Phát triển cácngành công nghiệp TTCN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 84 - 89)

ạ Công nghip chế biến nông, lâm, thy hi sn

Đây là ngành công nghiệp thế mạnh của huyện, có nguồn nguyên liệu dồi dào và đa dạng tại địa phương. Cùng với chương trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, các sản phẩm như lúa thơm, ngô, đậu, lạc, ớt, cá, gia súc, gia cầm; bông, thuốc lá v.v. ngày một tăng. Khả năng trên địa bàn huyện hàng năm có thể sản xuất khoảng 20.000 tấn lúa hàng hóa, 200-300 tấn ớt khô, 1.200-1500 tấn đậu các loại, 2.500-3.000 tấn lạc, hàng nghìn tấn thuốc lá sấy, hàng ngàn tấn bông v.v.

Cần phát triển mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy hải sản. Tập trung đầu tư tăng cường năng lực chế biến, khuyến khích đầu tư cải tiến,

đổi mới công nghệ, mua sắm thêm máy móc thiết bị chế biến nhằm nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và tăng thị phần xuất khẩụ

Chế biến lương thực. Mở rộng qui mô và đầu tư chiều sâu các cơ sở

chế biến gạo thương phẩm, đặc biệt là gạo mang thương hiệu "gạo thơm Phong Thử”. Ngoài các doanh nghiệp như Hoà Thắng, Điện Ngọc v.v., đầu tư

thêm một nhà máy chế biến "gạo thơm Phong Thử" ở khu vực Điện Thọ,

Điện Phước, Điện Hồng, nâng cao chất lượng sản phẩm, đăng ký thương hiệu cho sản phẩm cho loại gạo nàỵ Kết hợp quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ

gạo, chế biến tinh bột các loại, mua sắm thiết bị sấy khô bảo quản tốt lúa lai phục vụđủ cho sản xuất và tạo lúa lai hàng hóạ

- Chế biến tương ớt, tương đậụ Xây dựng một số cơ sở chế biến tại các xã vùng Gò Nổi (Điện Quang, Điện Trung) sản xuất các sản phẩm tương đóng chai xuất khẩụ Phát triển cả các cơ sở sản xuất tập trung kết hợp với khuyến khích sản xuất phân tán theo từng hộ gia đình.

- Sơ chế bông. Quy hoạch các vùng trồng bông ở khu vực Gò Nổi và

một số địa bàn có điều kiện phát triển tốt nhằm cung ứng nguyên liệu nhà máy chế biến bông tại cụm công nghiệp Trảng Nhật 2 (Điện Hòa) của huyện.

- Chế biến thực phẩm. Đầu tư xây dựng một số dây chuyền giết mổ gia súc như bò, lợn, gia cầm v.v. với qui mô phù hợp ở các xã Điện Phương, Điện Thắng Trung,có điều kiện, vùng ven đô, vùng sản xuất tập trung nhằm hạn chế xuất sản phẩm thô, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, môi trường, kiểm soát

được dịch bệnh. Tiến tới tìm thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi như thịt bò, thịt lợn nạc, lợn sữa, thịt gia cầm v.v.

- Chế biến thủy hải sản. Xây dựng một số cơ sở chế biến tôm, cá, mực

đông lạnh. Mở rộng qui mô chế biến cá bò xuất khẩu, làm nước mắm, mắm các loại v.v. Khuyến khích các doanh nghiệp như Hải Hà, Đông Phương,

Đông An.v.v., mở rộng mặt bằng phơi, sơ chế tại các xã vùng cát để giải quyết nhu cầu lao động tại chỗ. Chú trọng vấn đề vệ sinh môi trường không làm ảnh hưởng đến du lịch và các ngành khác.

