6. Tổng quan tài liệu
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê Kông. Khoảng cách từ Đà Nẵng đến các trung tâm kinh tế chính của khu vực Đông Nam Á như Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore, Manila (Philipines) đều nằm trong khoảng 1.000– 2.000 km. Về tổ chức hành chính, Đà Nẵng hiện nay có sáu quận, hai huyện với tổng diện tích là 1285,4 km². Trong đó diện tích lâm nghiệp chiếm trên 50% tổng diện tích, tiếp theo là diện tích đất chuyên dùng chiếm trên 30% tổng diện tích.
Bảng 2.1.Tổng diện tích và cơ cấu đất đai tại thành phố Đà Nẵng Đơn vị tính -Unit: km². Tổng diện tích Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Thành phố Đà Nẵng 128.543,1 6.874,9 66.618,2 42.693,4 6.547,8 Quận Liên Chiểu 7.912,7 126,6 3.911,7 2.519,0 743,0
Quận Thanh Khê 944,3 18,8 434,9 434,8
Quận Hải Châu 2.328,3 17,6 1.566,5 522,3 Quận Sơn Trà 5.932,0 28,2 3.648,5 1.325,2 613,1 Quận Ngũ Hành Sơn 3.911,8 587,0 24,9 1.703,2 683,1 Quận Cẩm Lệ 3.525,3 234,7 131,8 1.925,1 875,2 Huyện Hoà Vang 73.488,7 5.862,0 58.901,3 2.719,5 2.676,3
Huyện Hoàng Sa 30.500,0 30.500,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2014)
b. Địa hình
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía tây và tây bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>40o), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
c. Khí hậu thời tiết
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8
đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C.
d. Tài nguyên thủy sản
Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài (11 loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển), với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản) và được phân bố tập trung ở vùng nước có độ sâu từ 50-200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm 31%), vùng nước sâu trên 200m (chiếm 20,6%). Hàng năm trữ lượng khai thác có khả năng đạt từ 150.000 -200.000 tấn hải sản các loại.
Tuy nhiên do khả năng khai thác và nuôi trồng còn hạn chế nên sản lượng thuỷ sản của thành phố chỉ đạt trên mức 30.000 tấn và sản lượng này có xu hướng giảm dần qua các năm(từ 36.891 tấn năm 2010 giảm xuống 33.325 tấn năm 2014). Trong đó sản lượng từ khai thác chiếm tới 97,6% trong khi sản lượng từ nuôi trồng chỉ chiếm 2,4%.
Bảng 2.2. Sản lượng thuỷ sản tại thành phố Đà Nẵng qua các năm
Đơn vị tính-Unit: tấn
Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng
2010 36.891 35.978 913
2011 34.484 33.777 707
2012 33.581 32.85 731
2013 33.032 32.287 745
2014 33.325 32.521 804
Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sông chính là Sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180km2) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426km2). Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc.
Hiện nay, thành phố còn có hơn 471 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, diện tích này có sự giảm dần qua các năm (từ 651 ha năm 2010 sang 471 ha năm 2014) do người dân chuyển dịch sang các ngành kinh tế khác. Trong đó năm 2014 gần 96% diện tích để nuôi cá các loại, gần 4% diện tích để nuôi tôm, tỷ lệ này tương ứng là gần 83% và 17% vào năm 2010
Bảng 2.3. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tại Đà Nẵng qua các năm Đơn vị tính-Unit: Ha 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số 651 649 503 485 471 Tôm 112 112 27 20 20 Cá 539 537 476 465 451 Thuỷ sản khác 0 0 0 0 0
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2014)