Vị trí địa lý bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị. Vị trí địa lý tác động rất lớn tới việc lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp cũng như phân bố các ngành công nghiệp và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Nhìn chung, vị trí địa lý có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành cơ cấu ngành công nghiệp và xu hướng chuyển dịch cơ
cấu ngành trong điều kiện tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế
quốc tế và hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giớị
nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào vị trí địa lý. Có thể thấy rõ hầu hết các cơ
sở công nghiệp ở các quốc gia trên thế giới đều được bố trí ở những khu vực có vị trí thuận lợi như gần các trục đường giao thông huyết mạch, gần sân bay, bến cảng, gần nguồn nước, khu vực tập trung đông dân cư.
Vị trí địa lý thuận lợi hay không thuận lợi tác động mạnh tới việc tổ
chức lãnh thổ công nghiệp, bố trí không gian các khu vực tập trung công nghiệp. Vị trí địa lý càng thuận lợi thì mức độ tập trung công nghiệp càng cao, các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp càng đa dạng và phức tạp.Ngược lại, những khu vực có vị trí địa lý kém thuận lợi sẽ gây trở ngại cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp cũng như việc kêu gọi vốn
đầu tưở trong và ngoài nước.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được coi là tiền đề vật
chất không thể thiếu được để phát triển và phân bố công nghiệp. Nó ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành và xác định cơ cấu ngành công nghiệp. Một số ngành công nghiệp như khai khoáng, luyện kim, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông – lâm - thuỷ hải sản phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, số lượng, chất lượng, phân bố và sự kết hợp của chúng trên lãnh thổ có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình phát triển và phân bố của nhiều ngành công nghiệp.
Tuy nhiên, đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung, đối với phát triển công nghiệp nói riêng, tài nguyên thiên nhiên là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Vì tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực có hạn, nếu chỉ
biết khai thác thì dần trở nên cạn kiệt một cách nhanh chóng. Tài nguyên thiên nhiên chỉ trở thành một sức mạnh kinh tế khi con người biết khai thác và sử dụng nó một cách hiệu quả. Thực tế cho thấy, nhiều quốc gia như
những nước có nền công nghiệp phát triển mạnh nhờ biết cách tận dụng các lợi thế và tiềm năng của mình. Trong khi, đa phần các nước đang phát triển ở giai đoạn đầu thường quan tâm nhiều đến xuất khẩu sản phẩm thô,
đó là những sản phẩm được khai thác trực tiếp từ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, chưa qua chế biến hoặc ở dạng sơ chế. Tuy điều này
đem lại sự gia tăng thu nhập ban đầu cho quốc gia, nhưng đây không phải là con đường để phát triển bền vững trong dài hạn.
Khoáng sản: Đối với những ngành công nghiệp chủ chốt thì khoáng
sản là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa hàng đầu
đối với việc phát triển và phân bố công nghiệp. Khoáng sản được coi là “bánh mì” cho các ngành công nghiệp, số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản và sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ
chi phối qui mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
Các nhân tố tự nhiên khác cũng có tác động tới sự phát triển và phân bố công nghiệp như đất đai, tài nguyên sinh vật biển:
Về mặt tự nhiên, đấtít có giátrị đối với công nghiệp, đây chỉ là nơi
để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp, các khu vực tập trung công nghiệp.Quỹ đất dành cho công nghiệp và các điều kiện về địa chất công trình ít nhiều có ảnh hưởng tới qui mô hoạt động và vốn kiến thiết cơ bản.
Tài nguyên sinh vật và tài nguyên biển cũng có tác động tới sản xuất công nghiệp. Rừng và hoạt động lâm nghiệp là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng (gỗ, tre, nứạ..), nguyên liệu cho các ngành công nghiệp giấy, chế biến gỗ và các ngành tiểu thủ công nghiệp (tre, song, mây, giang, trúc...), dược liệu cho công nghiệp dược phẩm.
dưới nước có giá trị kinh tế là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế
biến thuỷ hải sản.
Ngoài các dạng tài nguyên biển khác như dầu mỏ, khí đốt, .v.v. được con người biết đến và khai thác từ lâu, thì cùng với sự tiến bộ của khoa học thăm dò, khai thác con người ngày càng phát hiện nhiều hơn các loại khoáng sản, năng lượng từ đại dương như năng lượng sóng, năng lượng thuỷ triều để tạo ra điện, hay các dạng kim loại quý nằm dưới đáy biến là cơ hội, tiềm năng để phát triển các ngành công nghiệp mới trong tương laị
Khí hậu: cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phân bố công nghiệp.
Đặc điểm của khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng. Trong một số
trường hợp, nó chi phối cả việc lựa chọn kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Chẳng hạn, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng.
Điều đó đòi hỏi lại phải nhiệt đới hoá trang thiết bị sản xuất. Ngoài ra, khí hậu đa dạng và phức tạp làm xuất hiện những tập đoàn cây trồng vật nuôi
đặc thù. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm.