Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại thành phố đà nẵng (Trang 72 - 73)

6. Tổng quan tài liệu

2.3.2. Những mặt hạn chế

- Thiếu hụt nguyên liệu cho chế biến, nguồn nguyên liệu nuôi trồng và khai thác thuỷ sản chưa đáp ứng được về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các thị trường xuất khẩu chính. Tăng trưởng nhanh của chế biến thuỷ sản với trình độ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, đòi hỏi sản lượng nguyên liệu quy mô hàng hóa tập trung với yêu cầu cao về đảm bảo chất lượng, vệ sinh ATTP, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường ngày càng bất cập, mâu thuẫn với thực trạng sản xuất hiện tại. Tình trạng tiêm chích tạp chất vào nguyên liệu, lạm dụng thuốc kháng sinh hóa chất bị cấm trong nuôi trồng thuỷ sản và bảo quản sau thu hoạch vẫn đang là hiểm họa treo lơ lửng trên đầu các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, nếu không có các biện pháp ngăn chặn, không quản lý được sẽ có nguy cơ mất thị trường xuất khẩu thuỷ sản.

- Các mặt hàng chế biến còn đơn điệu, chưa có nhiều sản phẩm mới. Máy móc, thiết bị của một số doanh nghiệp chế biến còn cũ kỹ, lạc hậu.Các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ của các viện nghiên cứu chưa đóng góp được bao nhiêu cho thực tế sản xuất, và thường là đi sau các doanh nghiệp. Khuyến ngư không có nguồn để chuyển giao cho sản xuất.

- Hiệu quả kinh doanh chế biến thuỷ sản chưa cao, còn nhiều doanh nghiệp thua lỗ hoặc chuyển hướng sang kinh doanh một số lĩnh vực khác đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giá thành sản phẩm vẫn không ngừng tăng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất (khai thác, nuôi trồng, chế biến). Các cơ quan chức năng chưa đánh giá được chuỗi giá trị cho các nhóm sản phẩm để có biện pháp quản lý phù hợp giữa các khâu từ sản xuất nguyên liệu đến bảo quản, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu, đã hạn chế sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất - kinh doanh của toàn ngành trên từng nhóm sản phẩm chủ lực.

- Các doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo vệ môi trường gắn liền với sản xuất. Đặc biệt xử lý chất thải đang là vấn đề của nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản do chi phí này không sinh lợi nhuận trực tiếp, do đó nhiều doanh nghiệp không chú trọng đến việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải dẫn đến việc làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống dân cư ở các vùng lân cận nơi sản xuất. Ngoài ra, về lâu dài việc này có thể ảnh hưởng đến thương hiệu của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu và không đáp ứng được yêu cầu về điều kiện sản xuất của các nhà nhập khẩu quốc tế.

- Các doanh nghiệp thiếu chủ động trong việc tiếp cận thị trường, dẫn đến nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, không xây dựng được chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm và xây dựng thương hiệu, phần lớn sản phẩm thủy sản Đà Nẵng xuất khẩu khi bán trên thị trường quốc tế vẫn phải mang tên thương hiệu của công ty nước ngoài.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại thành phố đà nẵng (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)