Xây dựng chiến lược cho công ty

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần du lịch hoàng anh đất xanh quy nhơn (Trang 87 - 95)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Xây dựng chiến lược cho công ty

Hiệu quả kinh doanh luôn là ngôn chỉ cho mọi công ty, hiệu quả kinh doanh của công ty được nâng cao thì công ty càng phát triển, nhưng để nâng cao được hiệu quả kinh doanh thì không phải công ty nào cũng làm được. Qua từng năm công ty cũng đã có những chiến lược để nâng cao hiệu quả kinh tế khác nhau, nhưng hiệu quả kinh doanh vẫn chưa tốt, sau đây tôi muốn đưa ra một số chiến lược hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh:

a. Thành lp mt b phn Marketing, đẩy mnh công tác nghiên cu th trường

Trong thời kì kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, thì hoạt động Marketing trong các công ty ngày càng trở lên quan trọng hơn, nó quyết định đến việc công ty kinh doanh thất bại hay thành công, vì nó là cầu nối để các công ty đưa sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng. Do đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing và hoạt động nghiên cứu thị trường là một trong những mục tiêu hàng đầu của công ty trong việc đưa ra chiến lược phát triển. Hiệu quả của công tác này được nâng cao có nghĩa là công ty càng mở rộng được nhiều thị trường, sản phẩm tiêu thụ nhiều góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh . Để hoạt động marketing thực sự mang lại hiệu quả thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa những người phụ trách

các mảng khác nhau, đòi hỏi mỗi người phải nắm được nhiệm vụ riêng của mình và nhiệm vụ chung của toàn phòng. Chính vì vậy nhân viên phải là người có trình độ, hiểu biết về nghiên cứu thị trường, có kinh nghiệm. Phòng marketing có nhiệm vụ thu thập và điều tra các thông tin về thị trường, các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu về sản phẩm, nghiên cứu về quảng cáo.

- Nghiên cứu nhu cầu du lịch: Khi xây dựng chương trình một gói nghỉ dưỡng hay một chương trình du lịch, ta phải tiến hành nghiên cứu xem hiện nay nhu cầu của thị trường thích loại hình sản phẩm du lịch nào và loại hình dịch vụ hay các gói nghỉ dưỡng nào được ưa chuộng. Khi đó, chúng ta sẽ nghiên cứu, quan tâm đến tìm hiểu nơi chốn, quy mô và những đặc tính khác nhau của thị trường hiện tại và tương lai. Lúc đó ta xác định được như cầu, lượng của từng nguồn, phần tham gia của công ty trong việc thỏa mãn nhu cầu và phán đoán khuynh hướng phát triển của nhu cầu trước mắt và lâu dài.

- Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh : Theo Wikipedia thì “cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế ( nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẽ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu dùng hay tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

Từ định nghĩa trên về cạnh tranh ta có thể đưa ra một ý nghĩa về cạnh tranh của các công ty du lịch và các khách sạn như sau: Cạnh tranh của các công ty du lịch là khả năng của mỗi công ty muốn đạt được nhằm mục đích thu hút nhiều khách du lịch so với các công ty du lịch khác nhằm mục đích tăng thu nhập và tối đa hóa lợi nhuận. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó xác định cho các công ty du lịch hay khách sạn biết được đâu là các công ty có khả năng cạnh tranh với mình hiện tại cũng như trong tương lai.

- Nghiên cứu về sản phẩm: Nghiên cứu ở một vùng, khu vực và lập ra được hồ sơ về những địa điểm thu hút khách, ở góc độ một đơn vị kinh doanh thì phải lập hồ sơ về sản phẩm, dịch vụ của nhà cung ứng có thể cung cấp cho du khách. Việc nghiên cứu sản phẩm bao gồm việc đưa sản phẩm mới ra thị trường để thử nghiệm.

- Nghiên cứ về quảng cáo: Quảng cáo có tác dụng chính là định vị được sản phẩm của công ty trên thị trường, khơi dậy trong người sử dụng dịch vụ một ấn tượng về các sản phẩm được đưa ra thị trường. Hàng năm công ty phải tiêu hao một nguồn kinh phí rất lớn dành cho quảng cáo sản phẩm. Quảng cáo giúp cho người sử dụng đến với sản phẩm một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Chính vì vậy, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo ngày càng căng thẳng và phức tạp. Quảng cáo trong du lịch chủ yếu là sử dụng ấn phẩm, các tập gấp du lịch, áp phích, pano trên đường…Giới thiệu về sản phẩm với sự hấp dẫn và mức giá phù hợp.

Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường, phải thể hiện được thông qua các chỉ tiêu phát triển của công ty, để hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường công ty phải đưa các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường như sau:

- Tốc độ tăng doanh thu là bao nhiêu? - Tốc độ tăng lợi nhuận là bao nhiêu?

- Tỷ trọng các loại thị trường: Thị trường trọng điểm, thị trường bổ sung.

