Đánh giá những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 75 - 76)

Sản xuất công nghiệp trong những năm qua luôn duy trì được tốc độ

phát triển khá. Cơ cấu sản xuất chuyển đổi theo hướng gắn với thị trường tiêu thụ. Kết quả sản xuất công nghiệp đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

Trong giai đoạn 2005-2013, về tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp của huyện bình quân đạt 22,83%/năm cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn tỉnh là 17,11%. Nhìn chung mức độ phát triển công nghiệp huyện Điện Bàn tương đối caọ Có được kết quả như vậy là nhờ sự tăng cường đầu tư của các doanh nghiệp trong việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.

Tỷ lệ VA/GO cao cũng cho thấy trong cơ cấu công nghiệp đã có sự

chuyển biến tích cực từ các ngành tạo ra giá trị gia tăng thấp sang ngành công nghiệp chế biến chuyên sâu, hiện đại mang lại giá trị gia tăng caọ

Quy mô sản xuất công nghiệp ngày càng được mở rộng, tốc độ tăng trưởng số cơ sở sản xuất bình quân giai đoạn 2005-2013 là 4,22%/năm, giải quyết được 29.471 lao động, đây cũng là con số khá caọ

Trình độ chuyên môn của lao động và công nghệ sản xuất tuy còn chậm phát triển nhưng từng bước được các doanh nghiệp quan tâm chú ý đầu tư

phát triển. Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp đã áp dụng một số công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Hiện nay, có khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc đã có hệ thống cơ sở

hạ tầng khá hoàn chỉnh, thu hút nhiều nhà đầu tư vào sản xuất, đặc biệt thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoàị

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)