6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của công ty
a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
b. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ( ROI )
Chỉ tiêu này đã loại trừ ảnh hưởng của chính sách tài trợ đối với khả năng sinh lời của tài sản. Tỷ suất này đánh giá khả năng sinh lợi của vốn đầu tư so với các chi phí cơ hội khác. Chỉ tiêu này càng cao biểu hiện công ty kinh doanh càng lời.
Chỉ tiêu này rất quan trọng bởi lợi nhuận trước thuế là nguồn để trả lãi vay. Áp dụng tỷ suất này, công ty sẽ có quyết định nên huy động từ vốn chủ hay huy động vốn vay. Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của công ty lớn hơn lãi suất vay chứng tỏ công ty đang hoạt động có hiệu quả, có khả năng thanh toán được lãi vay, công ty nên tiếp nhận các khoản vay và tạo ra phần tích lũy cho người chủ sở hữu. Về phía nhà đầu tư thì chỉ tiêu này là cơ sở để xem xét đầu tư vào đâu là hiệu quả nhất.
Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận = x 100%
Trên DTT Doanh thu thuần
LN trước thuế + chi phí lãi vay
RE = x 100% Tổng TS bình quân
ROE =
c. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA )
Công thức :
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại công ty sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (sau thuế). Chỉ tiêu ROA càng cao phản ánh khả năng sinh lời của tài sản càng cao.
d. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE )
Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư rất quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào công ty. So với người cho vay, thì việc bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu mang tính mạo hiểm lớn nhưng lại có nhiều cơ hội đem lại lợi nhuận cao hơn. Vì thế, tăng khả năng sinh lãi của vốn chủ sở hữu là một trong các mục tiêu trong hoạt động quản lý tài chính và các nhà phân tích thường dùng chỉ tiêu ROE làm thước đo mức doanh lợi đầu tư của chủ sở hữu.
Khả năng sinh lời vốn chủ thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận của công ty với vốn chủ sở hữu, vốn thực có của công ty.
Chỉ tiêu này thể hiện 100 đồng vốn đầu tư bình quân của chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cuối cùng, lợi nhuận sau thuế. Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng tài sản, hiệu quả kinh doanh của công ty và chính sách tài trợ của công ty có hợp lý hay chưa. Hiệu quả toàn bộ của các nguồn lực tài chính suy cho cùng được biểu hiện qua chỉ tiêu sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Trong trường hợp công ty huy động vốn từ nhiều nguồn, chỉ tiêu này Tỷ suất sinh LN sau thuế (LNST)
lời tài sản = (ROA) Giá trị tài sản bình quân trong kỳ
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân
càng cao thì công ty càng có cơ hội tìm kiếm được nguồn vốn mới thông qua thị trường tài chính.