Một số nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mức độ hài lòng của giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng (Trang 37 - 41)

7. Bố cục của đề tài

1.4.2. Một số nghiên cứu trong nƣớc

a. Đánh giá sự hài lòng trong công việc của giảng viên tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng mô hình nhân tố khám phá nhằm xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng trong công việc của giảng viên tại Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp. Bảng câu hỏi đƣợc gửi đến 151 giảng viên tại VNUF bằng email, 30 ngƣời trong số đó đƣợc chọn một cách ngẫu nhiên để phỏng vấn chuyên sâu. Các công cụ thống kê (mô hình nhân tố khám phá, hồi quy đa biến, mô tả thống kê) đƣợc sử dụng để phân tích số liệu và giải thích kết quả. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 6 nhóm nhân tố ảnh hƣởng tới

mức độ hài lòng trong công việc của giảng viên bao gồm: mối quan hệ với đồng nghiệp, sự lãnh đạo, đặc điểm công việc, khả năng phát triển cá nhân, tiền lƣơng và chính sách quản lý, trong khi đó điều kiện làm việc và mối quan hệ với sinh viên không có quan hệ với sự hài lòng của giảng viên. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng giảng viên tại Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp khá hài lòng với công việc của họ.

b. Nghiên cứu của PGS.TS Trần Kim Dung (2005)

Đề tài nghiên cứu khoa học “Nhu cầu, sự thỏa mãn của nhân viên và mức độ gắn kết đối với tổ chức” của PGS. TS Trần Thị Kim Dung năm 2005 cho rằng thỏa mãn là “mức độ mà nhân viên có cảm nhận, định hƣớng tích cực đối với việc làm trong tổ chức”. Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng thang đo mô tả công việc điều chỉnh AJDI (Adjust Job Descriptive Index ) để đo lƣờng các yếu tố thành phần của công việc. PGS.TS Trần Kim Dung và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu đo lƣờng mức độ thỏa mãn công việc trong điều kiện ở Việt Nam bằng cách sử dụng chỉ số mô tả công việc (JDI) của Smith và đồng nghiệp. Tuy nhiên, ngoài năm nhân tố đƣợc đề nghị trong JDI, nhóm tác giả đã đƣa thêm hai nhân tố nữa là phúc lợi công ty và điều kiện làm việc phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm kiểm định giá trị các thang đo JDI cũng nhƣ là xác định các nhân tố ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến mức thỏa mãn công việc của nhân viên ở Việt Nam.

c. Một số ứng dụng của mô hình AJDI tại Việt Nam

Thang đo AJDI đƣợc ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam. Một số thành phần của thang đo này đã đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam sử dụng và bổ sung khi nghiên cứu về mức độ thỏa mãn công việc cũng nhƣ lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức nhƣ:

nhân viên tại văn phòng khu vực Miền Nam VietNam Airlines” (2008), cũng dựa trên mô hình nghiên cứu của Trần Thị Kim Dung nhƣng có một số điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện hiện tại tại văn phòng khu vực Miền Nam VietNam Airlines, tác giả nghiên cứu sáu yếu tố sau: bản chất công việc, đào tạo – phát triển, đánh giá, đãi ngộ (kết hợp từ hai yếu tố Tiền lƣơng và Phúc lợi), lãnh đạo, môi trƣờng tác nghiệp (kết hợp từ hai yếu tố Đồng nghiệp và Điều kiện làm việc). Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy yếu tố tác động mạnh nhất đến lòng trung thành của nhân viên là yếu tố môi trƣờng tác nghiệp. Hai yếu tố lãnh đạo và công việc đều có tác động cùng chiều đối với sự thoả mãn chung của ngƣời lao động cũng nhƣ lòng trung thành của họ đối với công ty. Do đó, những biện pháp làm tăng sự hài lòng của nhân viên trong công ty thông qua việc tác động vào hai yếu tố trên cũng làm tăng yếu tố trung thành của họ đối với công ty.

 Trần Đức Duy (2009) với nghiên cứu “Ứng dụng các phƣơng pháp phân tích dữ liệu đa biến khảo sát mức độ thỏa mãn công việc, lòng trung thành với Supervisor, gắn kết tổ chức của nhân viên tại công ty Scavi” đã sử dụng 3 thành phần: tiền lƣơng, môi trƣờng làm việc và lãnh đạo;

 Nguy n Thanh Mỹ Duyên đánh giá lòng trung thành của nhân viên ở công ty cổ phần Beton với sáu thành phần: môi trƣờng làm việc, lƣơng, cơ hội thăng tiến, đồng nghiệp, khen thƣởng và phúc lợi.

 Tƣơng tự, khi tiếp cận trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại Nha Trang, tác giả Phạm Thị Kim Phƣợng với “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ gắn bó của nhân viên đối với công ty Cổ phần Tân Việt – Khách sạn Sunrise”, (2008) đã đƣa ra 7 nhân tố cơ bản nhƣ: môi trƣờng làm việc, lƣơng bổng, cơ hội thăng tiến, quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ với cấp trên, văn hóa tổ chức và nhân tố mới “triển vọng phát triển của công ty”.

Vinh, ThS. Lê Chí Công “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến lòng trung thành của nhân viên ở các khách sạn cao cấp tại thành phố Nha Trang”. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định lƣợng và dựa trên mẫu 310 thu hồi đƣợc từ 350 nhân viên hiện đang làm việc trong các khách sạn cao cấp (các khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao) ở thành phố Nha Trang với mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến lòng trung thành của họ. Mô hình đề xuất gồm 8 thành phần dựa trên thang đo AJDI (Trần Kim Dung 2005) đã đƣợc điều chỉnh từ thang đo JDI (Smith et al. 1969) cho phù hợp với điều kiện Việt Nam và có bổ sung thêm yếu tố “năng lực bản thân” và “thƣơng hiệu”. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có năm thành phần có ảnh hƣởng đến sự lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức: mối quan hệ với cấp trên, cơ hội đào tạo, mối quan hệ đồng nghiệp, chính sách phúc lợi và thƣơng hiệu. Trong đó, mối quan hệ với cấp trên là yếu tố ảnh hƣởng then chốt đến lòng trung thành của nhân viên.

CHƢƠNG 2

GIỚI THIỆU MẪU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mức độ hài lòng của giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)