Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 28 - 33)

Tổ chức sản xuất công nghiệp trên vùng, lãnh thổ là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ

nhất định để sử dụng hợp lý các nguồn lực có sẵn nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp trên vùng, lãnh thổ phổ biến ở nước ta hiện nay bao gồm khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Khu công nghiệp: là khu dành cho phát triển công nghiệp theo một

quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương

đối giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường. Khu công nghiệp thường

được Chính phủ cấp trên cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật . Những khu công nghiệp có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp.

Khu công nghệ cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu, triển khai khoa học – công nghệ, đào tạo và phát triển các dịch vụ liên quan, có ranh giới địa lý xác định, do Chính phủ hoặc Thủ

tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Khu chế xuất: Là khu công nghiệp đặc biệt chỉ dành cho việc sản

xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt

khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính.

Khu chế xuất có vị trí, ranh giới được xác định từ trước, có các cơ sở

hạ tầng như điện, nước, đường giao thông nội khu sẵn có và không có dân cư sinh sống. Điều hành và quản lý hoạt động chung của khu chế xuất thường do một Ban quản lý khu chế xuất điều hành.

Ở nhiều khía cạnh, các khu chế xuất gần giống như các khu kinh tế

mở, do đều là các ưu đãi nhất định nhằm mục tiêu phát triển kinh tế của quốc giạ Tuy nhiên, chúng không hoàn toàn giống nhaụ Khu chế xuất nhằm mục tiêu chính là xuất khẩu, trong khi khu kinh tế mở không những nhằm mục tiêu xuất khẩu mà còn tạo ra các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp với định hướng vào thị trường nội địạ Nói chúng, các khu kinh tế mở thường hay được lập ra tại các khu vực ít thuận lợi nhất nhằm mở mang, phát triển kinh tế tại khu vực đó, còn các khu chế xuất thường nằm tại các khu vực thuận lợi cho xuất-nhập khẩụ

Khu kinh tế làkhu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi

trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định.

Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế.

Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới

đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính.

Mỗi loại hình tổ chức sản xuất đều có những ưu, nhược điểm riêng. Nhưng nhìn chung, chúng đều nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh

thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Một số chỉ tiêu đánh giá phát triển khu công nghiệp (KCN):

- Vị trí địa lý của khu công nghiệp

Lợi thế về bố trí địa lý của KCN là tiền đề giúp cho các doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế theo vị trí. Các điều kiện thuận lợi về cơ

sở hạ tầng kỹ thuật, gần các trục đường giao thông, bến cảng, nhà ga, sân bay, sự hấp dẫn về thị trường các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, nguồn nhân lực) và thị trường tiêu thụ sản phẩm,... có ảnh hướng quan trọng đến sự lựa chọn đầu tư của các doanh nghiệp.

-Diện tích đất và tỉ lệ lấp đầy KCN

Tiêu chí này được xem xét căn cứ vào mục tiêu qui hoạch và điều kiện hoạt động của KCN (vị trí địa lý, yêu cầu của các ngành công nghiệp, khả năng phát triển và các điều kiện về giao thông vận tải, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ (nội địa, xuất khẩu). Mức độ sử dụng đất KCN

đo bằng tỉ lệ diện tích KCN đã cho các doanh nghiệp thuê so với tổng diện tích KCN.

- Tổng số vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện

Tổng số vốn đăng ký và tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện trong tổng số vốn

đăng ký của các doanh nghiệp FDI và trong nước vào KCN; vốn đầu tư

bình quân của một dự án và vốn đầu tư bình quân trên một ha đất.

- Kết quả và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN

Các chỉ tiêu cụ thể: tổng doanh thu; tổng giá trị gia tăng; tỷ lệ giá trị

gia tăng so với tổng doanh thu; kim ngạch xuất khẩu và tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; thu nhập bình quân tính trên 1 đơn vị lao

- Trình độ công nghệ và ứng dụng công nghệ trong các doanh

nghiệp của KCN

Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước trong KCN.