- Tỷ lệ lợi nhuận, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu so với tổng lợi nhuận và doanh thu của công ty.

b. Xây dng chính sách v sn phm và giá Xây dng chính sách v sn phm

giữa thị trường du lịch đầy tính cạnh tranh như hiện nay. Để tận dụng được hết tiềm năng của thị trường thì công ty cần phải có những chính sách hợp lí để đa dạng hóa sản phẩm một cách khả thi và mở rộng tuyến sản phẩm để đạt được mục đích cuối cùng của mình là tối đa hóa lợi nhuận. Để xây dựng được một chính sách sản phẩm hợp lý, trước hết công ty phải dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, phân tích vòng đời giá cả của sản phẩm, phân tích nhu cầu và tình hình cạnh tranh trên thị trường. Dựa vào nội lực thực tế của mình trong những giai đoạn nhất định thì cần phải có một chiến lược cụ thể phù hợp với từng giai đoạn. Đối với công ty trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện chiến lược sản phẩm sau:

- Thứ nhất, công ty phải không ngừng thay đổi nhu cầu dịch vụ sao cho phục vụ được các yêu cầu đa dạng của khách hàng. Những dịch vụ mới phải được thiết kế dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường sao cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng ở từng khu vực.

- Thứ hai, công ty nên tập trung vào những sản phẩm không chỉ đáp ứng được nhu cầu thị trường khu vực mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu nhiều cấp khác nhau.

- Thứ ba, chất lượng dịch vụ quyết định uy tín kinh doanh vì vây, công ty phải chú trọng đến vấn đề chất lượng và coi đây là vấn đề then chốt.

Kết hợp vào đó ta cần những yếu tố thỏa mãn để tạo cho sản phẩm một chiến lược đủ sức cạnh tranh với thị trường hiện tại:

- Sự thoả mãn về sinh lý: Những bữa ăn ngon, đồ uống hợp khẩu vị, giường ngủ đầy quyến rũ, môi trường thoải mái…

- Thoả mãn về kinh tế: Mức giá tương ứng với giá trị và chất lượng, phục vụ nhanh chóng, thuận tiện.

- Thoả mãn về xã hội: Khi tham gia vào các chương trình du lịch, khách du lịch được giao lưu, học hỏi nhiều điều bổ ích, được tiếp cận những

điều mới mẻ…

- Thoả mãn về tâm lý: Khi tham gia du lịch, khách được giữ an toàn tuyệt đối, được đối xử với mức độ tôn trọng cao. Họ được thể hiện đẳng cấp của mình.

Để có thể thực hiện những mục tiêu về sản phẩm, các công ty du lịch hay khách sạn thường chú trọng không chỉ tới sản phẩm chủ đạo ( khách thoả mãn các nhu cầu về tham quan, lưu trú, ăn uống ), sản phẩm thực thể (chất lượng khách sạn, trình độ của hướng dẫn viên, mức độ hợp lý của hành trình) mà còn đặc biệt quan tâm tới sản phẩm phụ gia, những hoạt động làm tăng thêm giá trị của sản phẩm. Hầu như tất cả các công ty đều cung cấp sản phẩm chủ đạo và thực thể tương tự như nhau. Để tạo ra sức hút, sự khác biệt chỉ có thể sử dụng các dịch vụ phụ làm gia tăng chất lượng của sản phẩm.

- Sự thuận tiện trong quá trình đăng ký, đặt chỗ và mua chương trình: Thông tin thường xuyên, hình thức đăng ký thuận tiện (qua mạng vi tính, fax, tel,…). Thời hạn đăng ký hợp lý, mức phạt thấp,…

- Tư vấn cho khách, giúp họ lựa chọn những sản phẩm phù hợp.

- Nhấn mạnh vào chất lượng của các cơ sở lưu trú, vị trí trang thiết bị, dịch vụ tại phòng, đồ ăn uống, uy tín,…

- Những hình thức thanh toán thuận tiện: Chấp nhận thanh toán chậm (phải có sự đảm bảo), các hình thức thanh toán hiện đại.

- Những ưu đãi dành cho khách quen: Thông tin chúc mừng, ưu đãi về giá, thời hạn đăng ký,…

- Những ưu đãi cho khách đi du lịch tập thể: Giá tổ chức các hoạt động tập thể.

- Những điều kiện đặc biệt đối với trẻ em: 50% mức giá chính thức, quà tặng đặc biệt.

- Mời các nhân vật nổi tiếng cùng tham gia.

- Tặng quà lưu niệm, ghi ý kiến đóng góp cho công ty. - Những hoạt động tự chọn.

- Các dịch vụ miễn phí: Hành lý, chụp ảnh kỷ niệm của đoàn.

Xây dng chính sách v giá

Tuỳ theo sự biến động của các yếu tố mà mức giá được điều chỉnh theo từng thời điểm. Việc xác lập một chính sách giá hợp lý phải gắn với từng giai đoạn, mục tiêu của chiến lược kinh doanh, chu kỳ sống của sản phẩm đối với từng khu vực thị trường, từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra chính sách giá cũng không tách rời với chính sách sản phẩm của công ty như:

- Đưa ra một mức giá cao hơn được áp dụng với một thị trường nhất định, khi sản phẩm có vị trí đứng chắc trên thị trường hay sản phẩm có chất lượng cao.

