Cần quan tâm mở rộng cả thị trường trong nước và quốc tế. Trước mắt phát huy nội lực trong huyện, thông qua các đơn vị trung gian công ty, HTX, tư
nhân, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện để giải quyết khâu tiêu thụ hàng hóa.
Tích cực mở rộng quan hệ liên doanh liên kết, kêu gọi các chủ doanh nghiệp là con em quê hương cùng bàn bạc, tháo gỡ, giúp đỡ tìm kiếm thị
trường, tìm đầu ra cho sản phẩm trên cơ sở cả đôi bên cùng có lợị
Đồng thời qui hoạch và triển khai sản xuất các mặt hàng mũi nhọn, mang tính chiến lược, có nhu cầu và lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Quan tâm giới thiệu sản phẩm ra thị trường qua nhiều "kênh", tăng cường xúc tiến thương mạị
Phát triển thị trường nội địa hiệu quả cần có tham gia góp sức, hỗ trợ
của các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương, cần sự quyết tâm hiệp lực của cộng đồng doanh nghiệp và tất cả các đối tượng có liên quan, trong đó vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng. Nhà nước cung cấp những lợi thế ưu việt cho doanh nghiệp như: lãi suất thấp cho đầu tư phát triển, quyền sở
hữu tài sản được bảo vệ, bộ máy hành chính tốt, một lực lượng lao động được
đào tạo và có kỷ luật cao, một mức lạm phát thấp và một cơ chế vận hành thị
trường nội địa phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trước hết, để thị trường nội địa phát triển, cần có chiến lược quốc gia về thị trường nội địạ Hoàn thiện hệ thống chính sách chống hàng lậu, hàng giả và ủng hộ hàng Việt Nam. Hỗ trợ tiến hành tổ chức nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng. Xây dựng quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát
triển mạng lưới phân phối trên thị trường nội địa, trong đó đặc biệt chú ý thị
trường nông thôn.
Thứ hai, xây dựng cơ chế và các chương trình liên kết hợp tác, hỗ trợ
chặt chẽ giữa chính quyền qua công tác xúc tiến thương mại với các nhà sản xuất, với các kênh phân phối và người tiêu dùng.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về hàng tiêu dùng
được sản xuất trong nước; kêu gọi và khuyến khích người tiêu dùng Việt Nam
ưu tiên chọn hàng nội trước hàng ngoạị Khuyến khích các trung tâm bán lẻ
và siêu thị áp dụng tỷ trọng cao các mặt hàng được sản xuất trong nước.
Thứ tư, các doanh nghiệp cần có chiến lược phân lớp thị trường, xác
định đúng đối tượng khách hàng phù hợp với chiến lược phát triển, với lợi thế
và khả năng của doanh nghiệp. Cần quan tâm phân khúc thị trường, hướng tới sản phẩm có thu nhập trung bình và thấp (chiếm đến 90% dân số).
Thứ năm, các doanh nghiệp cần tâp trung nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ nội địa qua kiểm định chính thức của cơ quan chức năng và kiểm tra khách quan của người tiêu dùng. Chú trọng công tác điều tra nhu cầu sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, chủ động thay đổi cơ cấu mặt hàng, sản phẩm cho phù hợp với thu nhập, tâm lý tiêu dùng của người dân ở mỗi giai
đoạn khác nhaụ
Cuối cùng, các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng tổ chức hệ thống phân phối của doanh nghiệp mình hoặc liên kết, phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp và truyền thông mạnh hơn về năng lực của doanh nghiệp.
Đối với thị trường nước ngoài thì kiến thức về thương mại quốc tếđang
là điểm yếu của các doanh nghiệp hiện naỵ Cần xây dựng và thực hiện kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về thương mại quốc tế như: Luật pháp quốc tế về thương mại, bảo hộ sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ, các rào cản
kỹ thuật trong thương mại, chống bán phá giá,... Đây là những yêu cầu cần thiết đối với huyện nhằm có khả năng giúp các doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như tổ chức hiệu lực công tác quản lý thị trường trên địa bàn, đảm bảo tính công bằng minh bạch. Trong điều hành chỉ đạo, huyện cần thực hiện đúng các yêu cầu về hội nhập cũng như các cam kết của nước ta khi tham gia các tổ chức quốc tế như
ASEAN, WTỌ..
Để mở rộng thị trường ra nước ngoài, huyện cần đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại của huyện. Tăng chi ngân sách hỗ trợ
các hoạt động khuyến khích xuất khẩu và xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp công nghiệp. Cung cấp thông tin thị trường thường xuyên và đầy đủ
cho các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩụ
Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn về tiếp thị, nghiên cứu thị trường, xúc tiến mậu dịch, nghiên cứu, thăm dò và thông tin kịp thời về thị trường và làm đầu mối giao dịch.
Tích cực tìm kiếm thị trường thông qua các tổ chức ngoại giao, đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế của huyện. Chú trọng
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường.