Phát triển các Khu, Cụm công nghiệp tập trung

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 81 - 84)

Đề nghị Tỉnh tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho Khu công nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc của huyện giai đoạn II và 11 cụm công nghiệp của huyện, tạo môi trường thuận lợi kêu gọi đầu tư. Phấn đấu đến năm 2020 lấp đầy 50% trở lên diện tích các khu, cụm công nghiệp.

Đối với các cụm công nghiệp xã, thị trấn: huyện chủđộng có kế hoạch xúc tiến đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp nông thôn. Chỉ đạo tập trung khôi phục các làng nghề truyền thống, mở rộng phát triển ngành nghề mới trong nông nghiệp, nông thôn, phát triển các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm quy mô nhỏ trong mỗi hộ gia đình.

ạ Khu công nghip tp trung Đin Ngc -Đin Nam

Phát huy hiệu quả Khu công nghiệp giai đoạn I, tạo các điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đã có tiếp tục và mở rộng sản xuất. Đề nghị Tỉnh tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho Khu công nghiệp Điện Nam-Điện Ngọc của huyện giai đoạn II với qui mô diện tích 273ha nhằm tiếp tục thu hút thêm các dự án đầu tư mớị Huyện sẽ phối hợp cùng với tỉnh hoàn thiện giải phóng mặt bằng, xây dựng các hạng mục hạ tầng cho mở rộng Khu công nghiệp giai đoạn IỊ Trên cơ sở nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất tập trung, có chính sách phát triển các doanh nghiệp nhỏ, kinh tế hộ gia đình làm

đơn vị sản xuất “vệ tinh” cho các khu, cụm công nghiệp, doanh nghiệp lớn, cung cấp các dịch vụ cần thiết như vận tải, cung ứng dịch vụ đời sống, văn

hoá, giải trí, dịch vụ văn phòng. Xây dựng các công trình xử lý rác thải, nước thải của khu công nghiệp, chống ô nhiễm, bảo vệ sinh môi trường sinh tháị

Với đặc điểm Khu công nghiệp nằm kế cận với dải đất dành cho phát triển du lịch dọc bờ biển Điện Ngọc - Điện Dương phía Đông và gần TP.Đà Nẵng, đô thị cổ Hội An. Do đó các loại hình công nghiệp khuyến khích thu hút phát triển vào đây là các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiến tiến như công nghiệp nhẹ dệt may-giày dép, sản xuất và lắp rắp điện dân dụng, điện tử, các thiết bị thông tin, thiết bị văn phòng cao cấp, công nghiệp hóa chất, nhựa chất lượng cao, chế biến nông sản thực phẩm. Chú trọng qui hoạch xây dựng các công trình xử lý rác thải, nước thải công nghiệp; xử lý tiếng ồn, khói bụi công nghiệp

đảm bảo vệ sinh môi trường, không làm ảnh hưởng đến phát triển các ngành du lịch và đời sông dân cư.

b. Các cm công nghip do huyn qun lý

Bao gồm 11 cụm với tổng diện tích khoảng 448,8ha: cụm CN Trảng Nhật 1-2, Cẩm Sơn, Trà Kiểm, An Lưu, Thương Tín 1-2, Nam Dương, Tứ

Câu, Tân Khai, Phong Nhị, Bồ Mưng.

* Giai đoạn 2015-2020: tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các cụm

công nghiệp còn lạị Trên cơ sở nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp, từng bước xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng, mở rộng thêm qui mô diện tích, tạo điều kiện thuận lợi tiếp tục thu hút các dự án đầu tư phát triển.

Cụm công nghiệp Trảng Nhật 1-2. Nằm trên địa bàn xã Điện Thắng

Trung- Điện Thắng Nam - Điện Hòa, có qui mô diện tích 100hạ Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản: lương thực, bông, dâu tằm, thuốc lá, chế biến gỗ; dệt may-da giày, lắp ráp điện tử, nước giải khát v.v.

diện tích 50hạ Định hướng sẽ thu hút vào đây các ngành công nghiệp chế

biến lương thực, thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây dựng v.v.

Cụm công nghiệp Trà Kiểm. Nằm trên địa bàn xã Điện Thắng Bắc, có

qui mô diện tích 25hạ Định hướng thu hút phát triển các ngành công nghiệp cơ khí cán thép, cơ khí sửa chữa và lắp ráp; sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt may, da giày, sản xuất thủ công mỹ nghệ v.v.

Cụm công nghiệp An Lưụ Nằm trên địa phận xã Điện Nam Đông, có

qui mô diện tích 48,5hạ Dự kiến thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, thủy sản, thực phẩm; sản xuất bột giấy; đồ gốm mỹ

nghệ, sản xuất cơ khí và dệt may v.v.

Cụm công nghiệp-Dịch vụ Thương Tín 1-2. Nằm trên địa bàn xã Điện

Nam Đông, có mô diện tích 64hạ Định hướng phát triển các ngành công nghiệp dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thủy hải sản, thực phẩm,đồ uống, sản xuất đồ mỹ nghệ gốm sứ và dịch vụ v.v.

Cụm công nghiệp Nam Dương. Nằm trên địa bàn 2 xã Điện Dương và

Điện Nam Đông, có qui mô diện tích 43,6hạ Định hướng thu hút các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: sản xuất bê tông nhựa, bê tông tươi, bê tông ly tâm; sản xuất gạch, chế biến nông sản, chế biến gỗ, công nghiệp cơ

khí và ngành công nghiệp sạch v.v.

Cụm công nghiệp Tứ Câụ Nằm trên xã Điện Ngọc, qui mô diện tích

30hạ Định hướng sẽ tiếp tục thu hút vào đây các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến rau quả, thực phẩm, chế biến lâm sản, dệt may v.v.

Cụm công nghiệp Tân Khaị Nằm trên địa bàn xã Điện Dương, có qui

mô diện tích 72hạ Định hướng sẽ phát triển ở đây các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, ngành công nghiệp nhẹ, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề.

Cụm công nghiệp thương mại dịch vụ Phong Nhị. Nằm trên địa bàn xã

Điện An, có quy mô 10hạ Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chế

biến lương thực, thực phẩm, dệt may, cơ khí sửa chữa, ...

Cụm công nghiệp thương mại dịch vụ Bồ Mưng . Nằm trên địa bàn xã

Điện Thắng Bắc, có quy mô 5,7hạ Định hướng phát triển các ngành công nghiệp cơ khí sửa chữa, ngành thương mại - dịch vụ ...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)