- Đưa ra một mức giá thấp hơn khi sản phẩm đang ở giai đoạn suy thoái, khi công ty đang có ý định xâm nhập thị trường, theo đuổi mục tiêu doanh số.

- Áp dụng mức giá thấp hơn đối với những khách hàng thanh toán ngay nhằm thu hồi nhanh vốn lưu động.

Quá trình ra quyết định về giá chịu ảnh hưởng của rất nhiều các nhân tố, căn cứ vào khả năng điều chỉnh của công ty. Mỗi một nhân tố trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, tác động khác nhau tới chính sách giá của công ty. Trong phạm vi này có hai nhân tố mà công ty có khả năng đều chỉnh lớn nhất nhằm để xây dựng và củng cố chiến lược về giá cho công ty :

- Thứ nhất là chi phí: Để xây dựng chiến lược có được hiệu quả ta phải tối thiểu hóa chi phí cho công ty. Có rất nhiều cách phân loại chi phí khác nhau: Từ chi phí biến đổi, chi phí cố định, chi phí biên tới chi phí cơ hội, chi phí dự phòng,…Thông thường các công ty có hai hướng tác động chủ yếu là

thay đổi mức chi phí (hoặc tổng chi phí) và thay đổi cơ cấu chi phí. Tiết kiệm chi phí luôn là mối quan tâm của các công ty du lịch.

- Thứ hai là mục tiêu của công ty: Mục tiêu của công ty có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định về giá. Thay đổi các mục tiêu gần như chắc chắn dẫn tới thay đổi về giá. Có 4 nhóm mục tiêu cơ bản đối với các công ty: Mục tiêu về lợi nhuận, mục tiêu về bán, mục tiêu cạnh tranh, mục tiêu chi phí.

c. Xây dng h thng qun lý cht lượng

Chất lượng sản phẩm dịch vụ là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường, là nhân tố tạo dựng uy tín, danh tiếng cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của công ty. Tăng chất lương sản phẩm dịch vụ tương đối với tăng năng suất lao động xã hội, nhờ tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ dẫn đến tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế trên một đơn vị chi phí đầu vào. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ là biện pháp chiến lược hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

KẾT LUẬN

Phân tích tài chính nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh trong công ty nói riêng luôn là mối quan tâm đối với rất nhiều nhà quản trị của các công ty. Bởi lẽ sự thất bại của trong kinh doanh không những ảnh hưởng đến cá nhân, các tổ chức mà ảnh hưởng tới cả nền kinh tế.

Đề tài được chọn nghiên cứu để góp phần phân tích tình hình kinh doanh và xác định tiềm năng nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như đưa ra các chiến lược và giải pháp cho công ty.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn, luận văn đã khái quát hoá các cơ sở lý thuyết cơ bản về hiệu quả kinh doanh của công ty. Tổng kết những vấn đề tồn tại trong hoạt động kinh doanh của Công ty CP Du Lịch Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn và đề xuất một hệ thống giải pháp cũng như đưa ra các chiến lược đồng bộ nhằm xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cũng như các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty.

Các giải pháp và chiến lược được nêu ra trong luận văn đều dựa trên những căn cứ lý luận khoa học và cơ sở thực tiễn, do đó có tính khả thi và có thể có tác dụng tham khảo nghiên cứu ứng dụng vào thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty CP Du Lịch Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn.

Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu có giới hạn, vì vậy mức độ phân tích, đánh giá và các giải pháp, chiến lược đề xuất không tránh khỏi những hạn chế, đặc biệt bị giới hạn của tầm nhìn và vị thế của một công ty kinh doanh du lịch ở thị trường chưa thực sự lớn.

Tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô hướng dẫn và đồng nghiệp, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý của Công ty CP Du Lịch Hoàng Anh Đất Xanh Quy Nhơn và mong muốn nhận được góp ý, giúp đỡ của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các bạn đọc liên quan đến lĩnh vực này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Diễn đàn dân kinh tế.

[2] TS Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê .

[3] Nguyễn Thị Nhất Linh (2008), Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Tân Bảo Vũ, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Đà Nẵng.

[4] Trương Thị Bích Liên (2011), Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại chí nhánh phía Nam tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Đà Nẵng

[5] TS Nguyễn Hòa Nhân (2013), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính.

[6] Lê Duy Phúc (2008), Phân tích hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH thực phẩm rau sạch Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Đà Nẵng

[7] Tám chiêu tạo Marketing hiệu quả

Trang Web:

[8] http://tai-lieu.com/tai-lieu/giao-trinh-phan-tich-hoat-dong-kinh-doanh- 16299/

[9] http://www.dankinhte.vn/nhung-van-de-co-ban-ve-phan-tich-tai-chinh- doanh-nghiep/

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần du lịch hoàng anh đất xanh quy nhơn (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)