Cơ hội và thách thức phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tạ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại thành phố đà nẵng (Trang 76 - 80)

6. Tổng quan tài liệu

3.1.1. Cơ hội và thách thức phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tạ

3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1.1. Cơ hội và thách thức phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại thành phố Đà Nẵng sản tại thành phố Đà Nẵng

a. Cơ hội phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại Đà Nẵng

- Khung pháp lý của Nhà nước được hoàn thiện, nhiều cơ chế chính sách được nhà nước ban hành nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển công nghiệp chế biến thủy sản.

- Tiến trình toàn cầu hoá các quá trình sản xuất và các thị trường tài chính cùng với những tiến bộ trong công nghệ giao thông và viễn thông đang làm thay đổi bản chất của hoạt động kinh doanh - làm cho các nền kinh tế trên thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Quá trình tự do hoá thương mại ở Việt Nam cũng đã có những bước tiến đáng kể, như đã được phản ánh trong các thoả thuận tham gia WTO và Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN.

- Việc đàm phán hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã kết thúc vào ngày 05/10/2015. Theo nghiên cứu của Viện kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) cho thấy dự kiến sau khi gia nhập TPP, Việt Nam sẽ là nước có thu nhập và xuất khẩu tăng mạnh nhất trong 12 nước. Với ngành thuỷ sản, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, bạch tuộc, cá ngừ sẽ có nhiều ưu thế tại thị trường Nhật khi thuế nhập khẩu được giảm về 0% so với mức trung bình là 6,4%-7,2% hiện tại.

-Theo dự báo của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), nhu cầu sản phẩm thủy sản toàn cầu sẽ còn tăng cao hơn trong thời

gian tới. Tiêu thụ thuỷ sản trên đầu người/ năm dự kiến tăng từ 18,9 kg lên 20,7 kg năm 2022.

- Thành phố đang có nhiều chính sách tạo điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư, hợp tác chuyển giao khoa học-công nghệ, kinh nghiệm phát triển chế biến thủy sản bền vững của các nước bạn cũng như thành lập các khu công nghệ sinh học cao phục vụ thuỷ sản.

-Tiến bộ khoa học-công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học trở thành động lực để tái cơ cấu lại công nghiệp chế biến thủy sản tại Đà Nẵng. Một trong các thành tựu lớn của công nghệ sinh học trong thủy sản là việc áp dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản. Sử dụng chế phẩm sinh học (còn gọi là men vi sinh) nhằm mục đích cải thiện môi trường (nước và nền đáy ao), tăng sức khỏe vật nuôi, tăng khả năng hấp thu thức ăn... góp phần tăng năng suất và sản lượng nguồn nguyên liệu cho chế biến thủy sản.Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chế phẩm sinh học được sử dụng với các mục đích khác nhau dựa trên đặc tính của từng loại. Có thể thấy các lợi ích to lớn của chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản: Phân hủy các chất hữu cơ trong nước, hấp thu xác tảo chết và làm giảm lớp bùn ở đáy ao;giảm các độc tố trong môi trường nước do các chất khí: NH3, H2S… phát sinh, do đó giảm mùi hôi trong nước, giúp tôm cá phát triển tốt; nâng cao khả năng miễn dịch của động vật thủy sản; hạn chế sự hoạt động và phát triển của các vi khuẩn, v.v...

- Đà Nẵng đang được xem là một điểm đến thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Việc thúc đẩy những đường bay thuê bao quốc tế có hiệu quả thành đường bay thường xuyên và mở thêm các đường bay quốc tế thẳng đến Đà Năng nhằm kéo khách quốc tế đến từ nước thứ ba.Các đường bay quốc tế nối thẳng từ Seoul đến Đà Nẵng, từ Tokyo đến Đà Nẵng đang phát huy hiệu quả đưa tới một lượng khách du lịch đáng kể. Hiện có 15 hãng

hàng không Hàn Quốc, Hong Kong, Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Singapore, Malaysia hiện có đường bay đến Đà Nẵng. Dự kiến đến cuối năm 2015, sân bay đón tiếp 6 triệu lượt hành khách, tăng 1 triệu so với năm 2014.Lượng khách du lịch tăng sẽ góp phần quảng bá các sản phẩm thủy sản truyền thống của Đà Nẵng.

