Cơ cấu công nghiệp hợp lý trong từng giai đoạn phát triển cụ thể
cũng rất quan trọng trong đánh giá chất lượng tăng trưởng công nghiệp. Cơ
cấu công nghiệp hợp lý là cơ cấu phản ánh được xu thế phát triển chung.
Đó là, cơ cấu đa dạng nhưng thống nhất và có khả năng hỗ trợ tốt cho nhau, cho phép tạo ra các giá trị gia tăng lớn nhất.Trong đó, hàm lượng khoa học, công nghệ và chế biến sâu trở thành động lực tăng trưởng, quy
định nội dung về chất của cơ cấụVề mặt lượng, cơ cấu công nghiệp được xác định bằng tỷ trọng giữa giá trị sản lượng của từng bộ phận chiếm trong tổng giá trị sản lượng ngành công nghiệp.
Trong lựa chọn cơ cấu công nghiệp, cần thấy rằng mỗi ngành công nghiệp muốn phát triển phụ thuộc rất lớn vào các ngành công nghiệp khác có liên quan.Vì thế năng lực cạnh tranh của một ngành công nghiệp chuyên môn hóa phụ thuộc vào ngay trong khả năng liên kết trong nội bộ ngành công nghiệp, cũng như liên kết với các ngành và các lĩnh vực liên quan khác.
Để phát triển hiệu quả các ngành công nghiệp đã lựa chọn cần chuyển dịch cơ cấu ngành theo các mô hình liên kết như:
Liên kết giữa các ngành khai thác tài nguyên và chế biến tài nguyên thành các sản phẩm (có thể trở thành đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến hoặc có thể là những sản phẩm hoàn chỉnh). Lựa chọn cơ cấu công nghiệp theo mô hình liên kết các ngành công nghiệp có liên quan chặt chẽ với nhau, từ khai thác đến chế biến tài nguyên phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước, đồng thời hướng đến phục vụ xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng về cả kinh tế, xã hội và cả môi trường.
Liên kết giữa ngành công nghiệp chế biến với ngành sản xuất nông, lâm, thủy sản trên từng vùng lãnh thổ.Mô hình này sẽ đảm bảo cho các nhà máy chế biến chủ động về nguồn nguyên liệu, từ đó chủ động trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành hạ, tạo vị thế cạnh tranh.Đây là cơ sở để ngành công nghiệp chế biến và ngành sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản có thể
phát triển một cách bền vững, lâu dàị
Lựa chọn cơ cấu công nghiệp theo hướng phát triển các mô hình liên kết là xu hướng tất yếu, phù hợp với tiềm năng và lợi thế về tài nguyên, về
nguồn nguyên liệu do các ngành sản xuất nông, lâm, thủy sản sản xuất ra và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Đây là quá trình chuyển dần từ các ngành công nghiệp dựa vào lợi thế về vốn, khoa học và công nghệ.
Cơ cấu công nghiệp theo vùng
Phát triển công nghiệp theo vùng là nhằm khắc phục tình trạng phân bổ công nghiệp mất cân đối giữa các vùng, địa phương. Sự phát triển công nghiệp không cân đối giữa các vùng làm hạn chế trong khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng mà còn gây mất cân đối thu nhập giữa các vùng, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, gây áp lực lên hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hộị Vì vậy, chính sách phát triển công nghiệp theo vùng là nhằm thúc đẩy sự phát triển công nghiệp một cách cân đối, hài hòa trên cơ sở
phát huy được tất cả các tiềm năng, lợi thế của vùng.
Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
Để phát triển công nghiệp theo hướng đã lựa chọn, nhất là các ngành công nghiệp được ưu tiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển công nghiệp cân đối trên các vùng lãnh thổ cần có các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp.
Cần đối xử bình đẳng mọi thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển công nghiệp theo định hướng và quy hoạch, nghĩa là không có sự phân biệt
đối xử trong chính sách ưu đãị
Nhà nước cần xác định cụ thể trong chiến lược phát triển công nghiệp lĩnh vực nào cần đầu tư, lĩnh vực nào thì khuyến khích các thành phần xã hội khác tham gia đầu tư.
Đối với ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao, hiện đại cần có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo các hình thức đầu tư trực tiếp, liên doanh với các doanh nghiệp trong nước. Các hình thức liên doanh với nước ngoài trong phát triển công nghiệp cần có chiến lược và quy hoạch cụ thể để tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm chế tạọ Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
Mục tiêu của việc khuyến khích các thành phần kinh tế trong phát triển công nghiệp là nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển công nghiệp theo định hướng đã lựa chọn, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.