Hiện trạng khu công nghiệp và cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 72 - 75)

Trên địa bàn huyện Điện Bàn hiện có 1 khu công nghiệp (KCN) và 11 cụm công nghiệp (CCN).Sơ bộ hiện trạng phát triển của các khu, cụm công nghiệp này như sau:

Khu công nghip Đin Nam – Đin Ngc

KCN Điện Nam – Điện Ngọc được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập năm 1996, theo quyết định số 806/TTG ngày 31/10/1996, với tổng diện tích là 245ha với tổng vốn đầu tư là 425,08 tỷđồng. Các lĩnh vực khuyến 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ trọng KT NN (%) Tỷ trọng KT có vốn đầu tư nước ngoài (%) Tỷ trọng KT ngoài NN (%)

khích đầu tư là các ngành công nghiệp điện, điện tử; chế biến nông – lâm – thủy sản; dệt may, hóa mỹ phẩm…

Tính đến thời điểm này, KCN Điện Nam – Điện Ngọc đã cho các nhà

đầu tư thuê khoảng 201.2ha đất sản xuất, thu hút được 49 dự án đầu tư vào KCN với tổng vốn đầu tư hơn 2.104,8 tỷ đồng và 289,117 triệu USD; giải quyết trực tiếp cho hơn 23.000 lao động.

Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp của KCN Điện Nam – Điện Ngọc đạt 6.588 tỷ đồng, tăng 23,67% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 37,86% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Quảng Nam. Kim ngạch xuất khẩu đạt 249 triệu USD, chiếm tỷ trọng 41,78% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

KCN Điện Nam – Điện Ngọc là KCN trọng điểm tại Quảng Nam, hầu hết các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và kinh doanh tại KCN đều có hiệu quả.

b. Các cm công nghip

Tính đến tháng 12/2013 trên địa bàn huyện hiện có 11 CCN với tổng diện tích quy hoạch là 332 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 213,52hạ Tỷ lệ lấp đầy tại các CCN đạt khoảng 43,56%. Các CCN huyện Điện Bàn đã thu hút được 43 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 2.133,65 tỷ đồng, vốn thực hiện được là 714,74 tỷ đồng chiếm 33,49% tổng số vốn đăng ký; giải quyết được 3.206 lao động

Có thể kể đến một số cụm công nghiệp như sau: CCN Trảng Nhật 1-2 nằm trên địa bàn xã Điện Thắng Trung – Điện Thắng Nam – Điện Hòa, có quy mô diện tích khoảng 104,17ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 38,69%; CCN Dịch vụ

Thương Tín 1-2 nằm trên địa bàn xã Điện Nam Đông, có quy mô diện tích 70,2ha, tỷ lệ lấp đầy khoảng 20%; CCN An Lưu nằm trên địa bàn xã Điện Nam Đông, có quy mô diện tích 51,66ha,tỷ lệ lấp đầy 31,07%; CCN Nam Dương nằm trên địa bàn xã Điện Dương và Điện Nam Đông, có quy mô diện tích 48,9ha,tỷ lệ lấp đầy khoảng 20%….

c. Trình động lao động và công ngh trong các KCN và CCN

- Trình độ lao động:

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trong công nghiệp chủ

yếu ở trình độ thấp; trong đó cao đẳng, đại học trở lên chiếm 4,8%; trung học chuyên nghiệp 6,2%; công nhân kỹ thuật có bằng 1,8%, công nhân kỹ thuật chưa có bằng 8,9 %, sơ cấp chứng chỉ nghề 3,5%; còn lại phần lớn là lao động không có chuyên môn kỹ thuật.

Đa số lực lượng lao động chuyển từ khu vực nông thôn sang làm việc trong các KCN, CCN chủ yếu là lao động phổ thông hoặc được đào tạo trong thời gian ngắn chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động có tay nghề chuyên môn cao, nhưng lại là lực lượng sản xuất trực tiếp trong các dây truyền sản xuất. Còn lại số lao động có năng lực, trình độ chủ yếu được phân bổ trong các bộ phận quản lý sản xuất và kinh doanh. Bộ phận này đòi hỏi kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao trong công việc nên được quan tâm, chú trọng phát triển.Tuy nhiên lực lượng này chiếm số lượng không nhiềụ

Mặt khác, công tác học tập, dạy nghề còn thiếu thốn, nghèo nàn, không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về đào tạo lao động có trình độ

tay nghề chuyên môn caọ Nguồn nhân lực chất lượng cao còn hết sức khiêm tốn là thách thức lớn trong giai đoạn tới mà huyện cần tập trung giải quyết.

- Trình độ công nghệ:

Trong thời gian qua, mặc dù công nghiệp huyện Điện Bàn có bước phát triển đáng kể nhưng trình độ công nghệ còn thấp. Nhìn chung công nghệ của các ngành đều lạc hậu so với các địa phương khác trong cả nước, nhất là các thành phố lớn. Thiết bị hầu hết không đồng bộ và mang tính chắp vá, nhiều thiết bị sử dụng quá cũ kỹ, lạc hậụ Kết quả làm cho giá thành sản phẩm cao, chất lượng kém, khó tiêu thụ.

Tại các KCN, CCN công nghệ của các doanh nghiệp đạt mức trung bình là chủ yếu, tỷ lệ trình độ công nghệ tiên tiến chưa cao nhất là trong các CCN. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn đểđầu tư đổi mới trang thiết bị máy

móc, công nghệ. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa đó là do trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất ở các doanh nghiệp còn thấp nên không thể sử dụng thành thạo máy móc, thiết bị công nghệ mới tiên tiến, hiện đạị Do đó, các doanh nghiệp phải tốn kinh phí và thời gian đào tạo, gây phản ứng e ngại và chậm đổi mớị

2.3.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP HUYỆN

ĐIỆN BÀN GIAI ĐOẠN 2005 – 2013

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 72 - 75)