b. Những thách thức đối với công nghiệp chế biến thủy sản tại Đà Nẵng

- Quá trình hội nhập và sức ép cạnh tranh từ các nước trong khu vực và quốc tế cũng như các rào cản kỹ thuật và thương mại quốc tế ngày càng tinh vi hơn, tranh chấp thương mại còn nhiều tiềm ẩn rủi ro đòi hỏi công nghiệp chế biến thủy sản phải tích cực chủ động trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo chỗ đứng trên thị trường. Việc tham gia vào các hiệp định thương mại đồng nghĩa với việc mở cửa và hội nhập hơn nữa vào tất cả các thị trường. Mặc dù, Chính sách của Nhà nước đã có nhiều thay đổi nhằm tạo cơ hội và điều kiện tối đa cho doanh nghiệp nhưng việc tái cơ cấu, cải cách thủ tục hành chính cần thời gian. Đây cũng chính là những rào cản không nhỏ đang giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại các thị trường nhập khẩu lớn.

-Do thực trạng lao động ngành thủy sản không ổn định, thì các quy định chặt chẽ về lao động từ các hiệp định thương mại sẽ tăng thêm thách thức cho doanh nghiệp chế biến thủy sản. Vấn đề an toàn lao động, tiền lương, giờ làm việc, vệ sinh lao động, cấm lao động cưỡng bức, cấm lao động trẻ em, cùng cơ chế giám sát và chế tài đặt ra trong hiệp định này sẽ tạo ra không ít thách thức đối với doanh nghiệp khi tham gia vào các chuỗi cung ứng xuất khẩu, vì nếu vi phạm, có thể bị điều tra, bị kiện và bị phạt. Từ đó sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn thu và hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

-Tranh chấp chủ quyền trên biển ngày càng phức tạp, đặc biệt là thái độ gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông. Năm 2014 có hơn 10 trường hợp, năm 2013 có đến 15-17 trường hợp tàu cá cùng ngư dân của Việt Nam bị phía tàu Trung Quốc bắt giữ trái phép, sau đó cho ngư dân Việt Nam gọi điện về đòi tiền chuộc, tức là theo con đường không chính thức, không theo đường ngoại giao để cơ quan chức năng nắm được thông tin và can thiệp kịp thời. Theo thông tin của Hiệp hội nghề cá Việt Nam thì hầu hết các trường hợp ngư dân bị bắt trái phép đều đem tiền sang chuộc rồi mang tàu về. Tuy nhiên, khi trả thì tàu Trung Quốc đã lấy hết cá, ngư cụ… ,chỉ cho ngư dân ít xăng dầu để chạy về đến nhà. Trường hợp ngư dân bị đánh đập cũng xảy ra nhiều. Tình trạng này khiến cho việc khai thác thủy sản xa bờ trở nên khó khăn, làm giảm nguồn cung cấp nguyên liệu chế biến thủy sản.

- Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài… dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm và thủy sản. Những minh chứng cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng được dự báo còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán không theo quy luật gây cản trở cho việc khai thác, nuôi trồng và sản xuất của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản

- Xu hướng sản xuất giống thủy sản, nuôi trồng thủy sản dịch chuyển dần vào phía Nam, gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, vì vậy sản xuất giống thủy sản và nuôi trồng thủy sản của thành phố phải cạnh tranh gay gắt với các tỉnh trong cả nước.Từ đó các doanh nghiệp chế biến thủy sản phải

thu mua nguyên vật liệu chủ yếu từ các tỉnh phía Nam, góp phần làm tăng chi

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại thành phố đà nẵng (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)