Kinh nghiệm phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản tại tỉnh Tiền

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại thành phố đà nẵng (Trang 38 - 41)

6. Tổng quan tài liệu

1.4.2. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản tại tỉnh Tiền

tỉnh Tiền Giang

Tổng sản lượng thủy sản năm 2015 của toàn tỉnh Tiền Giang ước đạt 233 ngàn tấn (tăng 27% so năm 2005); kim ngạch xuất khẩu năm 2015 ước đạt 330 triệu USD (gấp gần 7 lần so với năm 2005), tạo thêm việc làm cho hàng chục ngàn lao động, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh nhà.

Trong giai đoạn 2005-2015, năng lực chế biến xuất khẩu thủy sản đã tăng gần 5 lần. Hiện nay, toàn tỉnh có gần 50 doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến thủy sản; điều đáng quan tâm là có tới gần 20 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu có quy mô tương đối lớn, trong đó nhiều doanh nghiệp nằm trong nhóm đầu về giá trị xuất khẩu của cả nước. Sản lượng chế biến năm 2015 ước đạt trên 150 ngàn tấn. Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 ước đạt 330 triệu USD, tăng gần 7 lần so với năm 2005.

Hoạt động chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa trong 10 năm qua cũng phát triển khá mạnh mẽ. Hiện toàn tỉnh có 60 cơ sở chế biến tiêu thụ nội địa, gồm 17 cơ sở nước nắm, 43 cơ sở sơ chế, thu mua, mắm tôm, mắm ruốc, thủy sản khô,…cung cấp lượng lớn sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân.

1.4.3. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản tại tỉnh Khánh Hoà tỉnh Khánh Hoà

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2014 của Khánh Hòa đạt 466 triệu USD, vượt 0,2% so với kế hoạch và tăng 0,4 % so với năm 2013. Khánh Hòa hiện có 44 doanh nghiệp tham gia chế biến xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào các thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động thu mua nguyên liệu các mặt hàng chiến lược như tôm, cá ngừ đưa vào dự trữ. Nhờ vậy, khi mùa khai thác và nuôi trồng kế tiếp có bị thất thu thì các doanh nghiệp vẫn đủ lượng cho chế biến, xuất khẩu. Ngoài ra, vấn đề thương hiệu và uy tín sẵn có đã là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp phát triển sản xuất, gia tăng thị trường.

Năm 2014, lượng hàng thủy sản xuất khẩu của Khánh Hòa đạt 83.000 tấn. Trong đó tôm chiếm trên 56%, cá ngừ trên 28% còn lại là các đối tượng nhuyễn thể. Các nước Mỹ, Nhật Bản và EU luôn là nhóm thị trường xuất khẩu chính của thủy sản Khánh Hòa. Mức nhập khẩu của các thị trường này chiếm gần 60% trên tổng thị phần xuất khẩu. Trong đó, vị trí số 1 thuộc về EU - một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng với lượng hàng xuất chiếm gần 1/4 sản lượng xuất khẩu của toàn tỉnh. Tiếp đó là thị trường Mỹ với trên 19%, Nhật Bản trên 14%, còn lại là các thị trường khác.

Nhìn chung, các địa phương trên đều là những địa phương dẫn đầu trong cả nước về phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản. Đạt được những thành tích kể trên đều do việc các cơ quan địa phương và doanh nghiệp đã chủ động quy hoạch định hướng phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản theo chiều sâu, trong đó chú trọng việc: ổn định nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản, quy hoạch

các khu công nghiệp chuyên về chế biến thuỷ sản gần các vùng nguyên liệu ; đầu tư đổi mới công nghệ để phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng, cao cấp; kiểm soát chặt chẽ chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm ; đa dạng hoá thị trường xuất khẩu.

Do đó thành phố Đà Nẵng cần học hỏi kinh nghiệm từ những địa phương trên trong việc phát triển công nghiệp chế biến thủy sản theo chiều sâu, đặc biệt chú trọng việc áp dụng công nghệ tiên tiến, các quy trình sản xuất mới để sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng trong điều kiện thành phố không có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu như có tỉnh, thành phố kể trên.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại thành phố đà nẵng (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)