Đường lối phát triểncông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 42 - 48)

Đường lối phát triển công nghiệp ở mỗi quốc gia qua các thời kỳ

lịch sử có ảnh hưởng to lớn và lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp, tới định hướng đầu tư và xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp.

Ở Việt Nam, Đại hội Đảng lần thứ IV(1976) chủ trương “ Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩạ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ

sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp, vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tếđịa phương, kết hợp kinh tế trung ương và kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế

quốc dân thống nhất.”

Nhưng do tư tưởng chỉ đạo chủ quan nóng vội, đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa đủ các điều kiện tiền đề cần thiết, chậm đổi mới cơ chế quản lý đã dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng. Do đó Đại hội VI(1986) đã chuyển từ mô hình chiến lược thay thế nhập khẩu sang mô

hình hỗn hợp (hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu). Đến Đại hội VIII(1996) đã điều chỉnh chính sách công nghiệp hóa theo hướng lấy nông nghiệp làm khâu đột phá, coi nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến làm mặt trận hàng đầụ Tiếp tục thực hiện rộng rãi hơn chính sách mở cửa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nâng cao quyền tự chủ

sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Gắn công nghiệp hóa với hiện

đại hóa, lấy khoa học công nghệ làm động lực, lấy con người làm yếu tố

trung tâm của CNH - HĐH. Đặc biệt coi trọng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Phù hợp với xu thế mở cửa và hội nhập, chúng ta đã xây dựng cácngành công nghiệp mũi nhọn dựa vào lợi thế so sánh như công nghiệp năng lượng (dầu khí, điện năng), công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản (dựa trên thế mạnh về nguyên liệu), công nghiệp nhẹ gia công xuất khẩu sử

dụng nhiều lao động, công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin và một số ngành sản xuất nguyên liệu cơ bản... Cơ cấu công nghiệp theo ngành và theo lãnh thổđã có những chuyển biến rõ rệt theo hướng CNH – HĐH.

Cuộc cánh mạng khoa học công nghệ hiện đại phát triển mạnh, tác

động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có kinh tế, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. Do vậy, tiến hành công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa và kinh tế tri thức để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giớị Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là những điểm nhấn quan trọng trong quan điểm về công nghiệp hóa thời kỳđổi mớị

KT LUN CHƯƠNG 1

Công nghiệp cũng ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong sự phát triển kinh tế xã hội và phát triển công nghiệp là một nội dung trọng tâm trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước; công nghiệp làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế xã hội, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân, hình thành các phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại, góp phần giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng,

địa phương.

Đặc điểm của sản xuất của công nghiệp cũng cho thấy đây là ngành sớm có điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất hơn so với các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, từ đó nâng cao năng suất lao

động, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, đa dạng phong phú về chủng loại không những đáp ứng nhu cầu của đời sống nhân dân mà còn làm xuất hiện những nhu cầu mớị

Để công nghiệp phát triển ổn định, lâu dài ngoài tăng cường mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, thì vấn đề

chất lượng tăng trưởng công nghiệp cần phải được quan tâm hơn nữạ Phát triển công nghiệp không chỉ đem lại sự gia tăng về quy mô đơn thuần mà thông qua đó phải góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao được hiệu quả trong sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn của lao động, tạo ra được các sản phẩm có giá trị cao, làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế xã hội của nhân dân.

Trong sản xuất công nghiệp, thị trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất. Do đó, muốn công nghiệp phát triển bền vững đòi hỏi các địa phương và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh dài hạn, phản ứng nhanh với thông tin thị trường để có các kế hoạch ứng phó kịp thờị

CHƯƠNG 2

THC TRNG PHÁT TRIN CÔNG NGHIP HUYN ĐIN BÀN GIAI ĐON 2005 – 2013

2.1.NHỮNG ĐIỀU KIỆN TIỀN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

ạ V trí địa lý

Huyện Điện Bàn nằm trên tọa độđịa lý: - Từ 150 40’ đến 150 57’ vĩđộ Bắc

- Từ 1080 00’ đến 1080 20’ kinh độ Đông Ranh giới hành chính của huyện được xác định:

- Phía Bắc giáp huyện Hoà Vang (Thành phốĐà Nẵng) - Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên và thị xã Hội An - Phía Đông giáp biển Đông

- Phía Tây giáp huyện Đại Lộc.

Điện Bàn có vị trí địa lý - kinh tế quan trọng đối với tỉnh và khu vực: nằm trên trục quốc lộ 1A, phía Nam thành phố Đà Nẵng và phía Bắc thành phố Tam Kỳ; có các tuyến giao thông huyết mạch của cả nước chạy qua như

quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam; trung tâm huyện lỵ nằm cách không xa sân bay quốc tế Đà Nẵng, gần cảng lớn Tiên Sa của khu vực miền Trung, rất thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế.