Trình độ công nghệ của từng ngành, nhóm ngành mà các doanh nghiệp FDI trong KCN tham gia hoạt động (lạc hậu, trung bình, tiên tiến).

Kỹ năng, năng lực sử dụng công nghệ của các doanh nghiệp trong KCN Thông tin về công nghệ (tài liệu hướng dẫn sử dụng, các bí quyết công nghệ)

Năng lực quản lý điều hành, tổ chức trong hoạt động công nghệ. Xuất xứ của công nghệ (năm và nước sản xuất).

Qui mô và tỉ lệ chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong doanh thu theo ngành của các các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước.

Để các KCN, KCX, KKT ngày càng chứng tỏ được vai trò đầu tầu trong phát triển kinh tế, là động lực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, hỗ trợ tích cực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại các địa phương, nhất là nơi mà điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn.

-Xây dựng và triển khai phải tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt

Quy hoạch phát triển các KCN, KCX của cả nước nói chung và dải ven biển miền Trung nói riêng sau khi được phê duyệt sẽ là căn cứ để các cơ quan, tổ chức và các địa phương sử dụng trong quá trình rà soát, điều chỉnh quy hoạch các vùngvà các địa phương. Do đó, nâng cao chất lượng quy hoạch mạng lưới các KCN, KCX được xem là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầụ

Quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, của vùng và cả nước và theo hướng mở rộng lĩnh vực đầu tư, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, gắn quy hoạch ngành và quy hoạch địa phương với quy hoạch vùng. Trong qui hoạch KCN cần chú trọng đến phương án bố trí các ngành công nghiệp, các nhóm sản phẩm chủ yếu, phù hợp với đặc điểm khu dân cư, các nguồn lực (đất đai, vốn, nhân lực) và yêu cầu về bảo vệ môi trường. Bố trí công nghiệp cần theo hướng tập trung, hạn chế tối đa việc bố trí công nghiệp phân tán xen lẫn khu dân cư và ở ngoài các KCN.

Nghiên cứu vận dụng các mô hình cụm công nghiệp (industrial cluster) trong bố trí mạng lưới công nghiệp, nhằm tối ưu hóa hệ thống hạ

tầng kỹ thuật và mạng lưới cung ứng các dịch vụ đầu vào, sản xuất và phân phối sản phẩm; tạo ra một không gian phân bố công nghiệp hợp lý, kích thích công nghiệp phát triển, nhưng vẫn hài hòa được các lợi ích về

môi trường. Hoàn thiện mô hình tổ chức KCN theo hướng chuyển từ KCN

đa ngành đa lĩnh vực nhằm khai thác lợi thế về tài nguyên, lao động sang KCN sản xuất, chế biến và dịch vụ với trình độ tập trung, chuyên môn hoá cao, gắn kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị của từng ngành công nghiệp.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ KCN theo hướng phát triển các ngành công nghệ sạch. Chuyển từ KCN sản xuất sản phẩm sử

dụng nhiều lao động, tài nguyên sang KCN sử dụng nhiều vốn và công nghệ kỹ thuật cao; chuyển từ KCN gồm các ngành sản xuất gây ô nhiễm môi trường sang các ngành công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng; chuyển từ KCN sản xuất sang KCN kết hợp sản xuất với nghiên cứu ứng dụng công nghệ caọ Thực hiện liên kết kinh tế mở: liên kết trong nội bộ

KCN, liên kết giữa cácKCN trong cùng một khu vực, liên kết giữa các doanh nghiệp KCN với các doanh nghiệp ngoài KCN.

Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và xã hộị Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng với các nội dung chủ yếu: hiện đại hóa hệ thống cung cấp

điện, nước, thông tin, dịch vụ hải quan, giao thông; xử lý chất thải, nước thải; nhà ở và các công trình dịch vụ, văn hóa, xã hội; phát triển đồng bộ

hệ thống hạ tầng không những đểđáp ứng nhu cầu phục vụ hiện tại và tính

đến khả năng phục vụ lâu dài trong tương laị

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)