- Đầu tư các dây chuyền bảo quản đông lạnh, sản xuất đóng hộp các

loại rau quả thực phẩm, thịt gia súc, gia cầm, cá tôm đông lạnh các loại v.v tại các vùng sản xuất tập trung để có thể lưu giữ dài ngày và trong quá trình chờ

xuất khẩu xuất khẩụ

- Chế biến thức ăn gia súc. Xây dựng một số cơ sở chế biến thức ăn

cấp thức ăn cho nhu cầu phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện. Nguyên liệu chế biến được lấy từ nguồn lương thực lúa, ngô, khoai, sắn và các phụ phẩm

đậu đỗ, rau quả các loại và có thể thu mua từ các vùng lân cận.

b. Sn xut tơ tm và dt la

Đây là nghề truyền thống đã từng là thế mạnh của huyện trong những năm 80. Duy trì một số các làng truyền thống về trồng dâu, ươm tơ, dệt lụa ở

các xã vùng Gò Nổi và dọc sông Thu Bồn kết hợp với phát triển du lịch tham quan làng nghề, tăng cơ hội quảng bá sản phẩm và khả năng xuất khẩu tại chỗ. Hợp tác với các doanh nghiệp tơ lụa và một số cơ sở dệt may khác bao tiêu sản phẩm.

c. Ngành dt may

Đây là ngành thu hút nhiều lao động, có thể phát triển ở hầu hết các xã trong huyện, chủ yếu để giải quyết thêm việc làm cho lao động dôi dư. Phương hướng chung là phát triển ở mức độ phù hợp nhằm tạo việc làm ổn

định cho nguồn lao động. Phát triển theo hướng phân tán trong nhân dân, lấy hộ làm đơn vị sản xuất “vệ tinh” cho các hợp tác xã, các doanh nghiệp lớn. Tăng cường liên kết với ngành dệt, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp may lớn trong và ngoài tỉnh để mở rộng đối tác, tạo nguồn hàng, nhận làm gia công, ủy thác và tạo thị trường xuất khẩụ Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất đầu tư phát triển dệt may nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Các cơ sở dệt may bố trí các xã dọc trục quốc lộ 1A, tỉnh lộ 609, 610B: các xã Điện Thắng Bắc, Điện An, Điện Phước, Điện Minh,

Điện Trung, Điện Quang, thị trấn Vĩnh Điện và 5 xã vùng cát. Xây dựng một số làng nghề dệt tại Điện Phước, Điện Trung, Điện Phong, Điện Quang và mở

rộng mô hình đến các xã khác. Ngành may cần rà soát lại, tận dụng mặt bằng của các hợp tác xã (hội trường, nhà khọ..) để bố trí dây truyền sản xuất, mở

d. Công nghip sn xut vt liu xây dng

Đầu tư sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiến tiến trong sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất gạch tuynel nhằm đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất, hiệu quả và giảm ô nhiễm môi trường. ứng dụng công nghệ mới, sản xuất gạch tuynel trên các địa bàn có điều kiện thuận lợi sản xuất tập trung như Điện Tiến, Điện Ngọc, Điện Thắng Bắc nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng tại địa phương, đảm bảo môi trường vùng khai thác nguyên liệụ

Huyện Điện Bàn có bờ biển và nhiều sông ngòi chảy qua tạo nên nhiều bãi cát có trữ lượng lớn, có tiềm năng khai thác công nghiệp. Cần qui hoạch các điểm khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên cần tổ chức, quản lý khai thác cát, sạn chặt chẽ, bảo vệ dòng chảy, đề phòng gây sạt lở hai bờ sông.

Ngoài ra, ở các địa phương cần khuyến khích các hộ gia đình sử dụng các nguồn nguyên liệu khác để phát triển các loại vật liệu xây dựng khác như

các loại gạch ngói trang trí bằng xi măng cát, vật liệu không nung v.v.

ẹ Công nghip cơ khí

Cần khuyến khích mở rộng và phát triển mạnh các cơ sở cơ khí trên khắp các địa bàn trong huyện nhằm thúc đẩy cơ khí hóa sản xuất nông nghiệp và phục vụ tốt nhu cầu sử dụng trong nhân dân. Phát triển theo hướng sửa chữa máy móc nông nghiệp, các phương tiện vận tải đường bộ, tàu thuyền; sản xuất và lắp rắp các linh kiện cơ khí, gia công kim loại sắt thép phục vụ

cho xây dựng dân dụng. Đầu tư nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, máy móc để

mỡ rộng qui mô các cơ sở sản xuất hiện có, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập các doanh nghiệp, cơ sở mới để đẩy mạnh phát triển hơn nữa ngành cơ khí. Vùng tập trung bố trí các cơ sở cơ khí dọc trục quốc lộ

1A (thị trấn Vĩnh Điện) và tỉnh lộ 607, 609, 610B. Các địa phương khác, trên cơ sở nhu cầu tại chỗ mà khuyến khích mở rộng qui mô sản xuất hợp lý.

