Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 100 - 105)

Tăng cường kiểm tra, có biện pháp hướng dẫn và xử lý chất thải, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất đối với các doanh nghiệp.

Di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm môi trường không thể khắc phục

được ra khỏi các khu dân cư, thành phố và thị trấn. Thành lập Quỹ bảo vệ môi trường của tỉnh và có chính sách hỗ trợ lãi vay cho các dự án vay vốn đầu tư

hệ thống xử lý ô nhiễm của các doanh nghiệp.

Đối với các dự án đầu tư mới cần có đánh giá tác động môi trường và các giải pháp xử lý đảm bảo môi trường trước khi dự án hoạt động.

Lập danh mục các ngành nghề không được đầu tư sản xuất ngoài KCN, các ngành nghề không được sản xuất trong khu dân cư và công khai danh mục này cho các nhà đầu tư biết.

Đầu tư và hỗ trợ kinh phí để xây dựng các công trình xử lý môi trường. Không cấp phép đầu tư đối với các dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trường caọ Tăng cường giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong việc phòng ngừa và bảo vệ môi trường.

KT LUN CHƯƠNG 3

Phát triển công nghiệp tiếp tục giữ vai trò là động lực chính để huyện

Điện Bàn rút ngắn khoảng cách về phát triển kinh tế so với các địa phương trong tỉnh cũng như cả nước.Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, xu thế

biến động của các yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài sẽ có những ảnh hưởng quyết định đến việc lựa chọn con đường phát triển công nghiệp của huyện.Chủ động nắm bắt những cơ hội và nhanh chóng, kịp thời đưa ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế mà các xu thế này mang lại là nhân tố

quyết định sự thành công trong tiến trình phát triển công nghiệp của huyện. Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển công nghiệp của huyện Điện Bàn, để thúc đẩy công nghiệp của huyện tiếp tục phát triển trong thời gian tới thì cần có các giải pháp tổng thể và đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, cần:

o Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

o Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp

o Phát triển khoa học - công nghệ

o Phát triển nguồn nhân lực trong công nghiệp

o Phát triển vốn đầu tư vào ngành công nghiệp

o Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

o Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường

Đây là những giải pháp cơ bản để thúc đẩy phát triển công nghiệp của huyện trong thời gian tớị Mặt khác, huyện cần tận dụng lợi thế, vượt qua khó khăn đểđưa công nghiệp huyện phát triển ổn định, bền vững; từ đó làm động lực để phát triển kinh tế của huyện nói riêng và của tỉnh Quảng Nam nói chung.

KT LUN

Trong mấy thập kỉ gần đây, phát triển công nghiệp đã có những tác

động tích cực đối với nền kinh tế nói chung và công cuộc CNH-HĐH nói riêng. Vì vậy ở mỗi quốc gia hay mỗi vùng lãnh thổ, việc phát triển công nghiệp là nhu cầu khách quan đồng thời cũng là giải pháp để đạt được mục tiêu đã định. Vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã trình bày những luận cứ khoa học,thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Điện Bàn, từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản phát triển công nghiệp huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.

Những năm qua cho thấy công nghiệp ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong phát triển kinh tế xã hội của huyện Điện Bàn nói riêng và của tỉnh Quảng Nam nói chung, làm thay đổi bộ mặt đời sống của huyện, là ngành có tốc độ phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra giá trị

thu nhập lớn.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển công nghiệp huyện vẫn còn những tồn tại, hạn chế làm kìm hãm sự phát triển; quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé so với các địa phương khác trong cả nước, năng lực cạnh tranh thấp, lực lượng lao động tham gia vào khu vực công nghiệp còn ít, trình độ lao

động chưa cao, công nghệ sản xuất còn đơn giản, sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao, mẫu mã chưa hấp dẫn người tiêu dùng nên khả năng chiếm lĩnh thị

trường thấp.

Do đó, trong thời gian tới để công nghiệp huyện Điện Bàn phát triển theo kịp với nhịp độ của cả nước và khu vực đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các cấp, sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển đã đề rạ Để có thể phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trong thời gian tới, huyện cần chú trọng khai thác, tận dụng tiềm năng, lợi thế

của mình. Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho xây dựng cơ sở

hạ tầng, có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề chuyên môn cao, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản lý, hoàn thiện các chính sách thúc đầy công nghiệp phát triển theo các

định hướng đặt rạ

Mặc dù luận văn đã cố gắng bám sát đối tượng cũng như phạm vi nghiên cứu, song do năng lực bản thân có hạn nên một số nội dung luận văn mới chỉ dừng lại ở tính logic, tính hệ thống của vấn đề. Những đề xuất trong các giải pháp chỉ là bước đầu và cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và cụ thể hóa hơn nhằm nâng cao tính khả thi của các giải pháp.Bởi vậy luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả sẽ cố gắng hơn nữa nhằm nâng cao hơn nữa trình độ nhận thức của bản thân về lĩnh vực phát triển công nghiệp nói chung và phát triển công nghiệp huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng.

Tiếng việt:

[1] Bùi Quang Bình (2010), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB giáo dục Việt Nam.

[2]Cục thống kê huyện Điện Bàn (Niên giám thống kê 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012)

[3] Lê Hữu Đốc (2004), Công nghiệp thành phốĐà Nẵng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nộị

[4] Lê Thế Giới (2009)Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nộị

[5] Hoàng Trung Hải, Hai vấn đề cơ bản của công nghiệp Việt Nam đến 2020. http://www.vneconomỵcom.vn ,25-3-2005.

[6] Nguyễn Thị Hường (2009), “Phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam: thành tựu, hạn chế và một số đề xuất chính sách”, Nghiên cứu kinh tế

(385).

[7] Nguyễn Quang Hồng (2010), “Phát triển sản phẩm chủ lực của công nghiệp Hà Nội: vấn đề và kiến nghị”, Nghiên cứu kinh tế.

[8] Kennichi Ohono, Nguyễn Văn Thường (2005), Hoàn thiện chiến lược phát

triển công nghiệp Việt Nam, NXB Chính trị quốc giạ

[9] Đỗ Hoài Nam, Trần Đình Thiên (2009), Mô hình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Khoa học – xã

hội, Hà Nộị

[10] Hồ Lê Nghĩa (2010), “Chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam quan

điểm và tiêu chí”, Tạp chí công nghiệp, Nghiên cứu trao đổi (Số 1166), 79-80.

[11] Ohno, Kenichi, “Thiết kế một chiến lược công nghiệp toàn diện và thực tế”. Tài liệu thảo luận – VDF, số 1, tháng 6 năm 2004.

dục, Hà Nộị

[13] Bùi Thị Thêm (2007), “Một số vấn đề về cơ cấu công nghiệp Việt Nam”,

Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế-Luật (Số 23), 88-95

[14] Ủy ban nhân dân huyện Điện Bàn (2013), Đề án đề nghị công nhận thị trấn

Vĩnh Điện mở rộng ( Đô thị Điện Bàn), tỉnh Quảng Nam đạt tiêu chuẩn

đô thị loại 4, Điện Bàn.

[15]UBND huyện Điện Bàn (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH

huyện Điện Bàn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Điện Bàn.

[16] UBND huyện Điện Bàn (2013), Báo cáoTình hình kinh tế -xã hội năm

2013 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2014, Điện Bàn.

[17] Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (2007), Bộ công

nghiệp, Kỷ yếu hội thảo Chính sách công nghiệp Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập, Hà Nộị

Website:

[18] www./Quangnambusiness.gov.com.vn [19] http:/vịwikipediạorg

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)