6. Tổng quan tài liệu
1.2.2. Gia tăng các yếu tố nguồn lực trong công nghiệp chế biến thủy sản
thủy sản
Đánh giá sự phát triển quy mô công nghiệp chế biến thủy sản về cả chiều sâu và chiều rộng là sự đánh giá tổng thể về các mặt như vốn đầu tư,
nguồn lao động cũng như thiết bị công nghệ. Do đó, khi quy mô của các cơ sở sản xuất tăng lên đòi hỏi phải mở rộng quy mô các yếu tố nguồn lực. Điều này có thể được hiểu là làm cho các các yếu tố về nguồn nguyên liệu, lao động, vốn, thiết bị công nghệ của các cơ sở chế biến thuỷ sản ngày càng tăng lên:
a.Nguồn nguyên liệu cho chế biến thủy sản
Nguồn nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong công nghiệp chế biến thuỷ sản. Nguyên liệu dùng vào sản xuất bao gồm nhiều loại nguyên liệu như: nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ... Chúng tham gia một lần vào chu kỳ sản xuất và cấu thành thực thể sản phẩm. Nó là một trong những yếu tố chính của quá trình sản xuất. Vì vậy, nếu thiếu nguyên lỉệu không thể tiến hành được sản xuất.
Để phát triển sản xuất, ngành chế biến thủy sản cần chủ động nguồn nguyên liệu, khai thác các thị trường cung cấp một cách hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu sản xuất đảm bảo các yêu cầu quản lý chất lượng với chi phí thấp nhất có thể.
Tiêu chí đánh giá sự phát triển của nguồn nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản:
- Sự gia tăng sản lượng khai thác - Sự gia tăng sản lượng nuôi trồng - Chất lượng nguồn nguyên liệu
b. Về nguồn vốn
Vốn là nhân tố đầu vào quan trọng của bất kỳ ngành công nghiệp chế biến nào. Vốn đầu tư của cơ sở chế biến thủy sản là vốn cố định (vốn cho xây dựng, cho máy móc thiết bị...) và vốn lưu động. Sự tăng lên về vốn chứng tỏ công nghiệp chế biến thủy sản có sự phát triển. Tuy nhiên, để đánh giá đúng sự phát triển này chúng ta cần phải xem xét cả về mặt lượng lẫn mặt chất, tức sự gia tăng quy mô vốn đầu tư và hiệu quả mà sự gia tăng vốn này
mang lại. Hiện nay vốn đầu tư sản xuất từ nhà nước và vốn đấu tư nước ngoài cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở nước ta còn chưa được chú trọng nhiều mà chủ yếu là vốn đầu tư nhỏ, lẻ từ các doanh nghiệp tư nhân.
Quy mô về nguồn vốn thể hiện khả năng đầu tư sản xuất cho công nghiệp chế biến:
- Tổng vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến thuỷ sản qua các năm - Sự thay đổi về vốn của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản qua các năm
c. Về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu được đối với sự phát triển của công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thủy sản ở nước ta . Năng lực, trình độ tay nghề, trình độ quản lý của người lao động càng cao thì sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công nghiệp chế biến thủy sản.Đối với ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản, nguồn lao động hiện nay chủ yếu là lao động nữ, trình độ thấp, hay có xu hướng chuyển dịch sang các ngành khác do điều kiện lao động khắc nghiệt, không đảm bảo an toàn sức khoẻ. Do đó cần phải đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, tạo ra điều kiện làm việc thuận lợi nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động để nâng cao năng lực chế biến của ngành.
Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của nguồn nhân lực:
- Sự gia tăng số lượng người lao động trong ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản
- Tỷ lệ người lao động có trình độ từ trung cấp trở lên
d. Về máy móc, thiết bị
Hầu hết các nhà nghiên cứu kinh tế đều cho rằng máy móc, thiết bị công nghệ có vai trò, tác dụng rất lớn đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp chế biến thủy sản nói riêng . Các doanh nghiệp chế biến thủy sản phải nhanh chóng nắm bắt, ứng dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh, vì các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao sẽ thắng thế trong các cuộc cạnh tranh. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ là biện pháp rất cơ bản để tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế của sản xuất.
Tiêu chí đánh giá máy móc thiết bị công nghiệp chế biến: - Số lượng máy móc thiết bị trong sản xuất
- Nguồn gốc, xuất xứ máy móc, thiết bị - Năm sản xuất ra máy móc, thiết bị