Điều kiện hạt ầng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 49 - 51)

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện được đầu tư khá tốt trong giai đoạn hiện naỵ Hệ thống các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ đoạn đi qua huyện đều được trải nhựa và khai thác tốt. Quốc lộ 1A, đường cao tốc đi qua huyện, 8 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài 58km, 9 tuyến huyện lộ với tổng chiều dài 46km. Huyện còn đầu tư phát triển mạng giao thông đô thị gồm 24 tuyến đường chính tại khu vực thị trấn Vĩnh Điện với tổng chiều dài 14,22km và 48,35km các tuyến đường đô thị tại đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc.

Bên cạnh đó hệ thống giao thông nông thôn với tổng chiều dài là 543km đã được nhựa hóa và bê tông hóa được khoảng 80% theo đề án nông thôn mới của tỉnh. Các công trình hạ tầng khác liên quan đến điện, nước, trạm bưu chính viễn thông được đầu tư tương đối hoàn chỉnh và sử dụng ổn định nhất của tỉnh Quảng Nam.

Nhìn chung cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện tương đối thuận lợi hơn so với một sốđịa phương xung quanh và đang tiếp tục được hoàn thiện để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung trong thời gian tớị

2.1.4. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Điện Bàn là huyện đất chật người đông, mật độ dân số cao gấp 6,5 lần so mức trung bình toàn tỉnh. Theo số liệu thống kê (2012), giá trị sản xuất công nghiệp huyện Điện Bàn chiếm 34,9% toàn tỉnh; ngành nông, lâm, ngư

nghiệp chiếm 14,8%. Sản lượng lương thực cây có hạt chiếm 18,9%. Giá trị

xuất khẩu chiếm 20,7%. Thu ngân sách trên địa bàn chiếm 14,9%. Thu nhập (VA) bình quân đầu người của huyện cao hơn 1,2 lần so mức trung bình toàn tỉnh, góp phần nâng cao mức sống dân cư.

Bng 2.1: V trí huyn Đin Bàn trong nn kinh tế tnh Qung Nam

Nguồn: Cục Thống kê huyện Điện Bàn (Niên giám năm 2012)

Từ năm 2006, huyện Điện Bàn đã đặt trọng tâm phát triển kinh tế khu vực công nghiệp – xây dựng với chủ lực là Khu công nghiệp Điện Nam –

Điện Ngọc, các sản phẩm chính là nhóm ngành công nghiệp chế biến, may mặc, da giày…

Tốc độ tăng trưởng GTSX toàn nền kinh tế của huyện tăng bình quân giai

đoạn 2010 – 2012 là 18,89%/năm (tỉnh Quảng Nam là 15,16%/năm). Năm 2013 do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cả nước nên tốc độ tăng chậm lại đạt 13,63% (tỉnh đạt 10,94%). Mức thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 23,65 triệu đồng/người, năm 2013 đạt 26,58 triệu đồng/người; tăng 12,39% và bằng 0,82 lần so với bình quân chung của cả nước.

Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đô thị hóa, trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã có những chuyển biến theo

STT Các chỉ tiêu Đơn vị Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam % so toàn tỉnh 1 Diện tích tự nhiên ha 21.428 1040.748 2,05 2 Dân số trung bình người 197.990 1465.920 13,5

- Mật độ dân số ng./km2 924 141 6,5 lần

3 Tổng GTSX (giá 1994) Tỉđồng 8110,00 31590 25,67%

- Công nghiệp tỉđồng 6101,60 17960 33,97% - Nông, lâm, ngư nghiệp ,, 437,42 3100 14,11%

- Dịch vụ 1570,99 10530 14,92%

6 GTSX/đầu người (giá 1994) tr. đồng 23,70 26,58 9,21 7 Thu nhập (VA-giá hiện hành) '' 7,2 6,0 120

8 Giá trị xuất khẩu tr. USD 197,74 487 40,6% 9 Thu ngân sách trên địa bàn Tỷđ 820,32 5008,00 16,38% 10 Vốn đầu tư XDCB Tỷđ 927,13 12244 7,57%

hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng của ngành dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ

công nghiệp; giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2013 so với năm 2012 đạt các chỉ số: công nghiệp – xây dựng 74,76% (-0,48%); dịch vụ

20,36% (+0,99%) và nông nghiệp 4,88% (-0,51%).

Đặc biệt Điện Bàn đã phát triển được 10 cụm công nghiệp, thương mại và dịch vụ (Cụm công nghiệp Trảng Nhật 1 và 2, Cẩm Sơn, An Lưu, Thương Tín 1 và 2, Nam Dương, Bồ Mưng, Vân Ly, Bích Bắc).

Cùng với tuyến đường ĐT603A đã hoàn thành, các khu du lịch ven biển

Điện Dương - Điện Ngọc, khu du lịch sinh thái Bồ Bồ, bãi tắm Hà My đã có 15 dự

án đầu tư du lịch với tổng vốn đăng ký đầu tư là 550 tỷđồng và 1.132 triệu USD. Tuy nhiên, môi trường tự nhiên ngày càng ô nhiễm, nạn khai thác trái phép cát lòng sông và tàn phá rừng đầu nguồn; tình trạng sạt lở, cuốn trôi, bồi cát tại khu vực ven sông làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Kinh tế hộ sản xuất nhỏ, manh mún, khó thích ứng được với sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 49 - 51)