Là nơi hội tụ các tài nguyên thiên nhiên đa dạng: có đất đai màu mỡ, sông ngòi dày đặc, có bờ

biển giàu tiềm năng, vùng gò đồi với những cảnh quan

đẹp; có cơ sở hạ tầng giao thông tương đối hoàn chỉnh cho phép phát triển một nền kinh tế toàn diện và hiệu quả. Đặc biệt khu công nghiệp, khu đô thị mới

Điện Nam - Điện Ngọc,

vùng du lịch Điện Dương - Điện Ngọc đang được xây dựng và phát huy hiệu quả. Đây là một trọng điểm kinh tế quan trọng của tỉnh, tạo động lực mạnh mẽ

thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn Huyện.

Những năm gần đây Điện Bàn đang được tỉnh tiếp tục tập trung đầu tư

mở rộng và hình thành thêm các cụm công nghiệp, khu đô thị mới, khu du lịch ven biển, khu du lịch sinh thái; hoàn thiện cơ sở hạ tầng như giao thông nông thôn, mạng lưới điện, thủy lợi, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông v.v. cùng các cơ sở hạ tầng xã hội khác như giáo dục, y tế, văn hóa xã hộị Đó là những nền tảng cơ bản rất thuận lợi thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Điện Bàn trong giai đoạn tớị

b. Điu kin t nhiên

Điện Bàn là một huyện đồng bằng ven biển nên địa hình tương đối bằng phẳng, mức độ chia cắt trung bình.

Khu vực Điện Bàn-Hội An nằm trong cụm đô thị động lực Chân Mây – Đà Nẵng – Điện Nam-Điện Ngọc – Hội An.

Điện Bàn nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùạ

Đồng thời là một huyện ven biển nên có ảnh hưởng của khí hậu ven biển miền Trung.

Hệ thống thuỷ văn Điện Bàn chủ yếu là các con sông bắt nguồn từ hệ

thống sông Vu Gia và sông Thu Bồn là các con sông chính của tỉnh. Nhìn chung hệ thống sông ngòi huyện Điện Bàn phân bố tương đối đồng đều, là nguồn cung cấp nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp và đời sông dân cư.

c. Tài nguyên, khoáng sn

Tài nguyên đất: Điện Bàn là một huyện đồng bằng ven biển được hình

thành trên sản phẩm bồi tích có nguồn gốc sông biển Pleistoxen. Theo số liệu thống kê đất đến 31/12/2013, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện có 21.428hạ Nhìn chung đất đai huyện Điện Bàn khá tốt, có độ phì nhiêu cao cho phép thâm canh nông nghiệp theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Khu vực vùng cát phía Đông ven biển là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng cấu trúc địa chất bền vững thuận lợi cho việc xây dựng các công trình xây dựng

đô thị và công nghiệp. Tuy nhiên một số khu vực bị nhiễm mặn, chua phèn, sói lở ven sông cần có biện pháp khắc phục cải tạo; các khu đất màu, chân ruộng cao cần có biện pháp thuỷ lợi hợp lý, tăng hiệu quả sử dụng đất.

Tài nguyên biển: Điện Bàn có bờ biển trải dài gần 8km, chiều ngang

trung bình 600m, chạy qua các xã Điện Ngọc, Điện Dương, nằm giữa tuyến ven biển Hội An - Đà Nẵng, có vị trí rất thuận lợi cho phép phát triển tổng hợp kinh tế biển, có thể phát triển cả đánh bắt, nuôi trồng hải sản và phát triển dịch vụ-du lịch biển.

Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt,chủ yếu do mạng lưới sông ngòi

cùng hệ thống hồ ao, mương máng và nước mưa cung cấp. Các sông chính như Thu Bồn, sông Yên, sông Bà Rén, sông Vĩnh Điện, sông Bình Phước v.v

là nguồn nước mặt dồi dào phục vụ thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt dân cư

trên địa bàn toàn huyện. Nguồn nước ngầm, Điện Bàn có nguồn nước ngầm có trữ lượng khá và phân bố tương đối đồng đềụ Chất lượng nước đảm bảo

được yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt. Qua khảo sát thực tế và kết quả

thăm dò địa chất các khu vực qui hoạch các khu công nghiệp và đô thị vùng phía

Đông và phía Tây của huyện cho thấy nguồn nước ngầm trên địa bàn được thăm dò tương đối tốt, độ sâu trung bình từ 3-5m. Khu vực vùng phía Đông mực nước ngầm dao động từ 0,4-1,5m ngầm, có khả năng cung cấp từ 20.000- 208.000m3/ngày đêm. Khu vực cao ở vùng phía Tây dao động từ 5-6 m.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 42 - 48)