Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực trong công nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 92 - 94)

Lực lượng lao động hiện nay cho ngành công nghiệp trên địa bàn huyện có thể nói là không thiếu về số lượng, song lại đang thiếu về chất; tức là trong

đội ngũ lao động cho ngành công nghiệp của huyện đang thiếu hụt về lực lượng công nhân có đào tạo chuyên môn giỏị Để chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu phát triển, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho giai

đoạn đến năm 2020. Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, thu hút cán bộ lao động có trình độ cho một số ngành công nghiệp chủ lực.

- Thực hiện đào tạo và đào tạo lại lao động trên địa bàn. Nâng cấp và phát triển các trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề. Mở rộng mạng lưới đào tạo nghề và thay đổi cơ cấu đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa hình thức đào tạo, linh hoạt và thiết thực. Tăng cường liên kết đào tạo nghề với các cơ sởđào tạo lớn trong khu vực và cả nước.

- Đào tạo cán bộ quản lý là một khâu quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tăng cường phối hợp giữa UBND với Liên minh các HTX huyện Điện Bàn nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung và các Sở liên quan để mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp.

- Chú trọng nâng cao trình độ kỹ thuật và chất lượng tay nghề cao để có thể tiếp thu và ứng dụng được công nghệ, kỹ thuật mới tiên tiến vào sản xuất.Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia với trường đào tạo nghề hoặc

đào tạo trực tiếp tại chỗ. Đào tạo tại chỗ và giải quyết việc làm tại chỗ cho các hộ xă viên HTX, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống, làng nghề mới theo hình thức hợp đồng các chuyên gia, thợ lành nghề để tổ

chức đào tạo, chuyển giao công nghệ ngay trong quá trình sản xuất tại cơ sở, truyền nghề tại chỗ

- Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đến độ tuổi lao động với những ngành nghề huyện đang khuyến khích phát triển như: may công nghiệp, cơ

khí, điện tử...

- Tổ chức nhiều loại hình đào tạo nhằm tăng nhanh số lao động có tay nghề, kỹ thuật, nâng tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, đảm bảo tính ổn định bền vững.

Tăng cường mối quan hệ để gắn trường đào tạo nghề với các cơ sở sản xuất. Kết hợp với các trường dạy nghề của tỉnh, thành phố Đà Nẵng tổ chức

đào tạo bồi dưỡng chủ doanh nghiệp và cấp giấy phép cho chủ doanh nghiệp

đã được đào tạọ

trên địa bàn huyện. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 70% lao động được đào tạo nghề

- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để người lao động có thể

tìm được việc làm sau đào tạo như: mở ra các trung tâm giới thiệu việc làm, tổ

chức hội chợ việc làm, tăng cường thông tin việc làm trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài truyền hình, internet... Phát triển xuất khẩu lao động theo hướng tu nghiệp nhằm đào tạo lực lượng lao động.

- Cần có chính sách ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp và các ngành giải quyết được nhiều lao động, sinh viên mới ra trường có việc làm. Có chính sách khuyến khích tài năng trẻ đi vào nghiên cứu và ứng dụng thành tự công nghệ mới; cần công bố rõ quyền lợi, phần thưởng cho công trình nghiên cứu của họ khi được sử dụng. Ngoài ra, huyện cần chú trọng và quan tâm hơn nữa trong chính sách tuyển dụng nhân tài của huyện nói riêng cũng như toàn tỉnh nói chung đang theo học trong cả nước cũng như nhân lực trẻ và có năng lực

ở các vùng khác.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)