Những vấn đề cần giải quyết đối với sự phát triểncông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 77 - 79)

nghiệp huyện

Thứ nhất: Định hướng phát triển công nghiệp của huyện với mong muốn

đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, song sự phát triển công nghiệp dường như không thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp – nông thôn, không phát huy được lợi thế vị trí địa lý, tài nguyên và con người của huyện.

Thứ hai: Quy mô sản xuất công nghiệp cao nhưng sản xuất ngày càng

phụ thuộc vào nguồn bên ngoàị Doanh nghiệp dân doanh là động lực chính

để phát triển nhưng quy mô nhỏ và năng lực sản xuất thấp.

Thứ ba: Trình độ lao động thấp, tay nghề chuyên môn chưa cao, hệ

thống đào tạo trong thời gian ngắn nên chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn về nguồn nhân lực chất lượng caọ

Thứ tư: Chưa thu hút được các doanh nghiệp công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hàm lượng chất xám cao vào các cụm công nghiệp của huyện. Công nghệ trong sản xuất công nghiệp vẫn còn tương đối thấp, trang thiết bị máy móc, dây chuyền nhìn chung vẫn còn lạc hậu, hiệu suất thấp, gây lãng phí về nguồn lực, tăng chi phí sản xuất, từđó giảm sức cạnh trang của sản phẩm.

Thứ năm: Có nhiều biến động về giá cả nguyên nhiên liệu, vật tư, việc tiếp cận các nguồn vốn vay còn khó khăn, hàng tồn kho ứ đọng…đã tác động

đến sản xuất của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ đó gây khó khăn trong việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp

Thứ sáu: Các cơ sở công nghiệp phân bốchưa tập trung. Công tác quản

lý quy hoạch đô thị, kiến trúc và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chưa được triển khai đồng bộ.

Thứ bảy: Tình trạng ô nhiễm môi trường trong các cụm công nghiệp

KT LUN CHƯƠNG 2

Những năm qua, cùng với phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh, ngành công nghiệp huyện Điện Bàn đã có những đóng góp quan trọng làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế - xã hội, tạo thêm được nhiều việc làm cho lao động, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân và sản xuất ra được nhiều sản phẩm, đáp ứng cho nhu cầu của địa phương và thị trường trong nước và quốc tế.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ngành công nghiệp từng bước hoàn thiện không ngừng không những có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp mà còn góp phần làm thay đổi bộ mặt của huyện, tạo nên nhịp sống sôi động, thu hút các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, nhìn khách quan nền công nghiệp của huyện Điện Bàn hiện nay còn nhiều hạn chế và cần giải quyết. Dù tốc độ tăng trưởng trong nhiều năm khá cao nhưng chất lượng tăng trưởng còn chậm cải thiện, công nghệ sản xuất chậm đổi mới, trình độ chuyên môn kĩ thuật chưa cao, sản phẩm chưa mang lại giá trị gia tăng cao và chiếm lĩnh thị trường.

Nhiều tiềm năng và thế mạnh của huyện về vị trí địa lý, điều kiện tài nguyên thiên nhiên chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung. Năng lực khai thác và quản lý chưa cao, cơ chế hỗ trợ thiếu đồng bộ, quá trình xúc tiến

đầu tư gặp nhiều trở ngại là những nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư e ngại tham gia đầu tư.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GII PHÁP CƠ BN ĐẨY MNH PHÁT TRIN CÔNG NGHIP HUYN ĐIN BÀN

ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp huyện điện bàn tỉnh quảng nam (Trang 77 - 79)