6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
a. Tỷ suất nợ trên tổng tài sản Bảng 2.3. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011(%) Chênh lệch 2013/2012(%) Gía trị % Gía trị % 1.Nợ phải trả 15.016 17.029 16.654 2.013 13,41 (374) (2,20) 2.Tổng tài sản 60.660 67.964 72.283 7.303 14,42 4.319 7,45 3.Vốn chủ sở hữu 45.644 50.934 55.628 5.289 11,59 4.694 9,22 4.Tỷ lệ nợ trên VCSH (1/3) 32,90 33,43 29,94 0,54 1,63 (3,5) (10,45) 5.Tỷ lệ nợ(1/2) 24,75 25,06 23,04 0,3 1,22 (2,02) (8,05)
Qua bảng trên ta nhìn thấy tỷ lệ nợ qua 3 năm không ổn định, năm 2011 tỷ lệ nợ là 24,75% thì đến năm 2012 nợ phải trả của công ty là 17.029 triệu đồng tương ứng là 25,06%, đến năm 2013 thì nợ phải trả là 16.654 triệu đồng tương ứng với 23,04% có cải thiện hơn so với năm 2012.
- Trong năm 2011 thì tỷ lệ nợ là 24,75%, nó chiếm một tỷ lệ trung bình trong nguồn vốn của công ty. Qua đó cho thấy, tài sản của công ty phần lớn được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu, mức độ phụ thuộc của công ty vào các chủ nợ không cao dẫn đến tính tự chủ của công ty được tăng lên và công ty cũng có thể tiếp cận thêm các khoản nợ vay hơn do các chủ nợ thường thích cho những công ty có tỷ suất nợ thấp và tình hình kinh doanh hiệu quả.
- Đến năm 2012 thì tỷ suất nợ là 25,06%, tăng hơn năm 2011 nhưng tăng không đáng kể, tính tự chủ của công ty vẫn ở mức trung bình và vốn sử dụng cho kinh doanh cũng ít phụ thuộc hơn vào bên ngoài. Trong năm 2012, tương ứng với việc tăng vốn chủ sở hữu thì nợ phải trả cũng tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu lớn hơn tốc độ tăng của nợ phải trả. Nợ phải trả tăng chủ yếu là do công ty tăng khoản vay và nợ ngắn hạn, do trong năm 2012 Chính Phủ đưa ra gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn nhằm khuyến khích sản xuất, kinh doanh nên công ty đã vay sử dụng để làm vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh dịch vụ đẩy mạnh kinh doanh, phục vụ cho việc kinh doanh và xây dựng cơ sở hạ tầng, điều này làm cho khoản vay và nợ ngắn hạn của công ty tăng mạnh.
- Cho đến năm 2013 thì tỷ lệ nợ phải trả của công ty tiếp tục giảm, tỷ lệ nợ phải trả trong năm 2013 là 23,04% tính tự chủ của công ty tăng lên so với năm 2012. Trong năm này nợ phải trả của công ty là 16.654 triệu đồng giảm hơn so với năm 2012, giảm 374 triệu đồng. Trong năm 2013, công ty đã giảm khoản vay và nợ ngắn hạn xuống do đó làm cho tỷ lệ nợ ngắn hạn giảm
hơn so với năm 2012 và tỷ lệ nợ dài hạn tăng lên, điều này ảnh hưởng tốt đến tính ổn định về tài trợ của công ty.
Qua phân tích ba năm cho thấy tỷ lệ nợ của công ty vào năm 2013 giảm so với 2012 cho thấy tính tự chủ về tài chính của công ty ngày càng tăng. Tuy nhiên, tương ứng với việc tăng tính tự chủ về tài chính thì làm giảm hiệu ứng của đòn bẩy tài chính trong việc nâng cao hiệu quả về tài chính của công ty, tác động ngược lại đến hiệu quả tài chính của công ty. Việc giảm tỷ lệ nợ trong năm 2013 đã làm cho công ty không tận dụng được hiệu ứng của đòn bẩy tài chính, qua đó cho thấy hiệu quả tài chính của công ty tăng chủ yếu do hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng lên.
b. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Từ bảng trên ta thấy tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng không ổn định , từ 32,90% trong năm 2011, tăng lên 33,43% trong năm 2012. Nguyên nhân do nợ phải trả tăng lên trong khi đó vốn chủ sở hữu cũng ngày càng tăng lên nên tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng lên. Đến năm 2013 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng giảm , từ 33,43% trong năm 2012, giảm xuống còn 29,94% trong năm 2013. Nguyên nhân do nợ phải trả giảm xuống trong khi đó vốn chủ sở hữu ngày càng tăng lên nên tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu giảm xuống. Công ty không tận dụng được hiệu ứng của đòn bẩy tài chính trong việc gia tăng hiệu quả tài chính.
2.2.2. Hiệu quả sử dụng lao động của công ty Bảng 2.4. Hiệu quả sử dụng lao động của công ty