Khuyến khích đầu tư các cơ sở cơ khí vào cụm công nghiệp tập trung tại Trảng Nhật.

g. Phát trin các làng ngh th công m ngh

Điện bàn nổi tiếng về một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống như đúc nhôm đồng, chạm khảm, gốm mỹ nghệ, ươm tơ

dệt lụa, mây tre đan, dệt chiếu, nón lá, chế biến nông, thuỷ sản, nước mắm v.v. Cần đẩy mạnh khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề mới, ngành nghề mới theo định hướng "Mỗi làng một nghề, mỗi xã có ít nhất một làng nghề". Chú trọng đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng các thương hiệu các sản phẩm. Qui hoạch ngay từ đầu để gắn phát triển làng nghề với du lịch. Hướng dẫn, giúp đỡ và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN tham gia vào các Hiệp hội ngành nghề.

- Các sản phẩm làng nghề xã Điện Phương. Trên cơ sở quy hoạch thị

tứ Thanh Chiêm, quy hoạch cụm làng nghề đúc nhôm đồng Phước Kiều, dệt chiếu Triêm Tây, đồ gốm, ... Chú trọng việc đầu tư nâng cấp chất lượng cải tiến mẫu mã sản phẩm chiếu chẽ, quy hoạch vùng nguyên liệu thích hợp.

- Các sản phẩm làng nghề xã Điện Thắng Nam. Trên cơ sở quy hoạch

Trung tâm xã Điện Thắng Nam, bố trí phát triển các làng nghề sản xuất các mặt hàng mây, tre đan, làm thảm len, giấy, chế biến đồ gỗ xuất khẩụ

- Các sản phẩm làng nghề xã Điện Nam Đông. Quy hoạch vùng Điện

Nam chuyên sản xuất gốm đỏ xuất khẩu, mây tre đan, lưới thép B40 v.v. - Khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển mới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ ngành nghề cá thể trên khắp địa bàn các xã. Công nghiệp nông thôn có thể tập trung vào phát triển nâng cao năng lực sản xuất nước giải khát có gar, may mặc, giày da, dệt, chế biến hải sản xuất khẩu, mộc dân dụng, cơ khí, gốm đỏ. Đặc biệt chú trọng các mặt hàng chế biến nông sản thực phẩm, thức ăn gia súc v.v. Tìm kiếm mở rộng thị trường và tiếp cận công

nghệ mới làm chuyển đổi căn bản cơ cấu ngành nghề trong từng hộ sản xuất, từng doanh nghiệp ở địa phương góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn.

Bng 3.1: D kiến mt s ch tiêu phát trin công nghip đến năm 2020

TT Các chỉ tiêu Đơn vị 2015 2020 I Tăng trưởng công nghiệp

1 Tổng giá trị sản xuất Tỉđ. 10370 20858 2 Nhịp độ tăng GTSX* % 20 15 II Một số sản phẩm công nghiệp 1 Hải sản xuất khẩu tấn 4.500 5.000 2 Xay xát gạo 103 tấn 100 120 3 Bia triệu lít 15 20 4 Nước ngọt có ga triệu lít 15 20 5 Thức ăn gia súc 103 tấn 35 50 6 Sản xuất mộc dân dụng 103 m3 10 12 7 Vải các loại triệu m 5 6

8 Sản phẩm may gia công XK Tr.SF 13 15

9 Gạch men tr. m2 8,0 10,0

10 Gạch granit tr. m2 4,0 5,0

11 Gạch nung tr.viên 40 40

12 Gốm đỏ 103 cái 180 200

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)