năng lực lãnh đạo, Giá trị đạo
đức, Sự an toàn, Cơ hội giúp đỡ những cá nhân khác, Quyền lực, Chính sách
công ty, Năng lực cá nhân, Đãi ngộ, Thăng tiến, Trách nhiệm, Sự sáng tạo, Điều kiện làm việc, Đồng nghiệp, Sự ghi nhận, Thành tựu.
Có thể thấy những khía cạnh mà MSQ đang xét tới cụ thể hơn rất nhiều so với JDI và JSS (Spector, 1997). Ví dụ: muốn đo lƣờng năng lực làm việc của cá nhân thì có thể dựa vào những yếu tố sau: Năng lực cá nhân, thành tựu
đạt đƣợc, sự sáng tạo, tính độc lập và sự đa dạng công việc. Bên cạnh đó, MSQ rất d sử dụng, rất d hiểu có thể ứng dụng đƣợc cho bất kỳ tổ chức hay đối tƣợng nào. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của MSQ là câu hỏi quá dài, điều này có thể gây khó khăn trong quá trình khảo sát. Nấu dùng hình thức 20 câu hỏi đo lƣờng mức độ hài lòng chung ở mỗi nhân tố thì điều này có thể dẫn đến độ sai lệch lớn và không phản ảnh đƣợc cảm nhận của nhân viên.