Giải pháp về phát triển vốn đầu tư vào ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 90 - 92)

Tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Điện Bàn nói riêng đã có nhiều cơ chế chính sách, biện pháp ưu đãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp phát triển, tuy nhiên vẫn tồn tại sự bất bình đẳng trong tiếp cận tín dụng thương mại giữa kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế nhà nước. Do

đó cần áp dụng một số biện pháp như sau:

-Thành lập quỹ bảo lãnh, bảo hiểm tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chức năng của trung tâm thẩm định giá để hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng.

-Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: đây là hình thức cấp bù lãi suất cho các dự án vay vốn của ngân hàng thương mạị

-Đề nghị các ngân hàng thương mại căn cứ lãi suất huy động và thời gian thực hiện dự án để có cơ chế lãi suất và thời gian cho vay mềm dẻo hơn. Có thể tạo điều kiện cho vay tín chấp, vay không đảm bảo đối với những doanh nghiệp uy tín, chấp hành luật pháp.

doanh nghiệp, xây dựng và áp dụng một hệ thống giám sát đối với thị trường tài chính theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

-Thúc đẩy sự phát triển thị trường vốn: ngân hàng thương mại, công ty tài chính, thị trường chứng khoán; phát triển công cụ tài chính cần thiết: cổ

phiếu, trái phiểụ

-Giữ lãi suất ổn định ở mức hợp lý, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, đa dạng hóa các hình thức vay vốn như bảo lãnh tín dụng...

Trong thời gian tới (đến năm 2020), huyện cần một số vốn lớn nhằm

đầu tư sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật,

đào tạo nâng cao tay nghề - trình độ quản lý cho nguồn lao động. Do đó, cần có những định chế tài chính thích hợp để tài trợ hoặc hỗ trợ cho nhu cầu vốn của huyện hiện naỵTrên cơ sở môi trường đầu tư thuận lợi có thể huy động các nguồn vốn như sau:

- Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, trong đó có vốn FDI sẽ mang tính quyết định. Khi đó cần xây dựng cơ chế thông thoáng, khuyến khích và bảo hộ một cách nhất quán và lâu dàị

Để thu hút nguồn vốn FDI đầu tư vào Khu công nghiệp Điện Nam-

Điện Ngọc nói riêng và một số dự án khác, huyệncần có các chính sách ưu đãi hơn về chi phí giải phóng mặt bằng, được miễn và hỗ trợ tiền thuê đất...

- Sử dụng nguồn vốn ngân sách của địa phương, vốn cho vay với lãi suất ưu đãi và vốn ODẠ Cân đối nguồn vốn ngân sách, tín dụng và vốn vay ODA dành cho đầu tư quy hoạch, giải phóng mặt bằng, tái định cư, phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp.Tạo điều kiện thuận lợi về thủ

tục hành chính và giải quyết kịp thời mọi trở ngại về trật tư, an ninh cho các doanh nghiệp v.v.

trường chứng khoán và thị trường tiền tệ như trái phiếu, tín phiếu với sự đảm bảo bằng ngân sách của tỉnh, của Chính phủ cho các công trình trọng điểm trên địa bàn. Áp dụng việc đầu tư trực tiếp từ các tổ chức ngân hàng, bảo hiểm...vào công nghiệp như một thành viên góp vốn.

- Khuyến khích các công ty trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết, góp cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp từ các công ty lớn, các ngành, các thành phố lớn trong cả nước.

- Xây dựng chương trình kêu gọi đầu tư trực tiếp vào một số công trình trọng điểm và tổ chức thường xuyên các hoạt động giới thiệu, xúc tiến đầu tư đối với các đối tác trong và ngoài nước.

- Huy động vốn để đầu tư phát triển công nghiệp hoặc xây dựng cơ sở

hạ tầng dưới hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao), BTO (xây dựng – chuyển giao – kinh doanh).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)