- Vốn sản xuất và vốn đầu tư
Vai trò của vốn đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đã được chứng minh trong lý thuyết của kinh tế học phát triển như: mô hình Harrod-Domar, J.Keynes. Đối với sản xuất công nghiệp, vốn có vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất và mở rộng; góp phần gia tăng năng lực sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ đầu tư đổi thiết bị, công nghệ sản xuất. Đối với cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp, vốn góp phần đầu tư mới, duy trì và mở rộng theo hướng ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, hiện đạị
Trong các hoạt động đầu tư cho sản xuất thì đầu tư cho tái sản xuất tài sản sản cố định được xem là một hoạt động hết sức quan trọng, có tính chất lâu dài và có những mối quan hệ ổn định, ảnh hưởng đến tất cả các ngành, các khâu và các yếu tố trong nền kinh tế. Do đó, đầu tư vào tài sản cố định cần phải được xem xét một cách thận trọng, đảm bảo khả năng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đây là những khoản đầu tư ban đầu rất lớn, thời gian thu hút vốn chậm nên rất cần huy động các nguồn lực từ bên ngoài tham gia đầu tư phát triển; cũng như cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp trong hoạt động nàỵ
Đối với công nghiệp, nguồn vốn FDI có vai trò hết sức quan trọng thể hiện ở những tác dụng sau:
Giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế nhất là trong lĩnh vực phát triển công nghiệp. Do tích luỹ nội bộ của đa phần các nước
đang phát triển thấp, là cản trở lớn cho sự phát triển nên đây được xem là yếu tố quan trọng để gia tăng nguồn lực cho phát triến.
Cùng với việc cung cấp vốn, thông qua FDI các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ từ nước này sang nước khác, từ đó giảm dần khoảng cách về khoa học công nghệ giữa các nước, nhất là trong công nghiệp là ngành đòi hỏi yếu tố về khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại trong quá trình sản xuất cao hơn nhiều so với các ngành khác trong xã hộị
Đầu tư FDI còn làm cho các hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh trong nước phát triển, thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các tiềm năng của đất nước. Từ đó, có tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
- Tiến bộ khoa học- công nghệ
Tiến bộ khoa học- công nghệ không chỉ tạo ra những khả năng mới về sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng trong tổng thể toàn ngành công nghiệp, làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố các ngành công nghiệp trở nên hợp lý, có hiệu quả và kéo theo những thay đổi về quy luật phân bố sản xuất, mà còn làm nảy sinh những nhu cầu mới, đòi hỏi xuất hiện một số ngành công nghiệp với công nghệ tiên tiến và mở ra triển vọng phát triển của công nghiệp trong tương laị
Nhân tố khoa học công nghệ còn ảnh hưởng quyết định đến nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhờ các tiến bộ
của khoa học công nghệ các dây chuyền, thiết bị trong khai thác, sản xuất công nghiệp ngày càng trở nên tiến tiến, hiện đại; từ đó tăng khả năng khai
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho sản xuất, tiết kiệm
được chi phí trong sản xuất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ứng dụng và đổi mới công nghệ giúp tạo ra những sản phẩm có ưu thế vượt trội, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, đa tính năng, chủng loại và mẫu mã, nâng cao khả năng chiếm lĩnh thị trường, do đó mở rộng
được thị trường tiêu thụ.
Công nghệ và đổi mới công nghệ trong công nghiệp còn góp phần giải quyết nhiệm vụ bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, giảm lao động nặng nhọc độc hại, biến đổi cơ cấu lao động theo hướng: nâng cao tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn cao, lao động kỹ thuật có tay nghề giỏi, giảm dần lao động phổ thông và lao động giản đơn.
Tiến bộ khoa học công nghệ thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hộị Ở mỗi trình độ công nghệ có những hình thức và mức độ
phân công lao động thích ứng. Đồng thời sự phân công lao động xã hội hợp lý làmôi trường thuậnlợi để thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ phát triển. Phân công lại lao động là tác nhân trực tiếp của sự hình thành công nghiệp và sự phân hoá nội bộ công nghiệp thành những phân hệ khác nhaụ Bởi vậy, trình độ tiến bộ của khoa học công nghệ càng cao, phân công lao
động xã hội càng sâu sắc, sự phân hoá công nghiệp diễn ra càng mạnh và cơ cấu công nghiệp càng phứctạp.
Tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra những nhu cầu mớị Chính những nhu cầu này là tác nhân dẫn đến sự ra đời và phát triển một số ngành công nghiệp mới đại diện cho công nghiệp trình độ caọ Những ngành này được xem là những ngành công nghiệp non trẻ, nhưng tương lai sẽ trở thành những ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước.
Tiến bộ khoa học công nghệ còn làm hạn chế ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, cho phép phát triển công nghiệp ngay cả khi điều kiện tự
nhiên không thuận lợị Chẳng hạn, sự phát triển của công nghiệp lọc hoá dầu bên cạnh cung cấp nguồn năng lượng cho quá trình sản xuất còn tạo ra những vật liệu mới, sản phẩm nhân tạo có những tính năng và phẩm chất không khác gì sản phẩm trong tự nhiên, thậm chí một số có thể thay thế được cả nguyên liệu trong tự nhiên.